Thi gian để hon th nh: Mục tiêu phải có thời gian hoàn thành cụ thể Nếu là mục tiêu lâu dài, cần chia mục tiêu thành nhiều mục tiêu nhỏ và xác định

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA VIỆC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC (Trang 31 - 35)

Nếu là mục tiêu lâu dài, cần chia mục tiêu thành nhiều mục tiêu nhỏ và xác định thời gian hoàn thành đối với từng mục tiêu.

GV cần tư vấn, giúp đỡ học sinh xác định được kế hoạch học tập ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mình. Hơn nữa, các kế hoạch phải được tạo lập theo từng phần trong môn học, theo từng thời điểm, giai đoạn học tập cụ thể. Trong việc lập kế hoạch phải chọn đúng vấn đề trọng tâm, cốt lõi, quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó. Nếu việc học dàn trải thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khi đã xác định được các vấn đề trọng tâm, phải sắp xếp các phần việc trong kế hoạch chung một cách hợp lí, logic cả về nội dung lẫn thời gian, đặc biệt cần tập trung hoàn thành dứt điểm từng phần, từng

hạng mục theo thứ tự được thể hiện chi tiết trong kế hoạch. Điều đó sẽ giúp cho quá trình tiến hành việc học được thuận lợi.

2.2.1.3. Bƣớc 3: Thực hiện kế hoạch học tập để chiếm lĩnh kiến thức

Đây là bước quyết định và chiếm nhiều thời gian, công sức nhất. Khối lượng kiến thức và các kĩ năng được hình thành nhanh hay chậm, nắm bắt vấn đề rộng hay hẹp, có chắc chắn không,...tùy thuộc vào chính bản thân người học trong bước mang tính đột phá này.

Tự học rõ ràng là vấn đề không hề đơn giản. Muốn việc học tập có kết quả thì nhất thiết HS phải chủ động, tự giác tự học bất cứ lúc nào có thể bằng chính nội lực, vì nội lực chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển. Ngoài ra, hoạt động tự học còn rất cần tới vai trò của giáo viên hay người trợ giúp chính là ngoại lực trong việc giúp học sinh có được một hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ,... cùng với phương pháp tự học cụ thể, khoa học, nhờ vào kinh nghiệm của người thầy. Nhờ đó, hoạt động tự học của học sinh ngày càng có chiều sâu, không chỉ đáp ứng được việc học tập thông thường trên lớp mà còn hướng các em đến việc ôn thi đại học, tập dượt nghiên cứu khoa học.

Ví dụ: Tôi đã chia 42 em học sinh lớp 12D1 ra làm 7 nhóm để thực hiện 7 chuyên đề ôn thi Đại học thông qua việc tự học, được thực hiện thông qua hồ sơ sau:

+ Bảng phân công nhiệm vụ cho thành viên của nhóm

TT Họ và tên Vai trò Nhiệm vụ

1 Trưởng nhóm

( là học sinh giỏi Toán)

Quản lý, phụ trách chung cả về nội dung chuyên đề, cách bố trí các mục, trình chiếu, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổng hợp ý kiến,...

2 Thành viên Triển khai phần nội dung được

phân công của chuyên đề, đọc phản biện phần nội dung của bạn khác

3 Thành viên Triển khai phần nội dung được

phân công của chuyên đề, đọc phản biện phần nội dung của bạn khác

4 Thành viên Triển khai phần nội dung được

phân công của chuyên đề, đọc phản biện phần nội dung của bạn

khác

5 Thành viên Triển khai phần nội dung được

phân công của chuyên đề, đọc phản biện phần nội dung của bạn khác

6 Thư kí Phô tô hồ sơ, tài liệu học tập, ghi

chép, lưu trữ hồ sơ học tập của nhóm,...

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Tên chuyên đề cần thực hiện

... ...

Kế hoạch triển khai

TT Hoạt động Sản phẩm Tiêu chí đánh giá cơ bản

Thời gian Người phụ trách

Mức độ kế hoạch triển khai theo thời điểm

TT Hoạt động Sản phẩm Tiêu chí đánh giá cơ bản

Thời gian Người phụ trách

2.1.1.4. Bƣớc 4: Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả là khâu rất quan trọng trong bất cứ hoạt động nào, vì nó giúp cho người học kịp thời phát hiện ưu điểm hay thiếu sót, hạn chế và điều chỉnh các hoạt động phù hợp với mục đích đề ra. Trong tự học thì tự kiểm tra, đánh giá có một ý nghĩa quan trọng, nhằm đảm bảo kết quả, chất lượng của tự học.

Hoạt động tự kiểm tra đánh giá có thể được tiến hành theo trình tự sau:

+ So sánh đối chiếu kết luận của giáo viên hay người hướng dẫn và ý kiến của các bạn với sản phẩm ban đầu của mình để biết được kiến thức mình tự học là đúng hay sai, đủ hay thiếu, hay hay dở,...

+ Tổng hợp, bổ sung lí lẽ, chốt lại vấn đề

+ Sửa chữa những chỗ sai sót, hoàn thiện sản phẩm

+ Rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lý tình huống cũng như cách giải quyết vấn đề.

2.2.2. Hƣớng dẫn học sinh tập dƣợt nghiên cứu các chuyên đề ôn thi tốt nghiệp thông qua tự học theo nhóm nghiệp thông qua tự học theo nhóm

Đây là công việc rất quan trọng được thực hiện trong các tiết ôn tập cuối năm, là cơ sở để đánh giá sản phẩm, năng lực hợp tác trong quá trình tự học theo nhóm. Căn cứ vào ma trận đề thi tốt nghiệp sau:

Trên cơ sở đó, tôi đã dựa vào đặc điểm tình hình các lớp tôi dạy để chia 42 học sinh thành 7 nhóm tương ứng với 7 chuyên đề quan trọng ở lớp 12, mỗi nhóm gồm 6 học sinh, ch ng hạn ở lớp 12D1:

TT Tên chuyên đề Danh sách thành viên tham gia

1 Đạo hàm và ứng dụng Phương Anh, Hảo, Ngọc Linh, Minh Lý, Hà Phương (nhóm 1)

2 Lũy thừa, mũ, lôgarit Quỳnh Anh, Hiền, Phan Linh, Thanh Mai, Quỳnh, Đặng Thương (nhóm 2) Quỳnh, Đặng Thương (nhóm 2)

3 Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng ứng dụng

Nguyễn Dung, Hoài, Trần Linh, Nguyên, Thanh Tâm, Thu Thương (nhóm 3)

4 Số phức Thái Dung, Huệ, Lĩnh, Nhung, Đặng Tâm, Đinh Trang (nhóm 4) Đinh Trang (nhóm 4)

5 Khối đa diện Duyên, Khánh, Loan, Oanh, Thảo, Tuyết (nhóm 5) (nhóm 5)

6 Khối tròn xoay Đính, Kiều, Lương, Đặng Phương, Thân, Viên (nhóm 6) Viên (nhóm 6)

7 Phương pháp tọa độ trong không gian không gian

Hậu, Liên, Ly, Hà Phương, Thu, Xuân (nhóm 7)

Tôi chọn các học sinh học tốt môn Toán, có năng lực quản lý, điều hành nhóm làm trưởng nhóm ( đã được in đậm, gạch chân). Sau khi chia nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể, tôi hướng dẫn học sinh tự học thông qua các hoạt động sau:.

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA VIỆC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)