Yêu cầu chất bổ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm vắc xin vô hoạt nhị giá ND IB phòng bệnh newcastle và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gia cầm (Trang 37 - 40)

D anh mục bảng

2.4.4. Yêu cầu chất bổ trợ

Chất bổ trợ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của vắc xin. Chất bổ trợ đảm bảo khả năng đáp ứng miễn dịch của gia cầm, cũng như đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn, kéo dài độ miễn dịch, thuận tiện trong thực tiễn sản xuất và sử dụng thực tế. Vắc xin vô hoạt hiện nay sử dụng 2 loại chất bổ trợ: keo phèn và nhũ dầu (dầu khoáng).

2.4.4.1. Chất bổ trợ keo phèn

Keo phèn là sản phẩm gel kết tủa dạng hydroxit của nhôm. Đây là hợp chất lưỡng tính, có khả năng hấp phụ, không độc hại, không gây kích ứng đối với cơ thể sống. Khi sử dụng trong vắc xin, hợp chất Aluminium hydroxit gel có tác dụng hấp phụ, tập trung các yếu tố kháng nguyên lên bề mặt. Khi được tiêm vào cơ thể, các yếu tố kháng nguyên được hấp phụ bởi keo phèn sẽ được giải phóng từ từ để tiếp xúc và kích thích với cơ các quan miễn dịch để tạo ra các đáp ứng miễn dịch cần thiết chống lại kháng nguyên. Nhờ có keo phèn, các yếu tố kháng nguyên sẽ không bị phá hủy và đào thải một cách nhanh chóng ra khỏi cơ thể do keo phèn là hợp chất khó hấp thu, tồn tại rất lâu dài tại vị trí tiêm. Do đó, thời gian sản sinh đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với các yếu tố kháng nguyên trong vắc xin keo phèn được kéo dài hơn các loại vắc xin không sử dụng chất bổ trợ (Lindblad, 2004).

Trong thú y, chất bổ trợ AlK(SO4)2.12H2O (gọi là keo phèn) được sử dụng trong sản xuất vắc xin vi khuẩn vô hoạt.

2.4.4.2. Chất bổ trợ nhũ dầu

Trong sản xuất vắc xin, nhũ dầu được sử dụng có thể là dầu khoáng (mineral oil), dầu thực vật hoặc các hợp chất hữu cơ tổng hợp kết hợp với chất hoạt động bề mặt đặc biệt để hỗ trợ việc hình thành các hạt vi thể nhũ dầu. Tùy thuộc vào bản chất của từng loại nhũ dầu sẽ hình thành lên các cơ chế tác dụng khác nhau đối với vắc xin.

- Dạng W/O (water in oil): Là dạng vắc xin nhũ dầu được ứng dụng hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. Trong các sản phẩm vắc xin W/O, các phần tử huyễn dịch chứa yếu tố kháng nguyên được bao bọc bởi các hạt vi nhũ. Khi tiêm vào cơ thể, dưới tác động của dịch mô bào các hạt vi nhũ sẽ tách ra từ từ để giải phóng yếu tố kháng nguyên để kháng nguyên tiếp xúc với hệ thống miễn dịch của cơ thể, kích thích sản sinh đáp ứng miễn dịch.

- Dạng O/W (oil in water): Là dạng nhũ dầu mà trong đó các phần tử huyễn dịch chứa yếu tố kháng nguyên liên kết, tập trung quanh phân tử dầu (Phân tử dầu ở vị trí trung tâm và bao quanh tập trung các yếu tố kháng nguyên).

- Dạng W/O/W: Là dạng liên kết kép (nhũ kép). Trong đó, các phân tử dầu tạo liên kết kép để bao bọc các yếu tố kháng nguyên, đồng thời tạo liên kết để giữ kháng nguyên bao quanh hạt vi nhũ.

Vắc xin vô hoạt nhũ dầu có tốc độ phóng thích kháng nguyên chậm nên thời gian sinh đáp ứng miễn dịch kéo dài hơn so vắc xin keo phèn. Tuy nhiên quy trình phối chế phức tạp, yêu cầu trang thiết bị phù hợp, chi phí sản xuất lớn dẫn đến giá thành vắc xin cao.

Trong nghiên cứu này, để sản xuất vắc xin vô hoạt có thành phần kháng nguyên là hai loại virus nên dầu khoáng Montanide được sử dụng làm chất bổ trợ để phối trộn vắc xin.

PHẦN 3. VẬT LIỆUVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm vắc xin vô hoạt nhị giá ND IB phòng bệnh newcastle và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gia cầm (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)