L ời cam đoan
4.3. Kết quả kiểm tra virus huyết và bài thải virus chủng VNUA ASFV – 02HY
A. Lợn có biểu hiện mệt mỏi; B. Ngoài da xuất huyết; C. Chảy máu lỗ hậu môn; D. Tai xuất huyết
4.3. KẾT QUẢ KIỂM TRA VIRUS HUYẾT VÀ BÀI THẢI VIRUS CHỦNG VNUA - ASFV – 02HY VNUA - ASFV – 02HY
Nhằm kiểm tra tình trạng virus huyết của lợn thí nghiệm sau gây nhiễm chủng virus VNUA – ASFV – 02HY, thực hiện kỹ thuật Realtime PCR với mẫu máu lợn thí nghiệm, kết quả trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả giá trị Ct mẫu máu lợn thí nghiệm theo thời gian sau gây
nhiễm chủng virus VNUA - ASFV – 02HY
DPI Lô thí nghiệm Lô đối chứng
Lợn TN1 Lợn TN2 Lợn TN3 Lợn TN4 Lợn ĐC 1 Lợn ĐC 2
1 - - - -
2 33,25 32,16 33,05 34,13 - -
DPI Lô thí nghiệm Lô đối chứng Lợn TN1 Lợn TN2 Lợn TN3 Lợn TN4 Lợn ĐC 1 Lợn ĐC 2 4 19,45 20,44 20,06 22,68 - - 5 18,14 18,92 17,16 19,11 - - 6 17,84 17,89 * 16,83 - - 7 16,82 16,69 15,22 - - 8 16,19 15,73 * - - 9 * * - -
Ghi chú: (-): Âm tính, Ct<35: Dương tính DPI: Day post infection – ngày sau gây nhiễm
Kết quả bảng 4.7 cho thấy ngày thứ 2 sau gây nhiễm xuất hiện sự có mặt virus DTLCP trong máu 04/04 lợn thí nghiệm. Giá trị Ct giảm các ngày sau đó và đạt giá trị Ct từ 15 - 17 trước khi lợn thí nghiệm chết, chứng tỏ sau gây nhiễm lượng virus tăng lên trong máu lợn thí nghiệm.
Trong nghiên cứu này, có sự tương quan giữa thân nhiệt và khả năng nhân lên của virus DTLCP theo thời gian sau khi lợn thí nghiệm được gây nhiễm với chủng virus DTLCP. Lợn bắt đầu có biểu hiện sốt nhẹ (39,5 – 40,0oC) sau 2 ngày gây nhiễm, thân nhiệt đạt đỉnh điểm ở ngày thứ 6 và thứ 7 (41,8 – 42,5oC) sau gây nhiễm. Kết quả đánh giá lượng virus DTLCP bằng phương pháp Realtime PCR đối với mẫu máu cho thấy virus nhân lên từ ngày thứ 2 sau gây nhiễm và đạt mức cao từ ngày thứ 5 cho đến ngày thứ 7 sau gây nhiễm với giá trị Ct dao động từ 15,22 – 17,89. Như vậy, kết quả thí nghiệm cho thấy khi lợn có biểu hiện sốt ở ngưỡng cao nhất tương đồng với lượng virus cao được xác định trong mẫu máu lợn thí nghiệm. Điều này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, nên lấy mẫu máu khi lợn có biểu hiện sốt cao để chẩn đoán phát hiện lợn có bị nhiễm virus DTLCP hay không, vì lúc đó hàm lượng virus trong máu rất cao.
Kết quả này tương đồng với những ghi nhận tại thực địa tại Việt Nam cũng như những công bố trước đây về bệnh DTLCP trên thế giới. Những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng máu của lợn bị nhiễm bệnh DTLCP sau thời gian ngắn chứa hiệu giá virus rất cao: 105,3 đến 109,3 HAD50/ml (Mebus C.A. & cs., 1997). Do đó, nếu lợn cắn nhau, lợn bệnh bị thương, xuất huyết hay khi lợn bệnh được làm sinh thiết, máu chảy ra đều gây vấy nhiễm lượng virus rất lớn cho môi trường và làm lây lan bệnh trong đàn (Costard S., 2013).
Sau khi gây nhiễm, lấy mẫu swab phân, dịch nước bọt để kiểm tra sự có mặt của chủng virus VNUA – ASFV – 02HY bằng phản ứng Realtime - PCR để xác định sự bài thải của virus qua dịch tiết. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.
Kết quả bảng 4.8 cho thấy lợn thí nghiệm ngày thứ 5 sau gây nhiễm chủng virus VNUA – ASFV – 02HY bắt đầu có sự xuất hiện virus trong dịch tiết (Dịch nước bọt và swab phân) của lợn thí nghiệm. Sự bài thải virus qua dịch tiết của lợn mắc bệnh liên tục các ngày sau đó, đến khi lợn thí nghiệm chết. Trong khi đó, lợn đối chứng cho kết quả âm tính và hoàn toàn khỏe mạnh.
Bảng 4.8. Kết quảphương pháp Realtime PCR phát hiện virus VNUA - ASFV – 02HYvớimẫu swab phân và dịch nước bọt của lợn thí nghiệm theo thời gian sau gây nhiễm
Stt Lợn thí nghiệm
Giá trị Ct ở các thời điểm sau gây nhiễm
4 dpi 5 dpi 6 dpi 7 dpi 8 dpi 9 dpi
swab phân dịch nước bọt swab phân dịch nước bọt swab phân dịch nước bọt swab phân dịch nước bọt swab phân dịch nước bọt swab phân dịch nước bọt 1 TN1 - - 32,45 32,14 30,40 30,21 28,17 30,14 28,14 29,14 Chết 2 TN2 - - 30,44 31,92 29,72 32,77 30,92 30,86 26,12 25,08 Chết 3 TN3 - - 28,06 30,16 Chết 4 TN4 - - 32,68 32,11 31,83 30,22 28,01 25,61 Chết 5 ĐC1 - - - - 6 ĐC2 - - - -
Ghi chú: Giá trị N/A: Âm tính, Ct<35: Dương tính; Dpi: Day post infection – ngày sau gây nhiễm Chú thích: (-) thể hiện kết quả âm tính
Theo cơ chế sinh bệnh, virus DTLCP xâm nhập cơ thể lợn, nhân lên và bài thải virus ra ngoài môi trường, đây là nguồn virus lây lan khi trực tiếp và gián tiếp bằng tiếp xúc với các dịch tiết và các chất tiết từ lợn bệnh. Truyền lây qua đường khí dung không quan trọng trong truyền lây bệnh DTLCP (Costard S., 2013). Phân lợnlà nguồn lây nhiễm virus DTLCP chính thứ hai sau máu. Virus tồn tại và có khả năng lây nhiễm trong phân lợn bệnh. Các vật dụng, trang thiết bị dính phân lợn bệnh sẽ mang virus và được lây truyền bởi nhân viên chăm sóc lợn khi đi từ chuồng này qua chuồng khác, hoặc các nhân viên công ty, phương tiện vận chuyển tải virus từ trại này qua trại khác; nơi này qua nơi khác,...
Từ kết quả nghiên cứu này, để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus qua phân, dịch tiết của lợn bệnh, các trại phải yêu cầu nhân viên trại thực hiện tốt biện pháp an toàn sinh học tối thiểu trong vệ sinh chuồng, chăm sóc lợn trong trại. Nếu có thể, trại nên tăng cường các chậu thuốc sát trùng ở từng ô chuồng, thực hiện sát trùng ủng ở từng ô chuồng, hoặc trang bị ủng cho từng ô chuồng,... nhân viên phải sát trùng ủng hoặc thay ủng mỗi khi đi vào ô chuồng mới; có thể đeo găng tay y tế khi chăm sóc lợn và thay găng tay mỗi khi vào chuồng mới.
Kết quả ở lô thí nghiệm, sau ngày gây nhiễm thứ 5 có 01/04 lợn chết; ngày thứ 7 và ngày thứ 8 sau khi gây nhiễm 3/3 lợn gây nhiễm chủng đã chết. Lợn chết được tiến hành mổ khám và bệnh phẩm để chẩn đoán cho kết quả dương tính với virus DTLCP và âm tính với các virus Tai xanh (PRRSV), virus Dịch tả lợn cổ điển (CSFV), virus Circo (PCV2). Điều này cho thấy lợn thí nghiệm chết do virus DTLCP (Bảng 4.9). Trong khi đó, ở lô đối chứng lợn khỏe mạnh đến hết thời gian theo dõi 21 ngày của đợt thí nghiệm.
Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra sự đồng nhiễm các virus khác của lợn thí nghiệm chết Bệnh Lợn Dịch tả lợn Châu Phi CSFV PRRSV PCV2 TN1 + - - - TN2 + - - - TN3 + - - - TN4 + - - -