II. NỘI DUNG
3. Phương hướng và giải pháp
3.5. Xây dựng bài học theo định hướng phát triển năng lực số và kỹ năng
là những công dân được trang bị để tự điều chỉnh, định hướng khi phải đối mặt với các thách thức cá nhân, học tập, xã hội và kinh tế. Kỹ năng chuyển đổi đi kèm với kiến thức và giá trị nhằm kết nối, củng cố và phát triển các kỹ năng khác cũng như xây dựng kiến thức sâu rộng hơn.
3.4. Xây dựng địa chỉ tích hợp CNTT-TT tương ứng với yêu cầu của chương trình GDPT 2018 môn Toán
Để có một cái nhìn tổng quan và có kế hoạch ngay từ đầu, chúng ta cần căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán (Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018) để xây dựng địa chỉ tích hợp CNTT-TT tương ứng với từng yêu cầu cụ thể của chương trình. Nắm bắt điều này, sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, bản thân mạnh dạn đưa ra bảng địa chỉ tích hợp CNTT-TT tương tứng với yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Kết quả được trình bày ở Phụ lục 01.
3.5. Xây dựng bài học theo định hướng phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi chuyển đổi
3.5.1. Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch
Để ứng dụng CNTT-TT một cách hiệu quả trong dạy học, người ta thường sử dụng Khung 4A để đánh giá:
ACCESS: Tiếp cận; ASSESS: Kiểm tra; ADJUST: Điều chỉnh; APPRIASE: Đánh giá;
-32-
Việc khai thác sử dụng Khung 4A này yêu cầu giáo viên luôn tự hỏi bản thân một số câu hỏi cụ thể về phương pháp dạy học, chương trình giảng dạy và việc áp dụng các kỹ năng kỹ thuật số sau đây:
Câu hỏi 1: Học sinh cần có những kỹ năng CNTT nào để tiếp cận việc học trong bài học? Những gì CNTT sẽ tăng cường khả năng tiếp cận bài học?
Câu hỏi 2: Cần kiểm tra như thế nào về việc liệu học sinh có các kỹ năng cần thiết để tiếp cận việc học hay không?
Câu hỏi 3: Cần điều chỉnh bài học/chủ đề dạy học như thế nào để phản ánh nhu cầu của học sinh và/hoặc việc ứng dụng CNTT trong bài học của bạn?
Câu hỏi 4: Làm gì để đánh giá việc học tập của học sinh như thế nào? Bạn sẽ đánh giá sự phát triển của bản thân như thế nào?
Câu hỏi 5: Bước tiếp theo là như thế nào?
Các câu hỏi trên cần phải được nghiên cứu kỹ, đưa ra các giải pháp phù hợp, có thể cùng thảo luận trong tổ bộ môn. Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta cần làm rõ qua việc phân tích cụ thể như sau:
a) Tiếp cận
Nhìn vào kế hoạch bài dạy ta cần chỉ ra được:
+ Học sinh cần có những kỹ năng CNTT nào để tiếp cận bài học? + Những gì CNTT sẽ tăng cường khả năng tiếp cận bài học?
b) Kiểm tra
Làm rõ các kỹ năng CNTT hoặc cách CNTT có thể nâng cao hiệu quả bài học của chúng ta. Hãy suy nghĩ về cách chúng ta có thể kiểm tra xem học sinh có các kỹ năng cần thiết mà họ cần để tiếp cận việc học hay không? Để làm điều này, chúng ta có thể:
- Nhìn vào chương trình học và đưa ra nhận định
- Lập kế hoạch kiểm tra trước khi bắt đầu học sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để đưa ra nhận định
- Sử dụng suy nghĩ của chúng ta từ bước trước (học sinh cần gì để tiếp cận việc học hoặc CNTT sẽ giúp gì cho việc học), dành thời gian lập kế hoạch cho một nhiệm vụ đánh giá sẽ cho phép thầy cô xác định xem học sinh có các kỹ năng CNTT-TT mà họ cần để tiếp cận việc học hay không đã lên kế hoạch.
c) Điều chỉnh
Sử dụng thông tin từ hai bước trước đó để điều chỉnh bài học, điều này sẽ bao gồm:
- Điều chỉnh kế hoạch học tập dựa trên thông tin thu được từ bài kiểm tra trước, có thể lập kế hoạch cho một bài học bổ trợ để dạy một kỹ năng cụ thể; lập kế hoạch cho một bài học bổ trợ để giới thiệu một công nghệ cụ thể cần thiết. - Việc điều chỉnh có thể liên quan đến việc thay đổi cách tiếp cận dạy học của
chúng ta, ví dụ: Ta có thể thành lập các nhóm dựa trên nhu cầu hoặc trình độ kỹ năng của học sinh; bạn có thể hợp tác với những học sinh có trình độ kỹ năng thành thạo với những học sinh không có những kỹ năng đó.
- Viết ra một số ý tưởng về cách bạn có thể điều chỉnh bài học/đơn vị công việc của mình.
d) Đánh giá
Bước này liên quan đến việc xem xét lại những gì HS đã học được có liên quan đến CNTT-TT. Cần lưu ý rằng bên cạnh việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cần lưu ý đến đánh giá sự phát triển năng lực số của học sinh song với những nội dung môn học. Do vậy, cần chú ý dành thời gian:
- Lập kế hoạch cách bạn có thể đánh giá học sinh về năng lực số trong bài học. - Lập kế hoạch đánh giá việc ứng dụng CNTT để giảng dạy như thế nào. - Xây dựng các tiêu chí đánh giá các kết quả đạt được.
e) Rút kinh nghiệm, điều chỉnh và lựa chọn giải pháp kế tiếp
Sau khi đánh giá, ta cần rút ra kinh nghiệm đạt được, cần điều chỉnh như thế nào cho phù hợp. Và cần xác định xem có tiếp tục thực hiện hay không.
3.5.2. Thiết kế bài dạy
a) Yêu cầu khi thiết kế bài dạy
- Không làm thay đổi kế hoạch bài dạy so với hướng dẫn số 5512/BGDĐT- GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH, ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Bộ GDĐT mà là cụ thể hóa hơn việc khai thác CNTT một cách hiệu quả tránh lạm dụng CNTT;
- Toàn bộ công việc khai thác và sử dụng CNTT, phần mềm, phương tiện Kỹ thuật số sử dụng trong việc tổ chức dạy học được mô tả trong mục thiết bị dạy học;
b) Cấu trúc bài dạy đề xuất
TÊN BÀI DẠY: ….. Thời gian thực hiện: …. tiết
-34-
1. Mục tiêu cần đạt theo yêu cầu cần đạt theo CT GDPT 2018
Chỉ ra các yêu cầu cần đạt theo CT GDPT 2018.
2. Mục tiêu phát triển năng lực
Chỉ ra các năng lực cần được phát triển trong bài học.
3. Mục tiêu phát triển phẩm chất
Chỉ ra các phẩm chất cần được phát triển trong bài học.
4. Mục tiêu phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi
Trình bày bảng mô tả dự kiến vận dụng CNTT-TT trong bài học theo cấu trúc sau:
TT Tên hoạt động Tổ chức dạy học
(Nêu cách tổ chức các hoạt động, các nhiệm vụ của học sinh cần thực hiện liên quan đến năng lực số và kỹ năng chuyển đổi)
Năng lực số và kỹ năng chuyển đổi
(Minh họa một số năng lực số, kỹ năng chuyển đổi được hình thành ở học sinh) 1 Hoạt động 1: Mở đầu 2 Hoạt động 2: Hình thành khái niệm 3 Hoạt động 3: Luyện tập 4 Hoạt động 4: Vận dụng
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Mở đầu
Ở một số chủ đề áp dụng, hoạt động mở đầu có thể là báo cáo một nhiệm vụ thực hiện trước ở nhà thực. Nhiệm vụ ở nhà đó cần phải phát huy được các năng lực số như: Vận hành thiết bị và phần mềm (Sử dụng điện thoại, máy ảnh, các phần mềm mạng xã hội, máy quay, …); Khai thác thông tin và dữ liệu (Sử dụng mạng xã hội, internet, các công cụ làm biểu mẫu online để khai thác thông tin); Sáng tạo nội dung số (Tạo lập và biên tập nội dung số); Học tập và phát triển
kỹ năng số. Qua đó học sinh cũng được phát triển các kỹ năng chuyển đổi như: Thông qua đánh giá sản phẩm của nhau kỹ năng tương tác với nhau được phát triển; khi học sinh tương tác với bạn trong nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ, sản phẩm học tập các kỹ năng hợp tác chia sẻ của học sinh được phát triển; khi học sinh trong nhóm báo cáo kết quả với cả lớp, kỹ năng thuyết trình và hợp tác được củng cố và phát triển, …
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thông thường, hoạt động này tiến hành như dạy học hằng ngày.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động luyện tập thường là luyện tập các bài toán tự luận hoặc trắc nghiệm. Với cách luyện tập này, ta vẫn có thể thay vì hình thức tổ chức cho học sinh lên bảng viết lời giải, hoặc là treo bảng kết quả học tập, ta có thể cho học sinh làm trên giấy, bảng phụ rồi sử dụng các thiết bị số để chia sẻ kết quả. Chẳng hạn như dung điện thoại chụp ảnh và chia sẻ lên tivi. Điều này không những tiết kiệm thời gian mà còn tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận với các công nghệ số. Thông qua việc thảo luận, đánh giá, các kỹ năng tương tác dần dần được hình thành.
4. Hoạt động 4. Vận dụng
Ở hoạt động này, học sinh có cơ hội phát triển nhiều các năng lực số và kỹ năng chuyển đổi. Thay vì vận dụng vào các bài toán vận dụng cao nội bộ Toán học, ta có thể tạo ra các nhiệm vụ nhằm học sinh tiếp cận với các năng lực số và kỹ năng chuyển đổi. Nhiệm vụ đó có thể là việc lựa chọn và sử dụng các thiết bị phần cứng và ứng dụng phần mềm để nhận diện, xử lý dữ liệu, thông tin số trong giải quyết vấn đề (Năng lực vận hành thiết bị và phần mềm); có thể là truy cập được thông tin, đánh giá các nguồn tin và nội dung của chúng, lưu trữ, quản lý và tổ chức thông tin, sử dụng thông tin phù hợp (Năng lực khai thác thông tin và dữ liệu); tương tác và giao tiếp thông qua công nghệ số, sử dụng công cụ và công nghệ số để hợp tác, cùng thiết kế, tạo lập các nguồn tin và tri thức (Năng lực giao tiếp và hợp tác trong môi trường số); nhận thức về ảnh hưởng của công nghệ số (Năng lực an toàn và an sinh số); tạo lập và biên tập nội dung số, chuyển đổi, kết hợp thông tin và nội dung số vào vốn tri thức sẵn có (Năng lực sáng tạo nội dung số); ý thức được tầm quan trọng của việc học tập suốt đời đối với sự phát triển cá nhân (Năng lực học tập và phát triển kỹ năng số); vận hành các công nghệ số trong các bối cảnh nghề nghiệp đặc thù, Thực hành đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong môi trường số (Năng lực sử dụng năng lực số).
-36-
nhiều kỹ năng chuyển đổi ở các hoạt động này. Chẳng hạn như kỹ năng tự học, tương tác, hợp tác chia sẻ, thuyết trình được hình thành khi học sinh xem tài liệu học tập, bài tập, khi học sinh thực hiện nhiệm vụ, khi học sinh đánh giá lẫn nhau…