Giáo dục sớm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của phụ huynh trường mầm non tuổi thơ, thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận về giáo dục sớm​ (Trang 27 - 61)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Các khái niệm công cụ

1.2.4. Giáo dục sớm

1.2.4.1. Khái niệm về giáo dục sớm

Theo chuyên gia Lưu Minh Hường: Giáo dục sớm chính là q trình kích thích các chức năng của não bộ phát triển trong thời kì sinh trưởng nhanh nhất: từ 0 - 6 tuổi nhằm nâng cao tố chất của con người và giúp chúng ta phát huy được những tiềm năng to lớn [44].

Ở Việt Nam, mặc dù không ai cịn xa lạ với châm ngơn: “dạy con từ thuở cịn thơ”; nhưng khái niệm giáo dục sớm thì cịn khá mới mẻ. Vậy, sớm là bắt đầu từ khi nào? Thạc sĩ Quang Thị Mộng Chi cho rằng giáo dục sớm là một khoa học dẫn dắt, bồi dưỡng, phát triển tiềm năng thể lực và trí tuệ cho trẻ từ 0 - 6 tuổi [3]. Như vậy theo tác giả Quang Thị Mộng Chi, sớm là từ trong bào thai.

GS. Phùng Đức Toàn quan niệm giáo dục sớm là q trình giáo dục kích thích chức năng của não bộ phát triển trong thời kì sinh trưởng của não [36, tr.30].

Giai đoạn nào được coi là thời kì sinh trưởng của não? Trẻ sau khi thụthai được 2 tháng, não bộ đã chiếm một nửa chiều cao cơ thể, khi trẻ mới sinh ra đầu và chu vi của não có độ rộng bằng nhau. Khoảng 9 tháng sau khi chào đời tỉ trọng bộ não tăng gấp 2 lần so với khi mới sinh, đến 3 tuổi tăng gấp 3 lần, tới 5 - 6 tuổi quá trình phát triển của não bộ về cơ bản đến độ hoàn thiện, gần bằng với não người trưởng thành. Chính vì vậy, nếu rèn luyện trẻ ngay từ khi cịn nhỏđể kích thích các tế bào não hoạt động thì số lượng phân tử ghi nhớ RNA trong tế bào não sẽtăng lên, từ đó có thể tạo ra những tế bào não có chất lượng cao, bồi dưỡng nên những con người thông minh. Các nhà khoa học đã làm rất nhiều thí nghiệm và chứng minh được sự tồn tại của “thời kì khắc dấu ấn tượng”, ví dụnhư gà con phải mất năm ngày để nhận mẹ, cún con phải mất bảy ngày để học cách đào lỗ, thiên nga nhìn thấy cái gì đầu tiên sau khi ra khỏi vỏ trứng thì chúng coi cái đó là mẹ của chúng…Người ta cịn gọi hiện tượng

đó là “thời kì mẫn cảm”, “thời kì phát triển” hoặc “giai đoạn tốt nhất”. Các nhà tâm lí học thì cơng nhận, với lồi người, từ0 đến 6 tuổi là giai đoạn tốt nhất để phát triển trí tuệ [36, tr.46]. Chính vì thế, theo GS. Phùng Đức Toàn, chúng ta cần đặc biệt coi trọng khoảng thời gian từ0 đến 6 tuổi.

Như vậy, theo các tác giả nêu trên giáo dục sớm tốt nhất nên được tiến hành từ khi trẻ còn là thai nhi nhằm khai mở tiềm năng của con người.

Theo Maria Montessori, khoa học đã phát hiện não bộ khi tiếp nhận các thơng tin từbên ngồi thường có tính giai đoạn, được gọi là “cánh cửa cơ hội”, cũng chính là thời kì nhạy cảm. Thời kì nhạy cảm theo Maria Montessori là thời kì mà trẻ chịu sự chi phối của sức sống nội tại, sẽ chuyên tâm tiếp thu những đặc trưng của sự vật ở trong một mơi trường nào đó trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi. Cánh cửa cơ hội được mở và cũng sẽđóng lại. Khi thời kì nhạy cảm của một giai đoạn học tập nào đó xuất hiện, sự khởi động của “cánh cửa cơ hội” sẽ khiến cho việc học hỏi trở nên dễdàng. Ngược lại, khi “cánh cửa cơ hội” đóng lại, việc học sẽ trởnên vơ cùng khó khăn.

Maria Montessori đã phát hiện, trong giai đoạn từ 0 – 6 tuổi, trẻ trải qua nhiều thời kì nhạy cảm khác nhau: thời kì nhạy cảm về ngơn ngữ, thời kì nhạy cảm về trình tự, thời kì nhạy cảm về giác quan, thời kì nhạy cảm tập viết, thời kì nhạy cảm về tập đọc… Vì vậy, “nắm bắt thời kì nhạy cảm cho trẻ để chuẩn bị mơi trường phong phú, hợp lí cho trẻcũng quan trọng giống như việc người nông dân nắm bắt được thời điểm gieo trồng thích hợp, chắc chắn sẽđược bội thu” [21, tr.4-7].

Từ quan điểm nêu trên của Maria Montessori, giáo dục sớm được hiểu không chỉ là tiến hành sớm hay muộn, trước hay sau mà cịn là giáo dục đúng lúc. Tức là q trình giáo dục dựa trên các thời kì nhạy cảm trong giai đoạn từ 0 - 6 tuổi, giai đoạn được cho là tốt nhất để phát triển về mặt trí tuệ và tâm hồn của trẻ.

Mặc khác, giáo dục sớm tuy có thểđược diễn giải khác nhau tùy thuộc vào mỗi trường phái; song tất cả các lí thuyết về giáo dục sớm đều dựa trên kết quả nghiên cứu hệ thần kinh và cơ chế hoạt động của bộ não trẻem làm cơ sở. Từđó, chúng tôi đi đến quan niệm: Giáo dục sớm là q trình giáo dục sớm nhất có thể trong giai đoạn từ 0 tuổi (thai nhi) đến 6 tuổi nhằm khai mở tiềm năng và tạo tiền đề tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Ở Việt Nam, khái niệm giáo dục sớm rất dễ bị hiểu nhầm thành giảng dạy, truyền đạt kiến thức và phương pháp giáo dục sớm cũng rất dễ bị thực hành sai thành ép buộc hoặc tạo áp lực cho trẻ. Hiện nay, giáo dục sớm cũng hay bị đánh đồng thành dạy trẻ biết đọc sớm hay làm tốn sớm trong khi đó khơng phải là bản chất, mục tiêu mà chỉ là hệ quả của việc giáo dục sớm. Mục đích của giáo dục sớm khơng phải là để biến những đứa trẻ trở thành thiên tài hay thần đồng. Mục đích nhằm phát huy tốt nhất những khảnăng và tố chất của trẻ, tạo nền tảng vững chắc về sức khỏe, trí tuệ, và nhân cách giúp trẻ trở thành những cá nhân có khả năng tự tìm kiếm niềm vui, hạnh phúc cho bản thân khi trưởng thành và trở thành những cơng dân có ích cho xã hội.

1.2.4.2. Đặc điểm tâm lí và não bộ của trẻ từ 0 - 6 tuổi a. Đặc điểm tâm lí

* Giai đoạn bào thai (0 tuổi)

Nguồn thông tin cảm giác dồi dào của đời sống thai nhi sẽ củng cố niềm tin hữu lí của chúng ta về việc vì sao cần phải tiến hành giáo dục sớm. Ngày nay, trước những máy móc hiện đại trong bàn tay của các chuyên gia y học, quan điểm cho rằng tử cung của người mẹ là một nơi không hề có thơng tin cảm giác đã bị loại bỏ hoàn toàn. Ngược lại, thai nhi là một sinh thể sống trong chuỗi liên hệ liên tục với môi trường. Những nghiên cứu mới nhất về trẻ sơ sinh cho chúng ta biết tất cả các giác quan đã được sử dụng trong thời kì bào thai. Từ trong bụng mẹ, thai nhi đã có sự chuẩn bị các chiến lược để có thể thích ứng với mơi trường sống sau này. Hiểu được sự thật này, tại sao những người sắp làm cha làm mẹ không hợp tác để giúp trẻ vào đời một cách tốt nhất có thể?

Sau đây là một số sự thật về sự phát triển của các giác quan của thai nhi trước sự mô tả của các chuyên gia y học:

- Lớp da là cơ quan cảm giác đầu tiên và quan trọng nhất. Nó được hồn thiện sau 7 đến 8 tuần của thai kì. Xúc giác vẫn ln là nguồn thơng tin đầu tiên và quan trọng nhất về bản thể của chúng ta. (Trong con mắt của một nhà phân tâm học, da khơng chỉ là lớp xác thịt mà nó cịn là lớp da cái Tơi mang tính chất tâm lí và trừu tượng).

Khi các chuyên gia y học xem xét các vấn đề như nước ối bao quanh thai nhi, khả năng vận động của thai nhi, dây rốn, đôi tay của thai nhi ở vị trí gần miệng, họ thấy rằng xúc giác liên tục được kích thích và gắn với mơi trường. Khối cảm từ những kích thích xúc giác sẽ được duy trì trong suốt cuộc đời như chúng ta đã thấy. Khi nói đến xúc giác – khơng cịn là ngụ ý nữa – mà sự thật là ln có cảm xúc đi kèm với xúc giác.

Frans Veldman, người sáng lập ra viện Aptonomic Communication - một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về xúc giác tại Hà Lan – đã khuyên các ông bố tương lai dùng tay sờ nắn bụng bầu của vợ và ấn một lực nhè nhẹ lên đó. Nếu điều này được lặp đi lặp lại hàng ngày trong suốt thai kì sẽđánh thức sự nhạy cảm của bé và đánh thức sự gắn bó cảm xúc trước khi sinh của trẻ, thứ sẽ thành nền tảng cho những mối liên hệ cảm xúc của trẻ sau khi sinh. Bằng cách này, não bộ của trẻ sẽ ghi nhận những thơng tin tích cực về việc trẻđược chấp nhận và được mong đợi sinh ra. Nó như một thứ tin mừng cho trẻ từ ngày mẹ cho mang cuộc sống con người!

- Khứu giác: Từ tháng thứ 2 của thai kì khứu giác đã hoạt động. Từ thức ăn của mẹ, rất nhiều chất đã được chuyển vào nước ối, tạo thành những ký ức về khứu giác ở trẻđể có thể chấp nhận những thức ăn trong thời kì cai sữa.

- Vịgiác được hoạt hóa vào tháng thứ 3. Thực tế cho thấy khi các thức ăn được đưa vào nước ối có vị ngọt hoặc vị đắng người ta thấy trẻ nuốt hoặc nhăn nhó, hoặc di chuyển. Điều này cho thấy trẻ đã nhận biết được sự khác nhau về vị. Những trải nghiệm về mùi vị từ trong bụng mẹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để khi sinh ra có thể dễ dàng tiếp nhận các thức ăn khác nhau từ môi trường bên ngoài.

- Tai sẽ hoàn thiện cấu trúc vào khoảng tháng thứ hai đến tháng thứ năm của thai kì. Một nghiên cứu được tiến hành tại Nhật Bản đã cho biết, những trẻ sơ sinh có mẹ sống gần khu vực sân bay Osaka trong thời kì mang thai, sau khi sinh ra vẫn có thể ngủ ngon với tiếng gầm rú của động cơ máy bay, trong khi những đứa trẻ khác cảm thấy rất bực bội với những âm thanh tương tự. Cũng tương tựnhư vậy, khi mang thai, người mẹ có thể hát một số bài hát đặc biệt dành cho con mình. Những bài hát này sẽđược ghi nhớ và có thể giúp ích rất nhiều trong việc trấn an dỗ dành trẻ sau khi sinh ra. Trò chuyện với thai nhi là

rất quan trọng, và hát cho thai nhi nghe cũng quan trọng khơng kém; dạng kích thích này giống như việc mát xa cho não bộ và cơ thể vậy.

- Mắt đã hoàn thiện vào tháng thứ tư của thai kì. Tử cũng khơng hẳn là một nơi tối tăm như người ta vẫn nghĩ. Mơi trường này có thể khác nhau tuỳ theo khí hậu và lối sống của người mẹ. Nhưng có một điều chắc chắn đúng là đã có những kích thích thị giác trong thời kì trước khi sinh và thai nhi đã chủ động tìm kiếm bất kì nguồn ánh sáng nào [19].

Tất cả sự phong phú về cảm giác vừa mô tảđã cung cấp cho chúng ta những cơ sở khoa học về thai giáo. Điều này đã chứng minh cho chúng ta thấy thai nhi có khả năng thụ giáo. Vì vậy những hiểu biết về tâm lí học thai nhi là rất quan trọng đối với tất cả chúng ta, nhất là đối với những người mà trong tương lai sẽ trở thành những người bố, người mẹ, những người có thể trợ giúp trẻ ngay từ khi thụ thai và có thể tạo ra một mơi trường tốt hơn, với những trải nghiệm tốt hơn, với những ký ức tốt hơn để giúp trẻ có thể phát triển tốt hơn.

* Giai đoạn từ lọt lòng đến 3 tuổi

Những hiểu biết vềtâm lí thai nhi là điều cần thiết và việc thấu hiểu những nhu cầu tâm lí của trẻ từ khi lọt lòng cũng rất quan trọng nếu muốn trẻ có được sự phát triển tốt. Nhưng có một giai đoạn tuy diễn ra ngắn ngủi nhưng có thể ảnh hưởng dài lâu đối với trẻ, đó là giai đoạn sinh nở. Nếu một người phụ nữchưa sẵn sàng cho việc sinh con, họ lo sợ và căng thẳng, các sợi cơ cũng trở nên căng thẳng, đặc biệt là phần dưới tử cung. Lúc này quá trình chia tách (giữa mẹ và bé) diễn ra lâu hơn và đau đớn hơn. Em bé dường như bị bỏ mặc phải tự mình cố chui ra. Nếu tâm thế người mẹ sẵn sàng và thoải mái (các cơ thư giãn, sự co thắt tử cung diễn ra tự nhiên) thì em bé có thể chui ra thuận tiện hơn. Điều này cũng đúng với tâm thế của người giáo viên khi dạy học, khi họkhơng có được tâm lí thoải mái hào hứng để giảng bài thì việc học của học trị cũng bịảnh hưởng lớn.

Sự chia tách giữa hai sinh thể vốn đã là một điều quan trọng, nếu bé còn phải trải qua sựđau đớn về mặt thể chất khi ra đời thì mơi trường mới sẽđược bé cảm nhận như một nơi khơng chào đón mình, điều này có thể khiến bé khơng cịn những mong muốn lành mạnh với việc tiếp tục sống và phát triển nữa. Khi sự chia tách diễn ra

trong đau đớn nó sẽ để lại những dư âm trong cảm nhận của cả mẹ và con, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, bởi những cảm nhận trong thời khắc này được tiếp nhận bằng cơ chế vơ thức và gắn với những kích thích lên cơ thể còn non nớt, trong khi cấu trúc tâm trí của bé vẫn cịn chưa định hình. Trong cái nhìn của các nhà phân tâm học, thời khắc sinh nở có thể tạo nên những sang chấn kéo dài tới mãi sau này. Trong thời khắc này, nếu được mẹ hỗ trợ và giúp đỡ, sinh linh bé nhỏ sẽ có được tất cả sức mạnh cần thiết để thực hiện tốt việc ra đời, một công việc sẽ mở ra tiềm năng tốt đẹp hơn cho sự phát triển sau này. Như vậy, thời khắc sinh nở có thể tạo thành một sang chấn (bởi sự chia tách đau đớn) hay trở thành một sự chuyển tiếp hạnh phúc đối với bé, chìa khóa của điều này là người mẹ.

Khi hai sinh thểđã tách rời nhau, trẻsơ sinh trở nên yếu ớt và bất lực, vì vậy sự gắn bó giữa mẹ và bé trở nên cực kì quan trọng. Lúc này, bầu vú của người mẹ trở thành nhau thai và cuống rốn. Cùng với thức ăn và sự chăm sóc mà trẻ nhận được trẻ sẻ có cơ hội phát triển những tiềm năng trong con người mình. Việc chăm sóc của người mẹ lúc này nhất thiết phải dựa trên hiểu biết về những nhu cầu của trẻ.

Dựa trên những nghiên cứu đã được thực hiện và dựa vào những kinh nghiệm của chính chúng ta về trẻ nhỏ, chúng ta có thể nhận biết những nhu cầu cơ bản và trực tiếp nhất của trẻsơ sinh. Sau đây là một số nhu cầu cần được nhấn mạnh:

- Nhu cầu liên hệ trực tiếp với mẹ. Sau chín tháng thai nghén, hai sinh thể chia tách ra, nhưng em bé mới sinh chưa sẵn sàng cho một cuộc sống độc lập. Con người mới này chưa thểăn những thức ăn của người lớn cũng như không thể tự mình di chuyển trong khơng gian xung quanh. Đây là một trạng thái khơng hềbình thường mà người lớn cần phải hiểu và lưu ý để chăm sóc trẻ tốt hơn sau khi sinh. Điều này một lần nữa khẳng định, chỉ có tình u thương và sự hiểu biết mới có thể đem đến sự phát triển “bình thường” cho con người mới. Trong trạng thái yếu ớt và bất lực trẻ cần được liên hệ trực tiếp với mẹđểđược biết tới và được chấp nhận như là “con trai” hay “con gái” và để xây dựng mối quan hệyêu thương với người mẹđểđược nhận thứ thức ăn đặc biệt từ mẹ, để thiết lập với mẹ một hình thức giao tiếp sẽ là mơ hình cho mọi dạng giao tiếp của con người sau này.

- Tôn trọng nhịp sinh học. Trẻ phải được bú sữa khi thực sự đói và phải được ngủ khi thực sự cần ngủ. Người lớn cần tránh can thiệp một cách thô bạo vào nhịp thời gian

đặc thù của trẻ sơ sinh nếu không muốn dẫn đến những phản ứng tiêu cực của trẻ cũng như những khó khăn trong mối liên hệ giữa trẻ và cha mẹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của phụ huynh trường mầm non tuổi thơ, thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận về giáo dục sớm​ (Trang 27 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)