Điểm nhận thức của phụ huynh về năm vai trò của giáo dục sớm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của phụ huynh trường mầm non tuổi thơ, thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận về giáo dục sớm​ (Trang 79 - 142)

Stt Vai trò ca giáo dc sm Điểm Hng

1 Giúp hình thành nền tảng tính cách cho trẻ 3,83 2

2 Giúp trẻ phát triển thể chất 3,94 1

3 Giúp khai mở tiềm năng của trẻ tốt nhất 2,69 4

4 Giúp kích thích não bộ của trẻ phát triển 2,31 5

5 Giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3,47 3

Trung bình cng 3,25

Tác giả tiến hành phân tích điểm nhận thức của phụ huynh vềnăm vai trị của giáo dục sớm như sau:

Bảng 2.8 đã cho thấy, điểm trung bình cộng nhận thức vềnăm vai trị giáo dục sớm của phụ huynh là 3,25 ở mức biết ít trong khi đó, điểm nhận thức của phụ huynh về mức độ quan trọng của giáo dục sớm với sốđiểm là 4,10 (biết rõ), tức khơng có sự tương đồng, điều này trái ngược với ước đoán của tác giả. Tác giảcũng đặc biệt chú ý những vai trò mà phụ huynh có số điểm khảo sát cao nhất trong năm vai trò của giáo dục sớm.

Trước hết là vai trò giúp trẻ phát triển thể chất, điểm khảo sát là 3,94. Đây là vai trò mà phụ huynh có sốđiểm khảo sát cao nhất. Kế đến là vai trị giúp hình thành nền tảng tính cách cho trẻ, đây là vai trị mà phụ huynh có sốđiểm khảo sát cao thứ hai (3,83). Tiếp theo là vai trị giúp phát triển ngơn ngữ cho trẻ, với vai trò này phụ huynh đạt điểm khảo sát là 3,47, đây là sốđiểm cao thứ ba.

Tuy nhiên, phụ huynh lại có điểm khảo sát thấp hơn ở hai vai trò còn lại (giúp

lần lượt là 2,69 và 2,31. Có sự khác biệt khá rõ về điểm số, đặc biệt là ở vai trị kích thích não bộ cho trẻ, phụ huynh chỉ đạt điểm khảo sát ở mức biết rất ít.

Như vậy, khảo sát về vai trò của giáo dục sớm, tác giả đã thu được kết quả không tương đồng. Mặc dù điểm khảo sát phụ huynh về mức độ quan trọng của giáo dục sớm ở mức biết rõ (4,10), nhưng điểm khảo sát phụ huynh nhận thức về năm vai trị của giáo dục sớm thì chỉ ở mức biết ít (3,25). Vì sao? Tác giả phân tích tỉ lệ phần trăm mức độđồng ý của phụ huynh về vai trò của giáo dục sớm như biểu đồ 2.3.

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Giúp hình thành nền tảng tính cách cho trẻ Giúp trẻ phát triển thể chất Giúp khai mở tiềm năng của trẻ tốt nhất Giúp kích thích não bộ của trẻ phát triển Giúp phát triển ngơn ngữ cho trẻ Hồn tồn khơng đồng ý 0.00% 2.56% 10.26% 11.54% 0.00% Không đồng ý 14.10% 6.41% 39.74% 60.26% 24.36% Phân vân 10.26% 10.26% 24.36% 14.10% 15.38% Đồng ý 53.85% 56.41% 21.79% 14.10% 48.72% Hoàn toàn đồng ý 21.79% 24.36% 3.85% 0.00% 11.54% Tỉ lệ c họ n

Mức độ đồng ý của phụ huynh về vai trò của giáo dục sớm

Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ mức độ đồng ý về vai trò của giáo dục sớm (%)

Kết quả khảo sát nhận thức của phụ huynh về mức độ quan trọng của giáo dục sớm đã cho thấy phụ huynh nhận thức ở mức biết rõ. Tuy nhiên, khi khảo sát mức độ đồng ý của phụ huynh vềnăm vai trò của giáo dục sớm thì kết quảthu được như sau:

Ở vai trị giúp hình thành nền tảng tính cách cho trẻcó 42 người (53,85%) đồng ý và 17 người (21,79%) hoàn tồn đồng ý, có 8 người (10,26%) phân vân và 11 người (14,10%) không đồng ý. Đây cũng là vai trị có tổng tỉ lệ phần trăm đồng tình cao thứ hai trong năm vai trò của giáo dục sớm (75,64), chỉ đứng sau vai trò phát triển thể chất, tác giả sẽ phân tích cụ thể hơn ởbên dưới. Điều này cho thấy, ngồi vai trị giúp cho trẻ phát triển thể chất thì phụhuynh nghĩ đến vai trị giúp hình thành nền tảng tính

cách cho trẻ nhiều hơn so với ba vai trò còn lại (khai mở tiềm năng của trẻ, kích thích não bộ của trẻ phát triển, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ).

Chị N.T.A.T, một giáo viên mầm non tư thục nói: "Giáo dục sớm sẽ giúp cho con tự tin, mạnh dạn hơn và tính kỷ luật cho bản thân mình".

Chị N.T.Q.T, một nhân viên viên kếtốn cơng ty tư nhân cho rằng: "Giáo dục sớm tốt cho bé mà cịn tốt cho mình nữa vì giúp cho bé ngoan hơn, nề nếp hơn".

Tuy nhiên, bên cạnh 59 người (75,64%) đồng tình rằng giáo dục sớm giúp hình thành nền tảng tính cách cho trẻ thì vẫn có những người cịn phân vân thậm chí là khơng đồng ý với vai trị này mặc dù tổng tỉ lệkhơng đồng tình và phân vân không cao (24,36%).

Chị N.T.T, một giáo viên mầm non tư thục nói: "Tơi nghĩ chủ yếu là gen, có những đứa bố mẹ cũng rất nghiêm khắc, giáo dục kỹ lưỡng nhưng hư là cũng hư thơi". Cịn chị N.T.K.H (bn bán) nói: "Cũng khơng biết nói sao, cha mẹ sinh con trời sinh tính thơi chị ơi…"

PGS. Phùng Đức Tồn đã đề cập trong tác phẩm của mình, "Phương án 0 tuổi, Chiếc nôi ươm hạt giống tài năng", có những bậc cha mẹ từng than thở với ông rằng con của họ bẩm sinh đã ương ngạnh khó bảo trong khi con của hàng xóm rất ít khi được quản giáo nhưng thật ngoan ngoãn, ham học… và họ nói đó chẳng phải là nét tính cách bẩm sinh hay sao?

Như vậy, hiện nay vẫn cịn khơng ít phụ huynh quan niệm tính cách được hình thành là do di truyền hoặc có tư tưởng "trời sinh voi sinh cỏ", chuyện hình thành tính cách con trẻ mang tính may rủi, định mệnh "cha mẹ sinh con trời sinh tính".

Vai trị giúp trẻ phát triển thể chất có 44 người (56,41%) đồng ý, 19 người (24,36%) hồn tồn đồng ý, có 8 người (10,26%) phân vân, tỉ lệ phần trăm không đồng ý và hồn tồn khơng đồng ý ở mức thấp, lần lượt là 6,41 (5 người) và 2,56 (2 người). Như vậy, đa phần các bậc phụhuynh đều đồng tình rằng giáo dục sớm giúp trẻ phát triển tốt về thể chất. Đây cũng là vai trị có tổng tỉ lệ phần trăm đồng tình cao nhất, 80,77% và đồng thời có tổng tỉ lệ phần trăm khơng đồng tình thấp nhất trong năm vai trò của giáo dục sớm, 8,97%. Điều này cho thấy phụ huynh nghĩ đến vai trò phát triển thể chất hơn các vai trò còn lại.

Chị N.T.K.H (bn bán) nói: "Khi con của tơi trước 4 tuổi, tôi quan tâm nhất là phải làm sao cho con mình khỏe thơi".

Anh T.M.T (thầu xây dựng): "Nhưng theo tôi nghĩ, trẻ con chủ yếu là ăn và chơi để khỏe mạnh là vợ chồng tôi mừng rồi".

Vai trị giúp khai mở tiềm năng của trẻ chỉ có 17 người (21,79%) đồng ý, có 3 người (3,85%) hồn tồn đồng ý, có tới 19 người (24,36%) phân vân. Tác giả thấy, ngồi vai trị giúp kích thích não bộ của trẻ phát triển thì tỉ lệhồn tồn khơng đồng ý của vai trò này cao hơn so với ba vai trị cịn lại (hình thành nền tảng tính cách cho trẻ, giúp trẻ phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ). Đặc biệt, tỉ lệkhông đồng ý ở vai trị này có sự khác biệt rõ so với ba vai trị vừa nêu. Tỉ lệkhơng đồng ý ở ba vai trị: hình thành nền tảng tính cách cho trẻ, giúp trẻ phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ lần lượt là: 14,10%, 6,41%, 24,36%. Trong khi đó, tỉ lệkhơng đồng ý của vai trò giúp khai mở tiềm năng của trẻcao đến 39,74%. Ngược lại, vai trị này có tỉ lệđồng ý thấp hơn nhiều so với ba vai trò nêu trên – 21,79% trong khi tỉ lệđồng ý ở ba vai trị: hình thành nền tảng tính cách cho trẻ, giúp trẻ phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ lần lượt là: 53.85%, 56,41%, 48,72%. Điều này cho thấy, có khơng ít phụhuynh khơng nghĩ tới vai trò khai mở tiềm năng của trẻ.

Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, khi hỏi về lợi ích của giáo dục sớm đối với sự phát triển của trẻ thì khơng có phụhuynh nào đề cập đến vai trò "khai mở tiềm năng cho trẻ" dù rằng họ có đề cập đến lợi ích phát triển nhận thức, trí tuệ như chị N.T.L, nhân viên văn phịng cơng ty tư nhân: "Nếu giáo dục cho trẻ ngay từ khi cịn trong bụng mẹ, bé sẽ phát triển trí tuệ hơn vì trẻ sẽ nhanh nhẹn hơn", anh T.M.T (thầu xây dựng): "…bé nhận thức về cảnh vật, đồ vật xung quanh tốt hơn".

Vai trị giúp kích thích não bộ trẻ phát triển chỉ có 11 người (14,10%) đồng ý, khơng có người nào hồn tồn đồng ý, số người phân vân bằng với số người đồng ý, 11 người (14,10%), nhưng có đến 47 người (60,26%) không đồng ý và 9 người (11,54%) hoàn tồn khơng đồng ý.

Với vai trị này, cả tỉ lệkhông đồng ý và hồn tồn khơng đồng ý đều cao nhất trong 5 vai trị - có sự khác biệt rõ. Trong khi 4 vai trò cịn lại (hình thành nền tảng tính cách cho trẻ, giúp trẻ phát triển thể chất, khai mở tiềm năng của trẻ, giúp trẻ phát

triển ngơn ngữ) có tỉ lệkhông đồng ý lần lượt là: 14,10%, 6,41%, 39,74%, 24,36% thì vai trị giúp kích thích não bộ có tỉ lệkhơng đồng ý là 60,26%.

Ngược lại, vai trị này lại có tỉ lệđồng ý thấp nhất so với 4 vai trị cịn lại (hình thành nền tảng tính cách cho trẻ, giúp trẻ phát triển thể chất, khai mở tiềm năng của trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ). Trong khi tỉ lệ đồng ý ở 4 vai trò này lần lượt là: 53,85%, 56,41%, 21,79%, 48,72% thì vai trị giúp kích thích não bộ trẻ phát triển có tỉ lệđồng ý khiêm tốn - chỉ có 14,10%. Tương tự, tỉ lệhồn tồn đồng ý cũng có sự khác biệt giữa vai trị này với 4 vai trị cịn lại. Trong khi tỉ lệ hồn tồn đồng ý ở vai trị này là 0% thì tỉ lệ hồn tồn đồng ý ở 4 vai trị cịn lại lần lượt là 21,79%, 24,36%, 3,85%, 11,54%. Điều này cho thấy có nhiều phụ huynh (71,80%) khơng nghĩ tới vai trị kích thích não bộ của trẻ.

Sau cùng, vai trị giúp phát triển ngơn ngữ cho trẻ có 38 người (48,72%) đồng ý, 9 người (11,54%) hồn tồn đồng ý, có 12 người (15,38%) phân vân, khơng có ai hồn tồn khơng đồng ý, nhưng cũng có tới 19 người (24,36%) không đồng ý, tỉ lệ này cao hơn so với 2 vai trị: hình thành nền tảng tính cách cho trẻ (14,10%), giúp trẻ phát triển tốt thể chất (6,41%). Như vậy, bên cạnh 47 người (60, 26%) đồng tình với vai trị giúp phát triển ngơn ngữ cho trẻ thì cũng có khơng ít phụ huynh, 19 người (24,36%) khơng đồng tình về vai trị phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Cô N.T.T, một cán bộ quản lí Phịng Giáo dục mầm non - Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Bình Thuận cũng nhận định: "Phụ huynh thì có những người cho rằng: Trẻ con nếu khơng ai dạy, ai bảo thì đến lúc cũng nói, trẻ lên ba cả nhà tập nói, việc gì phải cần đến giáo dục sớm, cứ để cho trẻ phát triển bình thường, tự do".

Tỉ lệđồng ý vềnăm vai trị của giáo dục sớm có thểđược tổng kết lại như sau: Vai trò giúp trẻ phát triển tốt thể chất có tỉ lệ đồng tình (đồng ý và hoàn toàn đồng ý) cao nhất (80,77%), kếđến là vai trị giúp hình thành nền tảng tính cách cho trẻ (75,64%) và tiếp theo là vai trị giúp phát triển ngơn ngữ cho trẻ (60,26%). Hai vai trò còn lại (khai mở tiềm năng và kích thích não bộ của trẻ phát triển) thì có tỉ lệđồng tình thấp hơn rất nhiều, lần lượt là: 25,64%, 14,10%. Ngược lại, tỉ lệkhông đồng tình ở hai vai trị này có tỉ lệ lần lượt là 50% và 71,80% trong khi ba vai trò còn lại (giúp trẻ phát triển tốt thể chất, giúp hình thành nền tảng tính cách cho trẻ, giúp phát triển ngơn ngữ)

có tỉ lệ lần lượt là: 14,10%, 8,97% và 24,36%. Điều này cho thấy, phụhuynh nghĩ tới 3 vai trị: hình thành nền tảng tính cách cho trẻ, giúp trẻ phát triển thể chất và giúp trẻ phát triển ngơn ngữhơn nhiều so với 2 vai trị cịn lại (khai mở tiềm năng và kích thích não bộ của trẻ phát triển).

Ngoài ra, nếu chú ý hơn sẽ thấy, phụ huynh chủ yếu quan tâm đến sức khỏe của trẻ trước tiên và kế đến là tính cách, hai vai trị cịn lại (khai mở tiềm năng và kích thích não bộ của trẻ phát triển) thì nhiều phụ huynh khơng nghĩ tới nhất là vai trị kích thích não bộ của trẻ phát triển, có đến 71,80% khơng đồng tình.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức cho rằng: "Những thành tựu thần kinh hiện đại cho thấy nếu chúng ta làm tốt, giáo dục sớm trong giai đoạn từ thai nhi đến 6 tuổi thì sẽ kích hoạt được 90% tiềm năng của não bộ".

Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy phần lớn phụhuynh thường nghĩ tới một mặt phát triển nào đó của trẻkhi được hỏi về lợi ích của giáo dục sớm, như chị N.T.Q.T, N.T.A.T, N.T.K.O… thì nghĩ tới tính cách như ngoan hơn, nề nếp hơn, có tính kỉ luật, chị T.T.H, giáo viên tiểu học thì nói đến sự phát triển trí tuệ phản ánh qua kết quả học tập. Chỉ có 02 phụhuynh nghĩ đến sự phát triển toàn diện, như anh H.N (kiến trúc sư):

"Giáo dục sớm rất quan trọng vì tốt cho sức khỏe, nhận thức, bồi dưỡng tâm hồn", chị T.T.M.T, một nhân viên y tế: "Giáo dục sớm tốt cho bé cả về thể chất, lẫn tinh thần".

Kết luận: Mặc dù có đến 88,46% phụ huynh đã biết đến thuật ngữ giáo dục sớm, có 87,18% phụhuynh đồng tình rằng, giáo dục sớm có vai quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nhưng họ nhận thức về những vai trò cụ thể của giáo dục sớm cũng chỉ ở mức biết ít. Kết quảcũng khá tương đồng với nhận thức của phụ huynh về khái niệm giáo dục sớm (biết ít). Một lần nữa cho thấy phần lớn phụ huynh chưa đánh giá đúng tiềm năng của trẻcũng như chưa đánh giá được tồn diện về vai trị của giáo dục sớm. Khi bàn về vai trò của giáo dục sớm phần lớn phụ huynh quan tâm đến nội dung nuôi dưỡng con khỏe mạnh và giáo dục, uốn nắn, hình thành những thói quen tốt cho trẻ. Ni con khỏe, dạy con ngoan dường như là ưu tiên số một.

2.3.2.3. Nhận thức về những nội dung của giáo dục sớm

Tác giả tiến hành phân tích điểm trung bình mức độ biểu hiện nhận thức về từng nội dung của giáo dục sớm.

Dựa vào cách tính điểm thang Likert đã trình bày (trang 62), ta có thang điểm gồm 5 mức độnhư sau: - Trung bình cộng từ1 đến 1,8: Hồn tồn khơng biết (HTKB) - Trung bình cộng từ1,81 đến 2,6: Biết rất ít (BRI) - Trung bình cộng từ2,61 đến 3,4: Biết ít (BI) - Trung bình cộng từ3,41 đến 4,2: Biết rõ (BR) - Trung bình cộng từ4,21 đến 5: Biết rất rõ (BRR)

Căn cứvào điểm trung bình ta có thểđánh giá được mức độ nhận thức của phụ huynh về những nội dung của giáo dục sớm, thể hiện ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Điểm trung bình mức độ biểu hiện nhận thức về những nội dung của giáo dục sớm

Stt Ni dung Điểm trung bình

1 Giáo dục bắt đầu càng sớm càng tốt 2,80

2 Giáo dục sớm cần tuân theo qui luật, trình tự phát triển

não bộ của trẻ. 2,53

3 Khi thực hiện giáo dục cho trẻ, cần lưu ý dừng lại trước

khi trẻ muốn dừng. 3,55

4 Trẻ có thể học ngôn ngữ ngay từ trong bụng mẹ 3,59 5 Tác động đến các giác quan của trẻ từ trong thai giúp trẻ

có sự nhạy cảm hơn sau khi chào đời. 3,28 6 Hai tuổi, trẻ có thể học được các chuẩn đạo đức, xã hội. 3,01 7 3 tuổi, trẻ có thể hấp thu những kiến thức văn hóa: thiên

văn, địa lí, lịch sử, văn, tốn… 2,85

8 4 tuổi trẻ có thể tập đọc và tập viết thay vì chờđến 6 tuổi 2,65 9 Giáo dục sớm cho trẻ bằng trò chuyện, đọc thơ, kể, đọc

truyện 2,54

10 Yêu thương – Nghiêm khắc – Tin tưởng là nguyên tắc

không thể thiếu trong giáo dục sớm 3,27

11 Biện pháp noi gương 3,62

12 Vận động là một trong những biện pháp giáo dục sớm rất

hiệu quả. 3,18

Căn cứ vào kết quảđược thể hiện trong bảng 2.9, ta thấy hầu hết phụhuynh đều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của phụ huynh trường mầm non tuổi thơ, thành phố phan thiết, tỉnh bình thuận về giáo dục sớm​ (Trang 79 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)