Bệnh tích vi thể chủ yếu của lợn thí nghiệm được gây nhiễm chủng virus

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH ĐỘC LỰC CỦA CHỦNG VIRUS DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI PHÂN LẬP ĐƯỢC TẠI TỈNH HƯNG YÊN TRÊN LỢN THÍ NGHIỆM (Trang 61)

L ời cam đoan

4.4.2.Bệnh tích vi thể chủ yếu của lợn thí nghiệm được gây nhiễm chủng virus

VNUA – ASFV – 02HY

Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm tại các cơ quan: phổi, lách, gan, hạch lympho, ruột... của lợn thí nghiệm, mẫu ngâm trong formol và làm tiêu bản vi thể nhằm xác định các bệnh tích ở mức độ tế bào.

Sau khi đúc mẫu bệnh phẩm thu được các block, mỗi block cắt 3 tiêu bản để nhuộm HE, chọn 2 tiêu bản đẹp nhất tương ứng với từng block và đem soi kính, quan sát bệnh tích vi thể. Kết quả cho thấy bệnh tích chủ yếu của lợn thí nghiệm gây nhiễm chủng virus VNUA – ASFV – 02HY được trình bày ở các bảng 4.10.

Bảng 4.10 cho thấy, bệnh tích vi thể chủ yếu của 04 lợn thí nghiệm được gây nhiễm chủng virus VNUA – ASFV – 02HY là xuất huyết tràn lan ở các cơ quan nội tạng, virus tác động chủ yếu vào các mô lympho, phổi, thận, gan và não. Đặc trưng bệnh lý của mô lympho là hiện tượng teo các nang lympho, gặp ở hạch lympho, hạch amidan và lách. Cụ thể bệnh tích vi thể tại các tổ chức:

Lách: Biến đối bệnh lý ở lách chủ yếu là hiện tượng xuất huyết, hồng cầu lan

tràn trong nhu mô lách, tụ lại thành đám, hồng cầu ứ lại trong tĩnh mạch và trong tủy trắng; tế bào bị thoái hóa xen kẽ các tế bào lành. Hiện tượng teo các nang lympho gặp ở tiêu bản vi thể của 4 lợn thí nghiệm. Đánh giá tổn thương vi thể ở lách ở 4 lợn thí nghiệm ở mức độ tổn thương nặng (hình 4.5 và hình 4.7).

Hạch lympho: Hạch là cơ quan tiếp theo có mức độ tổn thương vi thể nặng, hạch cả 4 lợn thí nghiệm đều có biểu hiện các nang lympho bị teo nhỏ, xen lẫn là sự xuất hiện của rất nhiều tế bào hồng cầu, đặc biệt ở hạch phổi và hạch màng treo ruột, hạch dạ dày có nhiều nhất, giống như các biểu hiện ở bệnh tích đại thể (hình 4.5 và hình 4.7).

Ruột: Quan sát thấy các tế bào hồng cầu ở các tiêu bản vi thể ruột, ở các mô

liên kết hồng cầu cũng xuất hiện tràn lan (hình 4.6). Mức độ tổn thương vi thể của ruột của 4 lợn thí nghiệm được đánh giá từ nhẹ đến trung bình.

Phổi: Cllác tiêu bản vi thể lợn gây nhiễm có chứa nhiều hồng cầu trong lòng

tăng sinh ở tổ chức kẽ phổi. Ở phế quản: Biểu mô bong tróc, tổn thương chứa đầy dịch rỉ viêm (hình 4.7)

Thận: Bệnh tích vi thể ở thận lợn gây nhiễm virus thấy có hiện tượng xuất

huyết, chứa nhiều hồng cầu tại vùng vỏ thận và các ống thận, cầu thận (hình 4.5)

Gan: Có hiện tượng xuất huyết lan tràn, hoại tử nhu mô (hình 4.6) Não: Có hiện tượng xuất huyết (Hình 4.6)

Tim: Ở cơ tim, bệnh tích như xuất huyết và sung huyết.

Qua kết quả biến đổi bệnh tích vi thể của lợn được gây nhiễm thực nghiệm chủng virus VNUA – ASFV – 02HY kết hợp với việc so sánh bệnh tích vi thể được gây ra bởi các chủng virus cường độc trong các nghiên cứu khác (Zhao D., 2019), chúng tôi thấy rằng chủng virus VNUA – ASFV – 02HY có khả năng gây bệnh tích vi thể tương tự các chủng virus DTLCP có độc lực cao trên thực địa.

Bảng 4.10. Bệnh tích vi thể của lợn thí nghiệm Cơ quan Lợn thí nghiệm Bệnh tích các cơ quan Lô thí nghiệm (n=4) Lô đối chứng (n=2) Lợn 1 Lợn 2 Lợn 3 Lợn 4 ĐC1 ĐC2 Hạch

Lympho Xuất huyết; hoại tử; teo các nang Lympho + +++ +++ ++ - -

Phổi Xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm, chứa dịch phù - + ++ + - -

Ruột Xuất huyết, ++ ++ + ++ - -

Thận Xuất huyết + ++ +++ ++ - -

Lách Xuất huyết, teo nang Lympho +++ +++ +++ ++ - -

Gan Xuất huyết, hoại tử nhu mô + ++ + ++ - -

Não Xuất huyết - + ++ + - -

Tim Xuất huyết + + + -

Ghi chú: +++ Tổn thương nặng, ++: Tổn thương mức trung bình,+: Tổn thương nhẹ, -: Không có tổn thương

Hình 4.5. Bệnh tíchvi thể của lợn gây nhiễm chủng virus VNUA – ASFV – 02HY

a, hình ảnhxuất huyết, teo nang lympho ở hạch lympho (HE10X); b,c, lần lượt là hình ảnhxuất huyết ở thận, lách (HE10X); d,e,f lần lượt là hình ảnh xuất huyết ở hạch lympho, thận, lách (HE40X)

Hình 4.6. Bệnh tíchvi thể của lợn gây nhiễm chủng virus VNUA – ASFV – 02HY (tiếp)

Hình 4.7. Bệnh tíchvi thể của lợn gây nhiễm chủng virus VNUA – ASFV – 02HY (tiếp)

a,b, lần lượt là hình ảnh teo nang lympho ở hạch amidan và lách (HE10X); c, xuất huyết, dịch phù ở trong lòng phế nang (HE10X); d, xuất huyết, dịch phùởtrong lòng phế nang (HE40X) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Chủng virus VNUA – ASFV – 02HY có khả năng gây bệnh cho 4/4 lợn thí nghiệm. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt cao (41,0 đến 42,50C), ủ rũ, mệt mỏi, suy hô hấp và xuất huyết ngoài da, là triệu chứng điển hình của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

2. Sau ngày thứ 2 gây nhiễm bắt đầu có sự xuất hiện virus trong máu ở cả 4 lợn thí nghiệm và virus nhân lên mạnh trong máu từ ngày 3-6 sau gây nhiễm. Có mối tương quan giữa triệu chứng sốt cao và khả năng nhân lên của chủng virus VNUA – ASFV – 02HY ở lợn được gây nhiễm.

3. Sau 5 ngày gây nhiễm đã phát hiện được chủng virus VNUA – ASFV – 02HY trong dịch tiết của lợn thí nghiệm, sự bài thải liên tục đến khi lợn thí nghiệm chết.

4. Bệnh tích đại thể chủ yếu của lợn thí nghiệm gây nhiễm chủng virus VNUA – ASF – 02HY chủ yếu là xuất huyết ở các cơ quan nội tạnggồmcác hạch lympho, lách, thận, dạ dày, ruột, phổi, não và tích dịch ở các xoang cơ thể.

5. Bệnh tích vi thể chủ yếu của lợn gây nhiễm chủng virus VNUA – ASFV – 02HY: Xuất huyết, hồng cầu tràn lan ở các cơ quan nội tạng, hiện tượng teo các nang lympho của lách và hạch, hoại tử nhu mô gan và nang lympho của hạch.

Dựa vào các kết quả triệu chứng lâm sàng, biến đổi đại thể và vi thể của lợn thí nghiệm cho thấy chủng virus VNUA – ASFV – 02HY có độc lực cao, có khả năng gây bệnh trên bản động vật với các biểu hiện triệu chứng lâm sàng, bệnh tích thể cấp tính giống với các chủng virus DTLCP gây bệnh tại thực địa.

5.2. KIẾN NGHỊ

Tiếp tục nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh học phân tử và tính kháng nguyên của các chủng virus VNUA – ASFV – 02HY để lựa chọn ra chủng có khả năng sản xuất vắc xin phòng bệnh và chế phẩm sinh học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Costard S., Mur L., Lubroth J., Sanchez-Vizcaino J.M. & Pfeiffer D.U. (2013). Epidemiology of African swine fever virus. Virus Research Vol 173 (1). pp. 191–197. Chi Cục Thú Y Vùng VI (2017). Quy trình phát hiện virus Dich tả lợn Châu Phi bằng kỹ

thuật realtime PCR ban hành.

Dixon L.K., Chapman D.A.G., Netherton C.L. & Upton C. (2013). “African swine fever virus replication and genomics”. Virus Research. Vol 173 (1): 3–14.

Fauquet C., Fauquet M. & Mayo M.A. (2005). Virus Taxonomy: VIII Report of the International Committee on Taxonomy of Viruses. Academic Press.

Gallardo C., Soler A., Rodze I., Nieto R., Cano-Gómez C., Fernandez-Pinero J. & Arias M. (2019). Attenuated and non-haemadsorbing (non-HAD) genotype II African swine fever virus (ASFV) isolated in Europe, Latvia 2017. Transbound. Emerg. Dis. doi: 10.1111/tbed.13132.

Gomez-Villamandos J. C., Hervas J., Moreno C., Carrasco L., Bautista M. J., Caballero J. M., Wilkinson P. J. & M. A. Sierra (1997). Subcellular changes in the tonsils of pigs infected with acute African swine fever virus. Vet. Res. 28:179–189.

Gomez-Villamandos J.C., Bautista M.J., Sanchez-Cordon P.J. & Carrasco L. (2013). Pathology of African swine fever: the role of monocyte–macrophage. Virus Research. 17:140-149.

Greig A. & Plowright W. (1970). The excretion of two virulent strains of African swine fever virus by domestic pigs. J. Hyg. 68. 673–682.

Hoàng Toàn Thắng (2006), Giáo trình sinh lý học vật nuôi, Đại học Thái Nguyên, NXB

Nông Nghiệp, Hà Nội.

Huyền Trang (2019). Các đường lây nhiễm bệnh DTLCP và cách phòng ngừa hiệu quả.Tạp chí chăn nuôi (5). tr. 31-32.

Le VP, Jeong DG, Yoon SW, Kwon HM, Trinh TBN & Nguyen TL (2019). Outbreak of African swine fever, Vietnam, 2019. Emerging infectious disease.

Lê Văn Năm(2018). Bệnh lợn ở Việt Nam và các biện pháp phòng trị hiệuquả. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 18-26

Lê Văn Năm(2018). Chẩn đoán phân biệt Dịch tả lợn cổ điển (CSF) và Dịch tả lợn châu Phi (CSF). Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (23): 42-49.

Mebus, C.A., Dardiri, A.H., (1979). Additional characteristics of disease caused by the African swine fever viruses isolated from Brazil and the Dominican Republic. U. Anim. Health Assoc. 83: 227–239.

Montgomery R. E. (1921). On a form of swine fever occurring in British East Africa. J. Comp. Pathol. 34: 59–191.

Nguyễn Bá Hiên & Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2011). Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Đăng Thọ (2019). Các phương pháp chẩn đoán Dịch tả lợn Châu Phi. Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y. (3): 71 – 83.

O’Donnell V., Risatti G.R., Holinka L.G., Krug P.W., Carlson J., Velazquez-Salinas L., Azzinaro P.A., Gladue D.P. & Borca M.V. (2017). Simultaneous deletion of the 9GL and UK Genes from the African swine fever virus Georgia 2007 isolate offers increased safety and protection against homologous challenge. J. Virology. 91: 1760–1816. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Penrith M. L., Thomson G. R., Bastos A. D. S., (2004). African swine fever. In Infectious diseases of livestock. 2 : 1088–1119.

Plowright W., Thomson G. R., Neser J. A.,(1994). African swine fever. In Infectious diseases of livestock, with special reference to southern Africa. 1: 567–599.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh động vật – yêu cầu chung lấy mẫu bệnh phẩm, bảo

quản và vận chuyển. QCVN 01 - 83: 2011/BNNPTNT

Reis A.L., Abrams C.C., Goatley L.C., Netherton C., Chapman D.G., Sanchez-Cordon P. & Dixon L.K. (2016). Deletion of African swine fever virus interferon inhibitors from the genome of a virulent isolate reduces virulence in domestic pigs and induces a protective response. Vaccine. 34: 4698-4705.

Rowlands R. J., Michaud V., Hutchings L. G., Oura C., Vosloo W., Dwarka R., Onashvili T., Albina E. & Dixon L. K. (2008). African Swine Fever Virus Isolate, Georgia, 2007. Emerg Infect Dis. 14(12): 1870–1874.

Salas M.L. & Andrés G. (2013). African swine fever virus morphogenesis. Virus Res. 173(1): 29-41.

Sánchez-Cordón P.J., Jabbar T., Berrezaie M., Chapman D., Reis A., Sastre P., Rueda P., Goatley L. & Dixon L.K. (2017). Evaluation of protection induced by immunisation of domestic pigs with deletion mutant African swine fever virus BeninDMGF by different doses and routes. Vaccine. 36(5): 707-715.

Sánchez-Vizcaíno J.M., Mur L., Gomez - Villamandos J.C. & Carrasco L. (2015). An update on the epidemiology and pathology of African swine fever. J Comp Pathol. 152(1): 9-21.

Schloer G.M. (1985). Polypeptides and structure of African swine fever virus.Virus Res. 3(4): 295-310.

Solenne C., Barbara W., de Glanville W., Ferran J., Rebecca R., Wilna V., Frabcois R., Drik U. P. & Linda K. D. (2009). Review African swine fever: how can global spread be prevent?, Phil. Trans. R. Soc. 364: 2683 – 2699.

Stone S.S. and Hess (1973). Effects of Some Disinfectants on African Swine Fever Virus, Appl Microbiol. 1973 Jan. 25(1): 115–122.

Tignon M., Gallardo C., Iscari C., Hutet E., Van der Y., Kolvasov D., De mia G.M., Le Potier M.F., Bishop R.P., Arias M. & Koenen F. (2011). Development and inter- laboratory validation study of an improved new real-time PCR assay with internal control for detection and laboratory diagnosis of African swine fever virus. J. Virol. Methods. 178: 161–167.

Vallée I.,Stephen W. G. Tait & Penelope P. Powell. (2001). African Swine Fever Virus Infection of Porcine Aortic Endothelial Cells Leads to Inhibition of Inflammatory Responses, Activation of the Thrombotic State, and Apoptosis. J Virol. 75(21): 10372–10382.

Wilkinson P.J., Wardley R.C. & Williams S.M. (1981). African swine fever virus (Malta/78) in pigs. J. Comp. Pathol. 91 (2): 277–284.

World Organisation for Animal Health (2008). Manual of Diagnostic Tests and Vaccines for Terrestrial Animals. OIE, Paris.

World Organisation for Animal Health (2019). Manual of Diagnostic Tests and Vaccines for Terrestrial Animals. OIE, Paris.

Ze C., Xiaofeng X., Xiaojun Y., Weihao D., Xiufeng J., Haishuo J., Guangyuan L., Jianxun L., Hong Y. & Gao S. (2019). DNA segment of African Swine Fever Virus first detected in hard ticks from sheep and bovine. Systematic & Applied Acarology. 24(1): 180–184.

Zhao D., Liu R., Zhang X., Li F., Wang J., Zhang J., Liu X., Wang L., Zhang J., Wu X., Guan Y., Chen W., Wang X., He X. & Bu Z. (2019). Replication and virulence in pigs of the first African swine fever virus isolated in China. Emerging Microbes & Infections. 8: 438-477.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH ĐỘC LỰC CỦA CHỦNG VIRUS DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI PHÂN LẬP ĐƯỢC TẠI TỈNH HƯNG YÊN TRÊN LỢN THÍ NGHIỆM (Trang 61)