phầm cần đạt, sau đó các nhóm họp lại, nhóm trưởng phân công cụ thể công việc cho từng thành viên. Tiếp đến, các em nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, tổng hợp kiến thức, đặc biệt chú trọng đến hệ thống bài tập trắc nghiệm tương ứng với từng chuyên đề thường gặp trong các đề thi, làm thành file lưu trữ. Sau đó, các nhóm tự làm việc với nhau, báo cáo, phản biện nội bộ dưới sự điều hành của nhóm trưởng. Cuối cùng là buổi báo cáo trên lớp, giáo viên điều hành cùng cả lớp góp ý, hỗ trợ các nhóm bổ sung, hoàn thiện chuyên đề, lưu thành tệp, làm tài liệu tham khảo cho cả lớp ôn thi tốt nghiệp, đại học.
Một số hình ảnh về các tiết báo cáo của học sinh
2.3. Biện pháp 3: Hƣớng dẫn học sinh tự học bằng một số kỹ thuật dạy học tích cực tích cực
2.3.1.Hƣớng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tƣ duy trong tự học
Sơ đồ tư duy – Mind map (SĐTD) còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng SĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập SĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. . Có thể nói, SĐTD là con đường dẫn học sinh đến với phương pháp “học cách học”.