Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giảng dạy môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 78 - 82)

các trường trung học phổ thông huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

2.6.1. Ưu điểm

Đội ngũ GV dạy môn Toán của các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đều đạt chuẩn, trong đó có 14,29% trên chuẩn. Hầu hết GV đều có nhận thức rất cao về các nội dung hoạt động giảng dạy.

Đa số GV dạy Toán nhận thức đúng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, tầm quan trọng của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong việc góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. GV vững về chuyên môn, soạn giảng giáo án đáp ứng được chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán; thực hiện tương đối tốt phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giảng dạy môn Toán ở trường trung học phổ thông; có ý thức thực hiện tương đối tốt quy chế chuyên môn như dạy đúng đủ nội dung, chương trình; thực hiện kiểm tra đánh giá HS một cách nghiêm túc.

chuẩn, trong đó 90% CBQL đã được bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD. Hầu hết CBQL đều có nhận thức rất cao về các nội dung quản lí hoạt động giảng dạy.

Đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện tốt việc quản lí kế hoạch, chương trình giảng dạy môn Toán; nắm vững tình hình đội ngũ giáo viên, phân công giảng dạy hợp lý; hướng dẫn các rõ các quy định, yêu cầu về lập kế hoạch bài dạy môn Toán, quy định cụ thể mẫu và chất lượng đối với kế hoạch bài dạy; chú trọng quản lý hoạt động dạy học môn Toán; động viên họ yên tâm công tác, tự giác học tập nâng cao trình độ về mọi mặt; hoạt động quản lý thực hiện chương trình đã được quan tâm.

Môi trường sư phạm lành mạnh, tích cực; có sự đoàn kết thống nhất trong tập thể sư phạm; điều kiện CSVC tương đối đầy đủ, cơ bản đáp ứng nhu cầu giảng dạy của GV; yếu tố xã hội không bất lợi.

2.6.2. Hạn chế

Một số GV nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, phong cách lao động khoa học, biết hợp tác lao động, có ý chí và thói quen tự học thường xuyên.

Việc bồi dưỡng nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho giáo viên chưa thật sự hiệu quả, chủ yếu là triển khai các văn bản chỉ đạo, chưa tổ chức bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm để GV nắm rõ hơn nội dung này; một số GV chưa thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS; chưa dành nhiều thời gian trên lớp cho HS luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập môn Toán; chưa rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu; việc tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm dạy học chỉ đạt ở mức khá và còn mang tính hình thức, thiếu chiều sâu, chưa được phổ biến trong GV môn Toán.

Chưa thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS phù hợp với kế hoạch dạy học môn Toán, theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của HS.

Chưa thực hiện tốt một số nội dung quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn. Kết quả chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của tổ, thực hiện nội dung theo dõi, giám sát, kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn chưa tốt; tổ chức thảo luận, trao đổi

tổ, nhóm chuyên môn về soạn giảng bài dạy mẫu, bài dạy khó, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học chưa thật sự hiệu quả và thường xuyên.

Chưa quản lí tốt hoạt động dự giờ, việc dự giờ thường mang tính hình thức, giáo viên dự không nghiên cứu trước bài dạy, sau dự giờ không phân tích bài dạy, chưa nhận xét, đóng góp ý kiến cho đồng nghiệm để có tiết dạy tốt hơn.

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Về phía nhà trường: Chưa quán triệt đầy đủ cho GV về tầm quan trọng của việc đổi mới giảng dạy theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS; chưa tổ chức tốt việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV; chưa thực hiện tốt việc lập kế hoạch và chỉ đạo một số nội dung trong quản lý, công tác kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên

Về phía GV: một số GV chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới giảng dạy theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS; không ít GV chưa có PPDH phù hợp với các đối tượng học sinh có trình độ khác nhau, chưa thực sự quan tâm đến tất cả học sinh trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; một số GV còn hạn chế về năng lực.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Quản lí hoạt động Giảng dạy môn Toán là một khâu quan trọng hoạt động quản lí ở các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Đảm bảo các yêu cầu về quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Qua kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giảng dạy môn Toán tại các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long cho thấy CBQL thực hiện tốt việc quản lí kế hoạch, chương trình giảng dạy môn Toán; nắm vững tình hình đội ngũ giáo viên, phân công giảng dạy hợp lý; hướng dẫn các rõ các quy định, yêu cầu về lập kế hoạch bài dạy môn Toán, quy định cụ thể mẫu và chất lượng đối với kế hoạch bài dạy; chú trọng quản lý hoạt động dạy học môn Toán; động viên họ yên tâm công tác, tự giác học tập nâng cao trình độ về mọi mặt; hoạt động quản lý thực hiện chương trình đã được quan tâm. Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như nhận thức về tầm quan trọng của việc đổi mới dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, hạn chế trong quản lí bồi dưỡng đội ngũ, hạn chế trong một một số nội dung quản lí tổ chuyên môn, dự giờ đồng nghiệp.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã trình bày, để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy và quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán, người nghiên cứu xin đề xuất một số biện pháp đổi mới quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán tại các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới.

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN LONG HỒ,

TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giảng dạy môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)