Nguồn: Cargillfeed (2019)
2.2.3. Cơ chế sinh bệnh
Virus DTLCP xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, do động vật chân đốt truyền hoặc gây bệnh thực nghiệm (tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm xoang bụng, tiêm tĩnh mạch,…). Thời gian nung bệnh khoảng 4 – 19 ngày thay đổi tùy theo đường xâm nhập và chủng virus.
Thường các tế bào đại thực bào và đơn nhân lớn của những hạch lympho gần nhất là điểm tấn công của virus sau khi xâm nhập. Ví dụ: nếu xâm nhập qua đường tiêu hóa, hạch bạch huyết đi đến và tiếp tục nhân lên ở các bộ phận trong cơ thể như hạch lympho, tủy xương, lách, phổi, gan, thận. Virus thường gây nhiễm trùng huyết sau khi xâm nhập 4 – 8 ngày và tồn tại hàng tuần hoặc hàng tháng.
Virus thường kết hợp với bề mặt hồng cầu và tiểu cầu gây hiện tượng hấp thụ
hồng cầu ở lợn bệnh.
Trong thể bệnh cấp tính, cơ chế xuất huyết là do sự hoạt hóa đại thực bào bởi sự nhân lên của virus trong giai đoạn cuối của bệnh. Trong thể á cấp tính, hiện
tượng xuất huyết chủ yếu là do tăng tính thấm thành mạch (Gomez – Villamandos & cs., 1995). Hiện tượng giảm bạch cầu trong máu trong thể cấp tính là do tế bào bị chết, chủ yếu ở các cơ quan sản sinh tế bào lympho. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiện nay chưa có bằng chứng cho thấy sự nhân lên của virus có liên quan đến tế
Thể á cấp tính trong bệnh DTLCP được đặc trưng bởi hiện tượng giảm tiểu cầu tức thời. Giai đoạn cuối của thể cấp tính và á cấp tính có thể quan sát thấy hiện tượng phù thũng ở các thùy phổi (là nguyên nhân chính gây chết lợn). Thường là hậu quả của sự hoạt hóa đại thực bào nội mạch ở phổi.
2.2.4. Triệu chứng
Bệnh DTLCP gây chết đột ngột ở lợn. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi | giới tính.
Bệnh có thể biểu hiện triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy thuộc vào độc lực của virus, sốlượng virus xâm nhập và đường xâm nhập. Bệnh xảy ra ở 4 thể: Thể quá cấp tính, thể cấp tính, thể á cấp tính và thể mạn tính.
a. Thể quá cấp tính
Lợn sốt cao 41- 42oC, chán ăn và không hoạt động.
Lợn chết đột ngột xảy ra trong vòng 1 – 3 ngày trước khi phát triển bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào. Tỷ lệ chết 90 -100%.
b. Thể cấp tính
Sau thời gian ủ bệnh 4 – 7 ngày lợn chuyển sang thể cấp tính.
Lợn sốt cao 40 – 42oC, kém ăn. Con vật mệt mỏi ủ rũ, tần số hô hấp tăng. Lợn chết sau 6 -9 ngày đối với các chủng có độc lực cao, 11 – 15 ngày đối với các chủng virus có độc lực vừa.
Con vật có các biểu hiện:
• Chảy nước mắt, nước mũi, miệng chảy nước bọt.
• Vùng trên tai, bụng, hai chân sau xuất huyết và xanh tím thành từng
đốm hoặc lan rộng ra.
• Đỏ da phần ngực, bụng, đáy chậu, đuôi và chân.
• Lợn táo bón hoặc tiêu chảy, trong phân có chứa các chất nhầy, máu. Khu vực xung quanh đuôi đính đầy phân và máu.
• Nôn mửa.
• Gây xảy thai ở lợn nái ở tất cả các thai kỳ.
Sự thay đổi màu sắc và xuất huyết trên da dễ dàng bị bỏ qua trong lợn rừng do da sẫm màu và lông dày.
c. Thể á cấp tính
Thể á cấp tính được gây ra bởi các chủng virus phân lập có độc lực vừa. Lợn thường chết trong vòng 7 -20 ngày, tỷ lệ chết từ 30 -70%. Những con sống sót có thể phục hồi sau 1 tháng.
Triệu chứng biểu hiện tương tự như thể cấp tính, nhưng rõ rệt hơn, chủ yếu là xuất huyết. Lợn sốt, con vật mệt mỏi ủ rũ, kém ăn. Các khớp bị sưng chứa nhiều dịch và fibrin khiến con vật đi lại khó khăn, đau đớn. Có thể xuất hiện hiện tượng viêm phổi, hô hấp khó khăn. Có hiện tượng giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu tức thời (OIE, 2019).
d. Thể mãn tính
Tỷ lệ tử vong thấp <30%.
Virus DTLCP gây bệnh ở thể mãn tính xảy ra ở các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ăng gô la.
Thể mãn tính bắt nguồn từ virus suy giảm tự nhiên. Dấu hiệu lâm sàng bắt đầu sau 14 – 21 ngày. Con vật nhiễm trùng, sốt nhẹ, sau đó là suy hô hấp thể nhẹ và sưng khớp từ trung bình đến nặng. Vùng da bị đỏ và hoại tử. Gây sảy thai ở con nái có chửa (OIE, 2019).
2.2.5. Bệnh tích
a. Bệnh tích đại thể
Bệnh tích của bệnh DTLCP thay đổi tùy thuộc vào độc lực của virus. Thể cấp tính và á cấp tính đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết lan tràn và các mô lympho thì bị phá hủy. Ngược lại, ở thể mạn tính bệnh tích thường không có hoặc rất ít.
Bệnh tích đại thể thường thấy ở lách, hạch lympho, thận và tim. Lách thường sẫm màu, sưng to, nhồi huyết và dễ nát, đôi khi có xuất huyết trên bề mặt. Hạch lympho bị xuất huyết, phù thũng, dễ nát, có màu đỏ sẫm do hiện tượng tụ huyết và xuất huyết phần vỏ hạch, mặt cắt có dạng vân đá hoa. Thận thường xuất huyết thành đám ở vùng vỏ cũng như ở bể thận. Xoang bao tim có tích dịch, xuất huyết nội tâm mạc và ngoại tâm mạc.
Một sốtrường hợp còn thấy tích dịch trong xoang bụng, xuất huyết và phù thũng ở đường tiêu hóa. Gan và túi mật bị xung huyết. Xuất huyết niêm mạc bóng đái. Màng phổi xuất huyết, phổi bị phù thũng. Ở não cũng thấy hiện tượng xung huyết.
Tại các nước vùng ngoài Châu Phi, thể bệnh phổ biến là á cấp tính cũng có bệnh tích giống như thể cấp tính nhưng nhẹ hợn. Đặc trưng là thận và hạch lympho bị xuất huyết thành từng đám. Phổi bị phù thũng và xung huyết, một số trường hợp bị viêm kẽ phổi.
Thể mạn tính đặc trưng bởi những biến đổi ở hệ hô hấp như: viêm màng phổi có tơ huyết, phổi viêm bã đậu. Ngoại tâm mạc viêm tơ huyết. Da bị hoại tử (OIE, 2019).
b. Bệnh tích vi thể
Thể cấp tính bệnh tích vi thể rõ nhất ở mạch máu và các cơ quan lympho, đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết, có các cục huyết khối nhỏ. Lách xuất huyết, cấu trúc vi thể của lách bị phá hủy do hiện tượng hoại tử đại thực bào. Cấu trúc các cơ quan lympho cũng bị phá hủy.
2.2.6. Phương pháp chẩn đoán
a. Chẩn đoán lâm sàng
Có thể chẩn đoán bệnh dựa vào các đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng điển hình, bệnh tích đại thể. Thường chủ yếu dựa vào các đặc điểm sau:
• Tại Châu Phi, triệu chứng thường gặp là lợn sốt cao (40 – 410C), giảm bạch cầu, xuất huyết ngoài da đặc biệt là da vùng hông và tai, tỷ lệ chết rất cao.
• Những vùng không thuộc Châu Phi, bệnh xảy ra ở thể cấp tính, đôi khi
còn thấy ở thể á cấp tính và mãn tính. Thể á cấp tính đặc trưng bởi hiện tượng giảm tiểu cầu và bạch cầu tức thời, xuất huyết ở nhiều cơ quan. Thể mãn tính đặc trưng
bởi các triệu chứng hô hấp, sảy thai ở những con nái có chửa, tỷ lệ chết thấp.
• Khi mổ khám thường thấy các bệnh tích điển hình: Lợn bị xuất huyết dưới da; tai xuất huyết có màu đỏ; lách sưng to; thận sưng, xuất huyết; lách xuất huyết.
b. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Có rất nhiều các phương pháp trong phòng thí nghiệm để chẩn đoán bệnh DTLCP mang lại hiệu quả chính xác cao như: Phương pháp miễn dịch huỳnh quang, phương pháp ngưng kết hồng cầu gián tiếp, kỹ thuật PCR, phương pháp Elisa, phương pháp Realtime PCR.
Mẫu được sử dụng để chẩn đoán bệnh gồm: Hạch lympho, lách, máu, huyết thanh là chủ yếu, các mẫu bệnh phẩm này hàm lượng virus cao.
c. Chẩn đoán phân biệt
Bệnh DTLCP được chẩn đoán phân biệt với các bệnh: Dịch tả lợn cổ điển (CSF), Tai xanh (PRRS), Giả dại, bệnh do Salmonella gây ra (Lê Văn Năm, 2018; Nguyễn Đăng Thọ, 2019)
2.2.7. Phòng bệnh
a. Vệ sinh phòng bệnh
Do bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh nên vấn đề vệ sinh phòng bệnh là khâu cần được chú trọng nhất để ngăn chặn dịch bệnh xảy ra. Việc nâng cao nhận thức, cùng với việc cung cấp hỗ trợ thông tin, kỹ thuật và đào tạo cho tất cả các bên liên quan như: bác sỹ thú y, kiểm lâm viên, người làm dịch vụ, người chăn nuôi, nông dân, công nhân,… là một cách tiếp cận xuyên suốt với tác động tích cực trực tiếp trong việc thực hiện tất cả các hoạt động phòng chống, kiểm soát dịch bệnh.
Đối với các nước chưa có dịch xảy ra, cần tăng cường công tác kiểm dịch, đặc biệt là quản lý rác thải ở sân bay, tuân thủ theo những quy tắc phòng bệnh được quy định bởi Tổ chức Thú y thế giới.
Trong bối cảnh chưa có vắc xin và thuốc chữa, việc thực hiện các giải pháp An toàn sinh học một cách tuyệt đối là “chìa khóa” duy nhất để bảo vệ đàn lợn của các trang trại và nông hộ. Dưới đây là những điều nên và không nên làm nhằm
ngăn ngừa và quản lý bệnh dịch.
Những điều nên làm:
• Tiêu độc khử trùng chuồng trại bằng các loại thuốc sát trùng.
• Lập hàng rào cơ học ngăn ngừa sự xâm nhập của người lạ, vật truyền bệnh: ve, động vật chân đốt,…
• Vệ sinh sát trùng toàn bộ các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trước khi ra vào nơi có dịch.
• Thay quần áo, giầy dép, tắm rửa, sát trùng trước và sau khi ra vào khu chăn nuôi.
• Tăng cường, nâng cao sức đề kháng cho lợn, chủng ngừa đầy đủ các loại vắc xin cần thiết. Thức ăn, nước uống trước khi cho con vật ăn phải đảm bảo an toàn sinh học, không nhiễm bệnh DTLCP.
• Báo cáo cho cơ quan thú y và chính quyền địa phương khi nghi ngờ lợn có các triệu chứng của bệnh để kịp thời chẩn đoán chính xác bệnh và giải pháp tốt nhất để xử lý nếu bệnh có xảy ra.
• Những nơi xảy ra dịch cần khoanh vùng và đặt biển khuyến cáo để thực hiện các công tác phòng chống dịch bệnh.
Những điều không nên làm:
• Không vận chuyển lợn bệnh và sản phẩm từ lợn mắc bệnh từ vùng có dịch đến các vùng khác.
• Không cho lợn ăn thức ăn thừa, thức ăn chưa qua nấu chín, thức ăn không rõ nguồn gốc, bị nhiễm DTLCP.
• Không được tự do ra vào trại, khu chăn nuôi, khu có dịch. • Không nhập lợn vào trại mà không nuôi cách ly.
• Không đi từ nơi bẩn đến nơi sạch trong trại, khu chăn nuôi để tránh lây nhiễm chéo.
• Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn mắc bệnh, lợn chết. Không vứt xác lợn ra ngoài môi trường: sông, ao, hồ, kênh, mương,…
• Không tự ý tiêu hủy lợn nếu như chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.