Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.5. Nhận thức của phụ huynh về vai trò của giáo dục sớm
1.2.5.1. Biểu hiện nhận thức của phụ huynh đối với giáo dục sớm.
Biểu hiện về mặt nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm: như đã trình bày, nghiên cứu về nhận thức của phụ huynh về giáo dục sớm ở đây chỉ giới hạn ở việc khảo sát mức độ biết của phụ huynh về kiến thức giáo dục sớm, cụ thể, biểu hiện ở các nội dung:
- Phụ huynh biết về khái niệm giáo dục sớm:
+ Giáo dục sớm là gì (Giáo dục sớm là quá trình giáo dục sớm nhất có thể trong giai đoạn từ 0 tuổi (thai nhi) đến 6 tuổi nhằm khai mở tiềm năng và tạo tiền đề tốt nhất
cho sự phát triển của trẻ).
+ Khi nào nên bắt đầu giáo dục (từ khi mang thai).
- Phụ huynh biết những vai trò của giáo dục sớm đối với sự phát triển của trẻ: + Giúp kích thích não bộ của trẻ
+ Giúp khai mở tiềm năng của trẻ
+ Giúp hình thành nền tảng tính cách cho trẻ + Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
+ Giúp trẻ phát triển tốt thể chất
- Phụ huynh biết những nội dung giáo dục sớm + Phụ huynh biết những nội dung giáo dục + Phụ huynh biết những biện pháp giáo dục + Phụ huynh biết những nguyên tắc giáo dục
1.2.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của phụ huynh. a. Những yếu tố khách quan
- Thế giới dường như ngày càng trở nên phẳng hơn. Ít nhất trên phương diện tiếp cận thông tin, tri thức. Với Internet, cáp thông tin xuyên đại dương, wife phủ sóng đến mọi ngỏ ngách của cuộc sống, cơ hội tiếp cận thơng tin dường như bình đẳng với mọi người. Tất cả mọi thơng tin, từ những thứ bình dân nhất đến những tri thức hàn lâm, những tư tưởng tinh hoa nhất đều có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng Internet. Đây là một lợi thế không hề nhỏ của thời đại chúng ta và cũng là cơ hội rất lớn cho tất cả những ai muốn học hỏi, làm giàu vốn hiểu biết có ích của mình. Với tình u thương, thiết nghĩ, chúng ta vẫn có thể tự trang bị cho mình vốn hiểu biết cần thiết để giáo dục con từ khi còn trong bào thai. Tuy nhiên, sống với một biển thông tin trong thời đại này, cá nhân cần đến một phương pháp, cũng như những định hướng giá trị để từ đó tự làm nên một bộ lọc cho chính mình, để biết gạn đục khơi trong, tìm kiếm những nguồn thơng tin thực sự bổ ích giúp ích cho bản thân, cho gia đình và lan rộng ra cộng đồng.
- Các hoạt động, thông tin từ trường mầm non, khoa sản của bệnh viện, bệnh viện nhi đồng, các trung tâm bà mẹ và trẻ em, các tổ chức xã hội, cá nhân tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giáo dục sớm thông qua các lớp giáo dục sớm, tọa đàm,
hội thảo về giáo dục sớm nếu được quan tâm, đây sẽlà kênh thông tin đáng tin cậy bởi nó được tổ chức trên cơ sở những người có trách nhiệm, có hiểu biết.
- Người thân và các mối quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội của con người ngày càng mở rộng, điều kiện, phương tiện để chia sẻ thông tin ngày càng thuận tiện hơn bao giờ hết. Chính vì vậy một lượng thơng tin khơng ít được chia sẻ thông qua các mối quan hệ xã hội, nhất là khi được hỗ trợ bởi những chiếc điện thoại thông minh.
b. Những yếu tố chủ quan: sức khỏe, học vấn, nghề nghiệp, kinh tế, môi trường giáo dục gia đình, các mối quan hệ xã hội..
Thế giới phẳng, tuy nhiên trình độ nhận thức, hiểu biết của con người không thể phẳng. Nhận thức về giáo dục sớm cũng vậy, phụ thuộc vào trình độ học vấn, phụ thuộc vào nghề nghiệp, thu nhập….
Một hình dung rất khó phản bác, đó là trình độ học vấn càng cao, hẳn nhiên trình độ nhận thức càng cao, sự học là một phương cách phổ biến và hiệu quảđể nâng cao nhận thức. Và chúng ta cứ giảđịnh học vấn cao nhưng chưa hẳn đã “biết về vấn đề đó”, bởi tri thức là vơ tận. Nhưng với trình độ học vấn cao, ít nhất khi tiếp cận một vấn đề mới họcũng sẽ dễdàng lĩnh hội, dễdàng "tiêu hóa" hơn.
Nghề nghiệp, theo chúng tôi, cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến nhận thức. Bản thân nghề nghiệp đã bao hàm một trình độ học vấn nhất định, tuy khơng tuyệt đối. Ngồi ra, nghề nghiệp khác nhau, người ta sẽ có những quỹ thời gian khác nhau, những mối quan hệ khác nhau, những môi trường làm việc khác nhau và dĩ nhiên cơ hội hiểu biết và tiếp nhận thông tin cũng sẽ khác nhau.
“Có thực mới vực được đạo”, điều kiện kinh tế (thu nhập) cũng rất quan trọng. Dù giá sữa, giá bỉm chỉ là một yếu tố nhỏ nhưng từ đó có thể nảy sinh nhiều vấn đề trong q trình ni dạy trẻ những năm tháng đầu đời. Điều kiện kinh tế của cha mẹ không chỉảnh hưởng trực tiếp đến chếđộdinh dưỡng của trẻqua đó ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ mà còn ảnh hưởng đến tâm thế của người mẹ người cha trong q trình chăm sóc giáo dục con cái.
Tiểu kết chương 1
Sinh con ra, có lẽ mong muốn thường trực nhất của những bậc làm cha làm mẹ là con mình gặt hái được hạnh phúc trong cuộc đời, nên họthường dành những gì tốt nhất cho con. Tuy nhiên, khi những người làm cha làm mẹ nói họ muốn, họ sẽ, họ đã chăm sóc giáo dục con mình “một cách tốt nhất” thì điều này khơng có nghĩa là mọi đứa trẻ đều được hưởng một sự giáo dục tốt nhất, toàn diện nhất. Sự thật này khó có thể nói khác. Vì sao?
Sự chăm sóc, giáo dục con cái chỉ dựa vào niềm tin của tình u thơi chưa đủ. Chúng ta thử hình dung một nghiên cứu, khi hỏi vài chục cặp cha mẹ rằng họ có u thương con mình khơng, câu trả lời chúng ta có thểhình dung được, vì khơng ai nghi ngờ tình yêu của mình dành cho con cái. Nhưng nếu sau đó chúng ta hỏi ngược lại cũng những đứa trẻ của các bậc cha mẹđó rằng, cha mẹcó u thương các con khơng? Lúc này câu trả lời chắc chắn khơng có sự thống nhất. Sẽ có những đứa trẻ cảm nhận được tình u, có những trẻ khơng, có những trẻ cảm thấy nghi ngờ tình u của cha mẹ. Vậy đấy, chủ thể nói rằng họ yêu thương là một chuyện, nhưng đối tượng có cảm nhận được tình u khơng, có lẽ lại là một câu chuyện khác.
Vấn đềđối với nhận thức khơng giống như niềm tin và tình cảm. Cái biết và cái không biết được phân định và chủ thể dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, nhiều khi do chính giới hạn của nhận thức, nên con người có thểnghĩ rằng điều mình biết là tất cả. Cứ thế, họ yên tâm sống trong thế giới của mình cho đến một ngày họđược ánh sáng tri thức sọi rọi tới. Khi tiến hành nghiên cứu vấn đề giáo dục sớm về bản chất, vai trò, nội dung… tác giả nhận thấy đây là những tri thức khoa học và thật sự cần thiết cho mọi thế hệ, chứ không chỉ cho những người đang làm cha làm mẹtrong giai đoạn hiện nay. Với ý nghĩa này, tác giả nỗ lực tìm hiểu thực trạng nhận thức của những bậc làm cha làm mẹ về vai trò của giáo dục sớm.
Chương 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA PHỤ HUYNH
TRƯỜNG MẦM NON TUỔI THƠ THÀNH PHỐ PHAN THIẾT,
TỈNH BÌNH THUẬN VỀ GIÁO DỤC SỚM