Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn được gây nhiễm

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH ĐỘC LỰC CỦA CHỦNG VIRUS DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI PHÂN LẬP ĐƯỢC TẠI TỈNH HƯNG YÊN TRÊN LỢN THÍ NGHIỆM (Trang 50 - 52)

L ời cam đoan

4.2.2.Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn được gây nhiễm

Trong quá trình gây bệnh thực nghiệm, chúng tôi tiến hành theo dõi, ghi chép những triệu chứng lâm sàng của lợn. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Triệu chứng lâm sàng của lợn thí nghiệm được gây nhiễm chủng virus VNUA - ASFV – 02HY

Stt Triệu chứng lâm sàng Số con biểu hiện Tỷ lệ (%)

1 Mệt mỏi 4/4 100

2 Bỏ ăn 4/4 100

3 Biểu hiện thần kinh ¾ 75

4 Nổi xuất huyết trên da ¾ 75

5 Khó thở, suy hô hấp ¾ 75

6 Hậu môn có xuất huyết 2/4 50

7 Chảy nước mũi 2/4 50

Kết quả bảng 4.6 cho thấy lợn thí nghiệm có biểu hiện triệu chứng lâm sàng đặc trưng như bỏ ăn, mệt mỏi, khó thở và xuất huyết ngoài da sau 5 - 6 ngày sau gây nhiễm, đây là triệu chứng điển hình thường gặp lợn mắc bệnh DTLCP ngoài thực địa. Lợn ở lô đối chứng khỏe mạnh bình thường.

Trong số 4 lợn thí nghiệm, lợn thí nghiệm số 3 có mức độ triệu chứng lâm sàng nặng nề nhất. Và lợn thí nghiệm số 3 chết sau 5 ngày gây nhiễm. Lợn thí nghiệm còn lại chết sau 7 và 8 ngày gây nhiễm.

Triệu chứng xuất huyết ngoài da ở vùng tai, hông hoặc toàn thân là triệu chứng điển hình của bệnh DTLCP. Ở thể cấp tính, cơ chế xuất huyết là do sự hoạt hóa đại thực bào bởi sự nhân lên của virus trong giai đoạn cuối của bệnh. Trong thể á cấp tính, hiện tượng xuất huyết chủ yếu là do tăng tính thấm thành mạch.

Lợn có triệu chứng hô hấp như ho, khó thở. Ở thể á cấp tính con vật viêm toàn bộ phổi gây nên các triệu chứng khó thở, ho có đờm, phổi có thể bội nhiễm vi khuẩn kế phát. Giai đoạn cuối của thể cấp tính và á cấp tính phổi có hiện tượng phù thũng ở các thùy (là nguyên nhân gây chết lợn), đây thường là hậu quả của sự hoạt hóa đại thực bào nội mạch ở phổi. Do đó, con vật có triệu chứng ho, khó thở khi mắc bệnh.

Ngoài ra, 02 lợn thí nghiệm số 1 và số 2 có chảy dịch mũi và lợn số 2 có gỉ mắt. Triệu chứng lâm sàng của 4 lợn thí nghiệm gây nhiễm chủng virus VNUA - ASFV – 02HY tương tự như trong mô tả triệu chứng lợn mắc bệnh DTLCP thể cấp tính tại thực địa (Lê Văn Năm, 2010).

Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới khi cho rằng: lợn mắc bệnh DTLCP ở thể cấp tính thường có triệu chứng sốt, phát ban đỏ và tím tái ở da. Chức năng của các cơ quan nội tạng, toàn bộ hệ tiêu hóa bị suy giảm, con vật nôn mửa và có thể xuất hiện con vật tiêu chảy ra máu. Con vật bỏ ăn, da tím tái, mất kiểm soát (thần kinh) trước khi chết 1-2 ngày (Sánchez & cs., 2015; Gallardo & cs., 2019). Lợn mắc bệnh ở thể á cấp tính: con vật sốt liên tục hoặc dao động kéo dài trong vòng 20 ngày, trong thời gian này một số lợn vẫn khỏe mạnh bình thường, tỷ lệ tử vong dao động từ 30-70% sau 20 ngày mắc bệnh (Sánchez & cs., 2015).

Phổi phù nề nặng, tăng tần số hô hấp là những đặc trưng quan sát thấy ở lợn mắc bệnh chủng độc lực cao. Lợn mắc bệnh thường chết sau khi sốt 1 tuần và khi chết có nhiều bọt xung quanh miệng, mũi. Ngoài ra, trên da lợn phần tai, đuôi, tứ

chi, ngực, bụng và quanh hậu môn còn có các nốt ban đỏ. Da phần tai, bụng, quanh hậu môn tím tái trước khi chết 1-2 ngày. Một số dấu hiệu lâm sàng khác như chảy dịch mũi, chảy máu mũi, nôn mửa, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, ban đầu lẫn các mảng niêm mạc ruột, về sau có lẫn máu (Melena) (Gomez- Villamandos & cs., 2013).

Hình 4.1. Một số triệu chứng lâm sàng của lợn thí nghiệm sau gây nhiễm

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH ĐỘC LỰC CỦA CHỦNG VIRUS DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI PHÂN LẬP ĐƯỢC TẠI TỈNH HƯNG YÊN TRÊN LỢN THÍ NGHIỆM (Trang 50 - 52)