Stt Độ tuổi tốt nhất để bắt đầu giáo dục N % 1 Thai nhi 25 32,05 2 Từ lọt lòng đến 1 tuổi 0 0 3 Từ1 đến 3 tuổi 16 20,51 4 Từ3 đến 6 tuổi 35 44,88 5 Từ 6 tuổi trở lên 2 2,56 Tổng 78 100
Khảo sát phụ huynh vềđộ tuổi tốt nhất để bắt đầu giáo dục, tác giảthu được kết quảnhư bảng 2.7, cụ thểnhư sau: độ tuổi có tỉ lệđược chọn cao nhất là từ3 đến 6 tuổi (44,88%). Độ tuổi từ 6 tuổi trở lên có tỉ lệ được chọn thấp nhất (2,56%). Còn độ tuổi từ lọt lòng đến 1 tuổi thì khơng một phụ huynh nào chọn. Phải chăng giai đoạn này, các bậc phụhuynh quan tâm đến vấn đề nào khác?
Theo lí thuyết giáo dục sớm thì nên bắt đầu giáo dục từ khi trẻ cịn là thai nhi. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có thể bắt đầu thực hiện giáo dục sớm cho con bất cứ lúc nào trong giai đoạn từ 0 - 6 tuổi, nhưng giáo dục càng sớm thì hiệu quảcàng cao. Như vậy, độ tuổi tốt nhất để bắt đầu giáo dục cho trẻ là thai nhi, nhưng đáp án này chỉ có 32,05% (25 người) chọn. 53 phụ huynh còn lại (67,95%) chưa ý thức được độ tuổi tốt nhất để giáo dục sớm cho con, chỉ nghĩ khi trẻ được 1 tuổi trở lên mới bắt đầu giáo dục, trong đó có 16 người (20,51%) chọn độ tuổi từ1 đến 3 tuổi; 35 người (44,88%) chọn độ tuổi từ3 đến 6 tuổi; 2 người (2,56%) chọn từ 6 tuổi trở lên.
Kết quả phỏng vấn cho thấy, hầu hết các phụ huynh đều cho rằng độ tuổi tốt nhất để bắt đầu giáo dục cho con là từ ba tuổi trở lên.
Anh N.V.T, một cơng an đã nói: "Theo tơi, độ tuổi tốt nhất để bắt đầu giáo dục cho con là từ ba tuổi trở lên vì lúc này bé đã nói được nhiều, đã hiểu được lời của người lớn nói, tức bé đã đủ nhận thức để tiếp thu".
Chị N.T.K.H, hành nghề bn bán thì cho rằng: "Muốn giáo dục cho con của mình tốt nhất thì phải từ 4 tuổi trở lên, lúc này trẻ mới nghe, biết nhiều".
Anh T.M.T, một thầu xây dựng nói: "Theo tơi độ tuổi tốt nhất để bắt đầu giáo dục cho con là 5 tuổi vì tơi nghĩ trẻ nhỏ đa phần chơi là chính, nếu có giáo dục cho trẻ cũng là giáo dục những kĩ năng thông thường như kĩ năng giao tiếp: đi thưa về trình, chào hỏi bạn bè, tiếp xúc gần gũi với bạn bè, chơi hòa đồng với bạn bè, giáo dục những kiến thức về văn hóa như: học vẽ, học viết, học chữ, tơi nghĩ 5 tuổi trở lên là tốt nhất để trang bị, làm quen những kiến thức đó khi bước vào lớp 1 sẽ dễ hơn vì đa phần trẻ nhỏ học tập trung vào một buổi rất là khó". Với cách nghĩ đó, có thểanh T.M.T đã đánh đồng giáo dục sớm là dạy cho trẻ những kiến thức, kĩ năngtrước khi vào lớp một cũng gần với việc dạy trước chương trình lớp một. Một lần nữa cho thấy, việc nhận thức đúng về khái niệm giáo dục sớm rất quan trọng. Như anh T.M.T đã nói nếu giáo dục sớm sẽ tạo áp lực cho bé, bởi vì theo anh trẻ nhỏ chơi là chính. Nhưng thực ra, "giáo dục ngay từ giai đoạn đầu một cách khoa học chính là cuộc sống vui vẻ nhất của trẻ trong độ tuổi sơ sinh và ấu thơ. Khi chúng học một cách có hiệu quả nhất cũng chính là vui chơi một cách thú vị nhất" [36, tr.98] bởi trẻ nhỏchưa hiểu gì về thế giới quanh mình nên chúng thường có tính tị mị và sự nhiệt tình muốn khám phá.
Tiến sĩ Tâm lí Nguyễn Minh Đức đã từng giải thích, giáo dục sớm không phải là nhồi nhét, mà giáo dục dựa trên những sinh hoạt diễn ra hằng ngày của bé, cũng vẫn diễn ra một cách tựnhiên nhưng có sự gia công của chúng ta chứ không phải tự phát, phát triển hoang dã, mà là theo hướng có lợi tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.
Hiện nay, cịn có những phụ huynh nhận thức chưa đúng về khái niệm giáo dục sớm, nhiều phụ huynh cho rằng giáo dục sớm là dạy cho trẻ học đọc, học viết, học toán trước khi vào lớp một, nên hoặc sẽ có khơng ít trẻ đang bị lãng phí những năm quý giá nhất trong cuộc đời (0 - 6 tuổi) và nói như Maria Montessori: "Sự phát triển phần lớn đã bị cản trở bởi ý tưởng sai lầm rằng giáo dục chỉ có thể bắt đầu sau năm mà trẻ lên 6 tuổi" [24, tr.26], hoặc sẽ có khơng ít trẻ khép chặt cánh cửa cảm giác của mình đối với thế giới xung quanh, cảm thấy cuộc sống nhàm chán, vơ vị, chán ghét việc tìm tịi, nghiên cứu, một cơng việc mà lẽ ra trẻ rất thích khi vừa lọt lịng cho đến 6 tuổi thậm chí là kéo dài hơn khi chẳng may cha mẹ của chúng cứ ngụp lặn trong nỗi lo, sợ con mình thua kém bạn bè.
Thực tế hiện nay, có những bậc cha mẹ rất đặt nặng thành tích nên vơ tình đã gánh lấy áp lực cho bản thân, rồi truyền sang con trẻ khiến cho con trẻ chịu nhiều áp lực và cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và chán chường. Chính điều này đã bào mịn từng ngày tính tị mị vốn có của một đứa trẻ. Nghiêm trọng hơn, có thể làm cạn kiệt năng lượng và nhiệt tình của trẻ.
Ngồi ra, kết quả phỏng vấn còn cho thấy những phụhuynh được phỏng vấn đa phần đều cho rằng khi vừa sinh con ra điều quan trọng nhất là chăm sóc cho trẻ khỏe, tránh được bệnh tật, như anh N.V.T có nói: "Giai đoạn từ lúc trẻ vừa sinh ra đến 1 tuổi là lúc đó rất bộn bề, có quá nhiều thứ để phải lo, tất cả đều tập trung vào sức khỏe người mẹ và đứa con, nhất là đứa con, chúng tơi chỉ lo chăm sóc, ni dưỡng sao cho bé được khỏe mạnh, không bệnh tật. Tôi nghĩ giai đoạn này, không cần thiết phải giáo dục cho bé".
Anh H.N, một kiến trúc sư: "Khi con vừa chào đời đến lúc biết đi, điều quan trọng đối với chúng tôi là sức khỏe, con hay ăn chóng lớn, tránh được bệnh tật là mừng lắm rồi. Ở giai đoạn này, chúng tôi chưa nghĩ đến vấn đề giáo dục con cái".
Điều này có lẽ cũng phản ánh được phần nào lí do khơng một phụ huynh nào trong số những phụ huynh tham gia trả lời phiếu khảo sát chọn độ tuổi từ lọt lòng đến 1 tuổi là độ tuổi tốt nhất để bắt đầu giáo dục. Vấn đề phụ huynh quan tâm trong giai đoạn từ lọt lòng đến 1 tuổi là chuyện "sống sót", sức khỏe của đứa trẻ như Maria Montessori đã nói: "Một số người cho rằng chỉ cần bé sống sót là đủ" [25, tr.22]. Trong khi đó, theo Maria Montessori thì chúng ta khơng nên chỉ bận rộn với việc cho trẻ ăn, tắm rửa và mặc quần áo cho trẻ thật cẩn thận vì bà cho rằng, con người khơng chỉ sống vì ăn, điều này hiển nhiên nhiên nhất trong thời thơ ấu. Ấy vậy mà trong tất cả nhu cầu thiết yếu của trẻ, nhu cầu thường bị bỏ qua nhất chính là nhân tố hình thành nhân cách: nhu cầu về tâm hồn. Trong khi đó, đói khát về đạo đức hay bệnh về tinh thần đều là hiểm họa giống như sựđói khát của cơ thể.
Tuy nhiên, khi hỏi những tác động của phụhuynh trong q trình chăm sóc bé qua các thời kì của giai đoạn từ 0 - 6 tuổi, tác giả ghi nhận được kết quả, có những phụ huynh có thực hiện giáo dục cho con giai đoạn từ lọt lòng đến 1 tuổi nhưng họ khơng biết hoặc khơng nghĩ rằng đó là giáo dục sớm. Chị N.T.K.H nói: "Con vừa mới sinh ra
tơi chỉ biết cho trẻ bú, nựng nịu, ôm ấp, đùa giỡn với con và phải làm sao để trẻ ít bệnh, trẻ khỏe mạnh mau lớn là tôi mừng rồi chứ giáo dục gì đâu chị".
GS. Phùng Đức Tồn cho rằng: "Xét đến cùng, chúng ta vẫn được tiếp nhận sự giáo dục sớm một cách tựphát trong gia đình. Khi chúng ta vừa mới đến thế giới này, cha mẹ ơm ấp chúng ta, nói chuyện với chúng ta, trêu chọc cho chúng ta cười, dạy chúng ta bước từng bước đi. Mỗi ngày, chúng ta sống trong một tập thể với những con người khác nhau, từng giờ từng phút được nghe ngơn ngữ của lồi người, ngày ngày được chứng kiến những hành vi của con người. Sự giáo dục sớm một cách vô thức này đã khiến chúng ta được xã hội hóa, bồi dưỡng chúng ta trở thành một con người của xã hội" [36, tr.40]. Điều này cũng giống như bác sĩ Silvana Quattrocchi Montanaro nói: "Mọi thứ chúng ta làm với trẻ em đều là giáo dục" [19, tr.110]. Theo bác sĩ Montanaro, từ việc chăm sóc của người mẹđến giao tiếp với trẻ và ngay cả chuyện cai sữa cũng đều mang tính giáo dục.
Kết luận: Ngoài kết quả phần lớn (92,31%) phụ huynh hiểu về khái niệm giáo dục sớm chưa chính xác, tác giả cịn ghi nhận được rằng, có 67,95% phụhuynh cũng chưa ý thức được độ tuổi tốt nhất để tiến hành giáo dục sớm cho trẻ. Kết quả phân tích này cũng tương đồng với điểm trung bình nhận thức của phụ huynh về khái niệm giáo dục sớm tại bảng 2.6. Có đến 44,88% phụ huynh khi được khảo sát cho rằng độ tuổi cần tiến hành giáo dục là từ 3 đến 6 tuổi, kết quả này cũng tương đồng với kết quả phỏng vấn rằng, những người được phỏng vấn đều có xu hướng cho rằng chỉ khi trẻ có những hiểu biết nhận thức nhất định (sau ba tuổi) đồng nghĩa với việc biết nói, nghe hiểu lời người lớn nói thì tiến hành giáo dục sẽ tốt nhất.
Điều này cho thấy, đa phần phụ huynh chưa hiểu hết tiềm năng của trẻ để tiến hành giáo dục. Tiềm năng thì đã sẵn có ngay cả khi trẻ còn nằm ngữa bất lực. Và những cơng việc giáo dục để phát triển tiềm năng có thể tiến hành ngay, không cần đợi đến khi trẻ biết nói tiếng "ạ" để biểu lộ sự vâng lời. Chúng ta biết rằng giáo dục và huấn luyện là hai vấn đề khác nhau. Giáo dục phải khai mở tiềm năng tốt đẹp nơi con người chứ không phải đơn thuần là huấn luyện thói quen, hay trao truyền tri thức. Maria Motessori đã nói: "Giáo dục sẽ khơng cịn đơn thuần là sự trao truyền tri thức, mà nó phải đi theo một phương hướng mới để tìm cách khai phóng các tiềm năng của con người" [24, tr.20].
Đến đây, có thể nói thuật ngữ giáo dục sớm nhiều phụ huynh đã nghe qua, đã biết đến nhưng biết như thế nào, bản chất là gì hay nói cách khác nhận thức về khái niệm giáo dục sớm của phụhuynh chưa đạt ở mức biết rõ, chỉở mức biết ít.
Tuy nhiên, tác giả cảm thấy cần phải nhấn mạnh, rằng việc phần lớn phụ huynh biết ít, biết không rõ về khái niệm giáo dục sớm điều này không đồng nghĩa với việc họ chưa từng tiến hành giáo dục cho con. "Nuôi dạy con thơ trong những năm tháng đầu tiên của bé - đó là một việc mà lịch sửđã làm xong. Đó là sự đảm bảo kèm theo 9 tháng 10 ngày trước đó. Tạo hóa vơ cùng chu đáo, dự tính đến cả những trường hợp nếu chẳng may bé phải một người mẹđoảng nhất, nên đã cho sẵn mỗi người mẹ một sự nhạy cảm gọi là nhạy cảm người mẹ. Tôi tin vào dự cảm ấy hơn bất cứ lời khuyên sách vở nào do bất cứ ai viết. Tơi tin rằng những gì do lịch sử truyền lại nhất định khơn hơn trí khơn của các cá nhân đang sống" [12, tr.50]. Nhưng, chúng ta có thêm một niềm tin rằng, cùng với tình yêu và bản năng làm mẹ mách bảo, nếu có thêm những hiểu biết, thì chắc chắn sựchăm sóc và giáo dục của người mẹ sẽ tốt hơn, đồng nghĩa với việc con cái của họ sẽ phát triển tốt hơn.
2.3.2.2. Nhận thức về vai trò của giáo dục sớm
Giáo dục sớm có vai trị tích cực đến sự phát triển của trẻ về thể chất lẫn tinh thần và trí tuệ của trẻ.
Tỉ lệ chọn mức độ quan trọng của giáo dục sớm đối với sự phát triển của trẻ
25.64%
61.54%
10.26%
2.56%
0.00%
Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Khơng quan trọng Hồn tồn khơng
quan trọng
Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ chọn mức độ quan trọng của giáo dục sớm đối với sự phát triển của trẻ (%)
Khi được hỏi về mức độ quan trọng của giáo dục sớm đối với sự phát triển của trẻ, có 20 người (25,64%) cho rằng rất quan trọng, 48 người (61,54%) cho rằng quan trọng, chỉ có 08 người (10,26%) cho rằng bình thường và 2 người (2,56%) cho rằng khơng quan trọng, khơng có ai cho rằng hồn tồn khơng quan trọng.
Như vậy, có 68 người (87,18%) đều cho rằng giáo dục sớm có tầm quan trọng nhất định đối với sự phát triển của trẻ dù rằng kết quả khảo sát về tỉ lệ lựa chọn khái niệm giáo dục sớm nêu trên cho thấy số người hiểu đúng khái niệm giáo dục sớm rất ít, 6 người (7,69%). Kết quả này cho thấy, phụ huynh hiểu khái niệm giáo dục sớm theo nhiều cách khác nhau, nhưng dù ở góc nhìn nhận nào thì phần lớn (87,18%) đều cho rằng giáo dục sớm có vai trò đáng kểđối với sự phát triển của trẻ.
Anh T.M.T (thầu xây dựng) cho rằng: "Giáo dục sớm quan trọng với bé lắm chứ, giúp cho bé phát triển tư duy rất tốt, bé nhận thức được cảnh vật xung quanh, hòa đồng với tập thể, cho trẻ làm quen được mơi trường văn hóa xã hội, tạo cho trẻ tiền đề tư duy cho trẻ, kiến thức cho bé, làm cẩm nang cho bé khi vào lớp một".
Chị N.T.K.O, một doanh nhân thì cho rằng: "Giáo dục sớm bé sẽ ngoan hơn, biết vâng lời hơn, nên tôi thấy giáo dục sớm rất quan trọng".
Hoặc chị T.T.K.H (buôn bán) cho rằng: "Tơi thấy giáo dục sớm quan trọng vì những bé được giáo dục sớm sẽ dạn dĩ, mạnh dạn hơn".
Anh N.V.T (công an) cho rằng: "Nếu giáo dục sớm theo đúng khoa học thì rất hay, rất quan trọng, giúp cho bé phát triển ngôn ngữ, âm nhạc".
Căn cứ vào bảng quy đổi điểm cho những câu hỏi nhiều lựa chọn (bảng 2.1), tác giảđã tính điểm trung bình nhận thức của phụ huynh về mức độ quan trọng của giáo dục sớm (4,10 điểm). Đối chiếu với điểm trung bình chuẩn tại bảng 2.3, có thể kết luận nhận thức của phụ huynh về mức độ quan trọng của giáo dục sớm ở mức biết rõ và đây cũng là câu hỏi mà phụ huynh có số điểm trung bình cao nhất trong tất cả các câu hỏi khảo sát.
Như vậy, dù có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm giáo dục sớm, nhưng vẫn có đến 87,18% phụhuynh đồng tình giáo dục sớm có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của trẻ.
Giáo dục sớm có nhiều vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả chỉ viện dẫn năm vai trị cơ bản sau: hình thành nền tảng tính cách cho trẻ, giúp trẻ phát triển thể chất, khai mở tiềm năng của trẻ, kích thích não bộ của trẻ phát triển, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Sẽ có sự tương đồng giữa kết quả khảo sát tỉ lệ chọn mức độ quan trọng của giáo dục sớm với mức độđồng ý vềnăm vai trò của giáo dục sớm chăng?