1 Nhận thức về khái niệm 78 2,55 3 2 Nhận thức về vai trò 78 3,39 1 3 Nhận thức về nội dung 78 3,05 2 Trung bình cộng 78 3,00
Dựa vào bảng 2.6, có thể thấy điểm trung bình nhận thức về giáo dục sớm của phụ huynh tham gia trả lời phiếu khảo sát là 3,00. Đối chiếu với điểm trung bình chuẩn tại bảng 2.3, có thể kết luận nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm ở mức biết ít. Trong đó:
- Nhận thức về khái niệm giáo dục sớm có điểm trung bình là 2,55. Dựa vào tiêu chuẩn mức độ nhận thức bảng 2.3, kết luận nhận thức về khái niệm giáo dục sớm của phụ huynh ở mức biết ít.
- Nhận thức về vai trị của giáo dục sớm có điểm trung bình là 3,39. Dựa vào tiêu chuẩn mức độ nhận thức bảng 2.3, kết luận nhận thức về vai trò của giáo dục sớm của phụ huynh ở mức biết ít.
- Nhận thức về nội dung của giáo dục sớm có điểm trung bình là 3,05. Dựa vào tiêu chuẩn mức độ nhận thức bảng 2.3, kết luận nhận thức về nội dung giáo dục sớm của phụ huynh ở mức biết ít.
Như vậy, kết quả thống kê cho thấy, nhận thức chung về giáo dục sớm của phụ huynh ở mức biết ít. Để tìm hiểu cụ thểhơn, tác giả tiến hành phân tích nhận thức về giáo dục sớm của phụ huynh trong từng vấn đểở phần tiếp theo.
2.3.2.1. Nhận thức về khái niệm giáo dục sớm
Về khái niệm giáo dục sớm, phần lớn phụhuynh chưa nhận thức đúng. Chỉ có 6 người (7,69%) lựa chọn đáp án d, đây là khái niệm đầy đủ và đúng nhất về giáo dục sớm: "Giáo dục sớm là quá trình giáo dục sớm nhất có thể trong giai đoạn từ 0 tuổi (thai nhi) đến 6 tuổi nhằm khai mở tiềm năng và tạo tiền đề tốt nhất cho sự phát triển của trẻ" - một tỉ lệ rất thấp. Việc phụ huynh chưa nhận thức đúng về khái niệm giáo dục sớm ít nhiều sẽảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình giáo dục trẻ trong
Tỉ lệ chọn khái niệm giáo dục sớm (%) 56.41% 17.95% 11.54% 7.69% 6.41% a b c d e
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ chọn khái niệm giáo dục sớm (%)
Tác giả chú ý nhất là đáp án a: "Giáo dục sớm là dạy trẻ học đọc, học viết, làm toán sớm (trước khi vào lớp một)" có tới 44 người (56,41%) chọn. Đây là đáp án thiếu chính xác nhất, giáo dục sớm đã bịđánh đồng thành dạy trẻ biết đọc sớm hay làm tốn sớm trong khi đây khơng phải là mục tiêu mà chỉ là hệ quả của việc giáo dục sớm. Với cách hiểu này thì giáo dục sớm rất dễ bị hiểu nhầm thành giảng dạy, truyền đạt kiến thức và cách thức giáo dục sớm cũng rất dễ bị thực hiện sai, dễ dẫn đến việc ép buộc hoặc tạo áp lực cho trẻ từ sớm.
Kếđến, có 14 người (17,95%) chọn đáp án b: "Giáo dục sớm là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức cho trẻ từkhi còn thơ". Đây là đáp án chưa phản ánh đầy đủ về bản chất của giáo dục sớm mà chỉ nói lên phần nào về vai trò của giáo dục sớm.
Tiếp theo, có 9 người (11,54%) chọn đáp án c: "Giáo dục sớm là quá trình giáo dục con từ khi mang thai nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, thông minh, tài giỏi (phát triển toàn diện)". Đây là đáp án gần đúng nhất so với khái niệm giáo dục sớm. Tuy nhiên theo lí thuyết giáo dục sớm, khơng nhất thiết phải tiến hành ngay từ trong thai mà vào bất cứlúc nào trong giai đoạn từ khi trẻcòn là thai nhi đến sáu tuổi, chỉ có điều càng sớm thì hiệu quả càng cao.
Sau cùng là đáp án e: "Giáo dục sớm là quá trình giáo dục từ khi lọt lòng nhằm giúp trẻ trở thành thần đồng". Đáp án này có 5 người (6, 41%) chọn. Thần đồng, chỉ là hệ quả chứ không phải là mục tiêu của giáo dục sớm. Ngoài ra, khái niệm này cho rằng giáo dục sớm là từ khi lọt lịng. Trong khi đó, theo lí thuyết giáo dục sớm, giáo dục đã bắt đầu từ khi trẻ còn là thai nhi.
Kết quả trên cho thấy chỉcó 6 người (7,69%) trong số những người được tham gia trả lời câu hỏi khảo sát chọn khái niệm đúng nhất về giáo dục sớm - một tỉ lệ rất thấp. Trong khi đó, gần 60% phụ huynh chọn khái niệm thiếu chính xác nhất, hiểu nhầm giáo dục sớm là dạy trước chương trình lớp một.
Kết quả này phản ánh đúng phần nào tình hình thực tế hiện nay, vẫn cịn những bậc phụ huynh cho con học viết chữ, học đánh vần, học toán trước khi vào lớp một với tâm lí lo ngại con mình sẽ khơng theo kịp bạn bè nếu không cho học trước, dù rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những văn bản quán triệt vấn đề dạy trước chương trình lớp một, tiêu biểu là 2 văn bản: Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 ban hành quy định về dạy thêm, học thêm, nhằm chấm dứt tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1; Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2013 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy trước chương trình lớp một.
Kết luận: Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 92,31% phụ huynh nhận thức chưa chính xác về khái niệm giáo dục sớm. Trong đó gần 60% phụ huynh đồng nhất giáo dục sớm với việc dạy cho trẻ biết đọc biết viết và biết làm toán trước khi vào lớp một. Điều này cho thấy phần lớn phụhuynh chưa nhận thức đúng về bản chất của giáo dục sớm. Dường như phụ huynh dành mối quan tâm nhiều hơn cho thành tích học chữ của con ởtrường.
Cơ N.T.T, một cán bộ quản lí Phịng Giáo dục mầm non - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận lâu năm, giàu kinh nghiệm cho biết: "Hiện nay phụ huynh có hai luồng ý kiến chủ yếu: một là cứ để con phát triển tự nhiên, hai là muốn con biết đọc, biết viết, biết làm toán sớm (trước khi vào lớp một). Với nhóm phụ huynh thứ hai, họ cứ lo con của mình sẽ khơng theo kịp chương trình lớp một nếu khơng cho trẻ học trước mặc dù đã được trường mầm non phổ biến văn bản của bộ về việc dạy trước chương trình lớp một".