Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giảng dạy môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 93)

Mỗi biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán tại các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh có một nhiệm vụ nhất định, cả 5 biện pháp trên đều có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, tất cả cùng hướng tới mục tiêu chung là góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán tại các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Biện pháp 1 nâng cao nhận thức của CBQL, GV về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS là điều kiện tiền đề để thực hiện các biện pháp khác.

Biện pháp 2 bồi dưỡng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng đổi mới giáo dục THPT thuộc về biện pháp nâng cao năng lực, là điều kiện cần thiết để các chủ thể trong hoạt động dạy học thực hiện hiệu quả hoạt động giảng dạy.

Biện pháp 3 đẩy mạnh việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học Biện pháp 4 tăng cường quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn môn Toán và biện pháp 5 tăng cường quản lí quá trình dự giờ, rút kinh nghiệm là nhóm các biện pháp quản lí điều hành, góp phần cho công tác quản lí hoạt động giảng dạy thành công.

3.5. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.5.1. Mục đích, nội dung, khách thể và xử lí số liệu khảo nghiệm 3.5.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Mục đích khảo nghiệm nhằm thu thập thông tin đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đổi mới quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán tại các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Trên có sở đó có thể điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp, đồng thời khẳng định thêm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

3.5.1.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm 2 nội dung chính: tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đổi mới quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán tại các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

3.5.1.3. Khách thể khảo sát

Tác giả tiến hành khảo nghiệm trên một nhóm đối tượng CBQL và GV tại 03 trường THPT ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Do số lượng CBQL và GV ở 03 trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long là không nhiều nên tác giả lấy mẫu toàn thể (46 người). Trong đó có 15 CBQL (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn Toán) và 31 GV giảng dạy môn Toán.

3.5.1.4. Cách thức xử lí số liệu khảo nghiệm

Về điểm trung bình (ĐTB): điểm số của các câu hỏi được quy đổi theo thang bậc ứng với các mức độ. Trong đó điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 4, tác giả chia đều thang đo làm 4 mức theo độ và có thang điểm như sau:

Điểm trung bình Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi

Từ 1,00 → 1,75 Không cần thiết Không khả thi

Từ 1,76 → 2,50 Bình thường Bình thường

Từ 2,51 → 3,25 Cần thiết Khả thi

3.5.2. Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đổi mới quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán

3.5.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh

Bảng 3. 1. Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện pháp Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS

STT NỘI DUNG Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi

ĐTB ĐLC Hạng ĐTB ĐLC Hạng

1

Quán triệt cho cán bộ quản lí, giáo viên dạy môn Toán quan điểm về đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay trong đó có mục tiêu góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, phong cách lao động khoa học, biết hợp tác lao động, có ý chí và thới quen tự học thường xuyên.

3,65 0,482 1 3,63 0,488 1

2

Tổ chức nghiên cứu, phân tích

Công văn số 4612/BGDĐT- GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ GD&ĐT 3,59 0,498 4 3,57 0,501 4 3 Cử tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và giáo viên tham dự các buổi tập huấn do Sở GD&ĐT Vĩnh Long tổ chức và tập huấn lại với các GV trong tổ.

STT NỘI DUNG Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi ĐTB ĐLC Hạng ĐTB ĐLC Hạng

4

Thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT về công tác giảng dạy môn Toán.

3,61 0,493 3 3,59 0,498 3

5

Triển khai, cụ thể hoá nội dung, kế hoạch hoạt động giảng dạy đến tổ trưởng tổ Toán trong cuộc họp lãnh đạo nhà trường đầu năm.

3,63 0,488 2 3,61 0,493 2

Trung bình cộng 3,62 3,60

Kết quả số liệu từ bảng 3.1 cho thấy CBQL và giáo viên đánh giá các nội dung của biện pháp Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS là “rất cấp thiết” và “rất khả thi” (điểm trung bình cộng mức độ thiết là 3,62 và điểm trung bình cộng mức độ khả thi là 3,60).

Đối với mức độ cấp thiết, CBQL và GV cho rằng quán triệt cho cán bộ quản lí, giáo viên dạy môn Toán quan điểm về đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay trong đó có mục tiêu góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, phong cách lao động khoa học, biết hợp tác lao động, có ý chí và thới quen tự học thường xuyên là cấp thiết nhất (ĐTB 3,65). Các nội dung: Tổ chức nghiên cứu, phân tích Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ GD&ĐT; cử tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và giáo viên tham dự các buổi tập huấn do Sở GD& ĐT Vĩnh Long tổ chức và tập huấn lại với các giáo viên trong tổ thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT về công tác giảng dạy môn Toán; triển khai, cụ thể hoá nội dung, kế hoạch hoạt động giảng dạy đến tổ trưởng tổ Toán

trong cuộc họp lãnh đạo nhà trường đầu năm (có ĐTB từ 3,59 đến 3,63). Không có nội dung nào CBQL và GV đánh giá “ít cấp thiết” hay “không cấp thiết”.

Đối với mức độ khả thi, cả 5 nội dung đều được đánh giá “rất khả thi” (ĐTB từ 3,59 đến 3,63). Điều này cho thấy, CBQL và GV cho rằng tất cả các nội dung đều có thể thực hiện dễ dàng tại các đơn vị.

3.5.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng đổi mới giáo dục trung học phổ thông

Bảng 3. 2. Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng đổi mới giáo dục THPT

STT NỘI DUNG Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi

ĐTB ĐLC Hạng ĐTB ĐLC Hạng

1

Bồi dưỡng kiến thức về các xu hướng và phương pháp dạy học hiện đại cho giáo viên dạy Toán.

3,65 0,482 3 3,61 0,493 3

2 Bồi dưỡng giáo viên về các kĩ

thuật dạy học hiện đại. 3,59 0,498 5 3,57 0,501 4

3

Bồi dưỡng giáo viên về năng lực thiết kế chủ đề dạy học, kế hoạch dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

3,72 0,455 1 3,67 0,474 1

4

Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức hiện các chuyên đề tự chọn theo tiếp cận năng lực và theo hướng phân hóa sâu.

STT NỘI DUNG Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi ĐTB ĐLC Hạng ĐTB ĐLC Hạng

5

Chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Toán thông qua thiết kế và tổ chức thực hiện các chủ đề giáo dục trải nghiệm Toán học.

3,63 0,488 4 3,54 0,504 5

6

Tổ chức thao giảng, hội giảng, hội thảo, giao lưu, thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học.

3,65 0,482 3 3,63 0,488 2

7

Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng, động viên những giáo viên sử dụng có hiệu quả phương pháp dạy học và tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

3,59 0,498 5 3,57 0,501 4

Trung bình cộng 3,65 3,60

Kết quả số liệu từ Bảng 3.2 cho thấy: CBQL và GV đánh giá biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng đổi mới giáo dục THPT “rất cấp thiết” và “rất khả thi” (điểm trung bình cộng mức độ thiết là 3,65 và điểm trung bình cộng mức độ khả thi là 3,60).

CBQL và GV cho rằng việc bồi dưỡng giáo viên về năng lực thiết kế chủ đề dạy học, kế hoạch dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh là cấp thiết nhất (ĐTB 3,72) cũng là nội dung khả thi nhất (ĐTB 3,67). Các nội dung: bồi dưỡng kiến thức về các xu hướng và phương pháp dạy học hiện đại cho giáo viên dạy Toán; bồi dưỡng giáo viên về các kĩ thuật dạy học hiện đại; chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức hiện các chuyên

đề tự chọn theo tiếp cận năng lực và theo hướng phân hóa sâu; chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Toán thông qua thiết kế và tổ chức thực hiện các chủ đề giáo dục trải nghiệm Toán học; tổ chức thao giảng, hội giảng, hội thảo, giao lưu, thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học; xây dựng quy chế thi đua khen thưởng, động viên những giáo viên sử dụng có hiệu quả phương pháp dạy học và tích cực đổi mới phương pháp dạy học đều “rất cấp thiết” (ĐTB từ 3,59 đến 3,70) và “rất khả thi” (ĐTB từ 3,54 đến 3,63).

3.5.2.3. Biện pháp 3: Đẩy mạnh việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học

Bảng 3. 3. Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện pháp đẩy mạnh việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học

STT NỘI DUNG Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi

ĐTB ĐLC Hạng ĐTB ĐLC Hạng

1

Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch dạy học môn Toán, theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh

3,72 0,455 1 3,67 0,474 1

2

Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên về công tác soạn câu hỏi kiểm tra theo từng nội dung, mức độ, soạn câu hỏi kiểm tra theo thướng phát triển năng lực học sinh, lập ma trận kiểm tra, ra đề kiểm tra theo ma trận

STT NỘI DUNG Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi ĐTB ĐLC Hạng ĐTB ĐLC Hạng

3

Chỉ đạo xây dựng ngân hàng câu hỏi có chất lượng theo nội dung, mức độ và câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

3,70 0,465 2 3,67 0,474 1

4

Chỉ đạo giáo viên chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan.

3,70 0,465 2 3,65 0,482 2

Coi trọng nhận xét định tính và định lượng các hoạt động và kết quả hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập và rèn luyện của HS.

3,59 0,498 4 3,59 0,498 3

5 Tổ chức kiểm tra đúng quy

chế. 3,67 0,474 3 3,59 0,498 3

Trung bình cộng 3,67 3,65

Qua bảng kết quả số liệu 3.3 ta thấy CBQL và giáo viên đều đánh giá biện pháp việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học là “rất cấp thiết” và “rất khả thi” (mức độ cấp thiết cố điểm trung bình cộng là 3,67 và mức độ khả thi có điểm trong bình cộng là 3,65).

Với tính cấp thiết, CBQL và GV cho rằng việc chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch dạy học môn Toán, theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh là cấp thiết nhất (ĐTB 3,72). Các nội dung: tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên về công tác soạn câu hỏi kiểm tra theo từng nội dung, mức độ, soạn câu hỏi kiểm tra theo thướng phát triển năng lực học sinh, lập ma trận kiểm tra, ra đề kiểm tra theo ma trận; chỉ đạo xây dựng ngân hàng câu hỏi có chất lượng theo nội dung, mức độ và câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh; chỉ đạo giáo viên chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan; coi trọng nhận xét định tính và định lượng các hoạt động và kết quả hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập và rèn luyện của HS; tổ chức kiểm tra đúng quy chế đều “rất cấp thiết” (ĐTB từ 3,59 đến 3,70).

Với tính khả thi, CBQL và GV cho rằng có 2 nội dung khả thi nhất là chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch dạy học môn Toán, theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh và chỉ đạo xây dựng ngân hàng câu hỏi có chất lượng theo nội dung, mức độ và câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh (ĐTB 3,67), những nội dung còn lại đều “rất khả thi” (ĐTB từ 3,59 đến 3,65)

3.5.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn môn Toán

Bảng 3. 4. Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện pháp tăng cường quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn môn Toán

STT NỘI DUNG Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi

ĐTB ĐLC Hạng ĐTB ĐLC Hạng

1

Hướng dẫn các quy định, yêu cầu về lập kế hoạch của tổ toán, cũng như quy trình xây dựng kế hoạch của tổ.

STT NỘI DUNG Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi ĐTB ĐLC Hạng ĐTB ĐLC Hạng 2 Quy định mẫu và chất lượng

đối với kế hoạch của tổ Toán. 3,70 0,465 2 3,65 0,482 2

3

Tổ chức thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch của tổ nhằm đưa ra kế hoạch hiệu quả và chất lượng phục vụ tốt cho hoạt động dạy học môn Toán.

3,72 0,455 1 3,70 0,465 1

4

Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của tổ Toán theo định kì như: chuẩn bị bài dạy có chất lượng, thực hiện chương trình dạy học, nâng cao chất lượng giờ lên lớp,…

3,67 0,474 3 3,61 0,493 3

5

Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

3,70 0,465 2 3,65 0,482 2

6

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ toán thông qua việc thực hiện kế hoạch, kết quả kết quả dạy học của các giáo viên trong tổ.

3,65 0,482 4 3,61 0,493 3

Trung bình cộng 3,65 3,61

Qua Bảng 3.4. ta thấy CBQL và GV đều cho rằng biện pháp tăng cường quản lí kế hoạch môn Toán là “rất cấp thiết và “rất khả thi” (điểm trung bình cộng của tính cấp thiết là 3,65 và tính khả thi là 3,61).

CBQL và GV đều cho rằng việc tổ chức thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch của tổ nhằm đưa ra kế hoạch hiệu quả và chất lượng phục vụ tốt cho hoạt động dạy học môn Toán là cấp thiết nhất (ĐTB 3,72) và khả thi nhất (ĐTB 3,70).

Các nội dung: hướng dẫn các quy định, yêu cầu về lập kế hoạch của tổ toán, cũng như quy trình xây dựng kế hoạch của tổ; quy định mẫu và chất lượng đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giảng dạy môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện long hồ, tỉnh vĩnh long (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)