Tình hình sản xuất nho tại Trung Quốc năm 1998

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến nho ở khánh hòa, ninh thuận, bình thuận (Trang 30 - 36)

Tỉnh Diện tích trồng nho Sản lượng nho

Nghìn ha Tỉ lệ % cả nước Nghìn tấn Tỉ lệ % cả nước Xingjiang 32,0 18,0 555,4 23,6 Hebei 31,5 17,7 404,4 17,1 Shangdong 20,9 11,7 269,0 11,4 Liaoning 14,2 8,0 275,6 11,7 Henan 11,3 6,3 153,0 6,5 Cả nước 178,0 100 2358,2 100

Nguồn: Thống kê Nông Nghiệp Trung Quốc 1999

Hầu hết trái cây sản xuất ở Trung Quốc được kinh doanh bằng hệ thống tiếp thị trong nước. Việc xuất khẩu trái cây rất nhỏ, trung bình khoảng 600.000 tấn mỗi năm, hoặc 1,2% tổng sản lượng trong nước. Tình hình tiếp thị nho cũng giống như các loại trái cây khác, 650 tấn nho và 1.100 tấn nho khô được xuất khẩu năm 1997. Xuất khẩu nho đứng thứ 6 trong các loại trái cây xuất khẩu ở Trung Quốc, đứng sau táo, cam quýt, lê, chuối và đào. Tuy nhiên, nhập khẩu nhiều hơn xuất, năm 1997, gần 4800 tấn nho được nhập khẩu gấp khoảng 7,4 lần nho xuất. Nho nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ và hầu hết nho nhập khẩu là loại nho Red Globe. Với loại nho khô nhập vào Trung Quốc thì ít hơn nho khô xuất, gần 460 tấn nho khô nhập năm 1997 chỉ khoảng 1/2 sản lượng xuất.

1.3.1.2. Tình hình chế biến nho trên thế giới

Nho ngoài mục đích ăn tươi, nho còn là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Nho được chế biến thành rượu, nho khô, nước ngọt, nho đóng hộp,... Trên thế giới ngành chế biến nho phát triển tương đối sớm nhất là ở các nước Tây Âu, Bắc Âu và Bắc Mỹ.

Nước Pháp là quốc gia nổi tiếng về trồng nho và sản xuất rượu vang. Năm 1992, đất trồng nho ở Pháp khoảng 1.100.000 ha và sản xuất được 60- 70 triệu hectôlit rượu vang. Rượu vang của Pháp chất lượng cao và độc đáo với các nhãn hiệu: Boocđô, Cônhắc, AOC,...[12, tr 71]

Rượu vang của Hoa Kỳ ngày nay đã có thể cạnh tranh được với những thứ rượu nho thượng hảo hạng của nước Pháp. Một trong những vùng trồng nho và cất rượu vang nổi tiếng của nước Mỹ là thung lũng Napa. Napa được biết đến là nhờ nó có tới hơn 175 nhà sản xuất rượu nho để đưa ra thị trường một số những loại vang cabemet, chardonnay, pinot noir, Zinfandel và merlot ngon nhất.

Chế biến rượu nho [10, tr 131-132]

Rượu nho chủ yếu được chế biến ở các nước châu Âu, Bắc Phi, Nam Phi và Nam Mỹ. Những giống nho vùng ôn đới thích hợp cho việc chế biến rượu. Yêu cầu của giống nho làm rượu là phải có hương vị thơm trong thời gian dài, giữ được đến sau khi chế biến, có đủ lượng đường, độ ngọt trên 24%, độ axit 0,5- 0,7% và vitamin 0,57-0,8%. Đối với những giống nho trồng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới thường có hàm lượng đường thấp, cần phải thêm 5-8kg đường cho 100kg nước ép để cho ra rượu nhẹ 12%. Trên thế giới, những giống nho White Riesling, Chardonnay, Cabemet Sauvignon, và Muscat Blanc cho ra rượu có chất lượng cao với hương vị tuyệt hảo.

Chế biến nho khô [10, tr 127-129]

Sản phẩm nho chế biến giữ vị trí thứ hai là khô nho, xuất hiện muộn hơn so với ngành chế biến rượu nho.

Chế biến nho khô tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Bắc Phi. Hiện nay sản lượng nho khô trên thế giới khoảng 750.000 tấn trong đó Hoa Kỳ sản xuất chiếm 30%, kế đến là Thổ Nhĩ Kỳ 25%, Hy Lạp 20%, Úc 10%, Iran 5%, Afganixtan 5%, các nước còn lại như Italia, Marốc, Ai Cập,... khoảng 5%.

Để làm nho khô, cần chọn những quả đã chín hoàn toàn, vỏ quả mỏng, nhiều thịt, giữ được nhiều mùi vị, màu sắc khi khô, quả chín đồng đều và dính chắc với cuống để không bị chảy nước trong quá trình chế biến.

* UNho khô tư nhiên

Loại nho này không dính, có màu mận, vỏ dai, giữ nguyên cả lớp phấn trên vỏ quả, khi bảo quản không bị đóng bánh.

U

Cách làmU: Phơi nho trong khay gỗ (miếng giấy) trong 1-2 tuần. Khi thấy vỏ quả lớp trên đã nhăn nheo thì lật lại cho khô đều, sau đó cuốn giấy lên để có độ ẩm đồng đều. Khi độ ẩm còn từ 13-15% thì xếp vào hộp khoảng 2-3 tuần để cân bằng độ ẩm. Sau đó xông hơi bromua methyl và gói lại sau khi đã phân loại. Trước khi cất trữ cần xông hơi bằng đioxit lưu huỳnh để chống thối.

* UNho khô tao màu vàng

Sau khi làm khô, nho có màu vàng chanh, mềm vừa phải và hơi dính.

U

Cách làmU: nhúng chùm nho vào NaON (xút ăn da) 0,2-0,5% trong 2-3 giây ở nhiệt độ 90-95P

0

P

C, rồi rửa ngay bằng nước lạnh. Nếu thấy bề mặt quả mỏng đi nhìn thấu bên trong là được. Sau đó đưa nho vào buồng kín xông hơi đioxit lưu huỳnh (khoảng 100-200g/tạ nho) trong 24 giờ, khi quả vàng đều là được. Thổi không khí nóng 60-70P

0

P

C từ 18-50 giờ để quả khô. * UNhó khô bằng phương pháp xử lý soda và dầu

U

Cách làmU: nhúng nho vào dung dịch NaCOR3R 3-4%, ở nhiệt độ 40P

0

P

C và 0,1% NaOH. Cho thêm vào dung dịch một chút dầu ô liu tạo thành váng mỏng. Xử lý xong, xếp các chùm nho ra khay và phơi nắng cho đến khi khô.

Chế biến nước ngọt [10, tr 130]

Trên thị trường nho thế giới còn có sản phẩm nho đóng hộp và nước ngọt sản xuất từ nho hay có hương vị nho. Tuy nhiên những sản phẩm này còn ít và chưa phổ biến đến người tiêu dùng. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nhất là trong công nghệ sinh học, công nghiệp chế biến tạo điều kiện cho ngành chế biến nho phát triển mạnh trong tương lai, góp phần tăng chất lượng và sản lượng nho, đa dạng hóa sản phẩm nho trên thị trường.

Nước ép nho làm thức uống với nhiều vitamin và các chất bổ dưỡng cơ thể. Người ta dùng tay bóp vỡ quả nho hoặc máy trục xoắn ép quả, đun nóng phần thịt quả nát ở nhiệt độ 70P

0

P

C trong vòng 2 phút, sau đó dùng vải muslin lọc. người ta thường trộn lẫn quả nho xanh với nho đỏ với các tỷ lệ khác nhau tùy thuộc giống để có màu sắc đẹp. Nước ép được đóng vào chai hoặc hộp lon, bảo quản nhờ nhiệt hoặc hút chân không ở 35 -400c để làm đậm đặc dung dịch tới 68-700Brix. Nhờ hàm lượng đường cao mà nước nho đựoc bảo quản tốt.

1.3.1.3. Phân loại nho theo công dụng

Nho ăn tươi

Nho được tiêu thụ dưới dạng quả tươi. Các giống có màu sắc bề ngoài quả đẹp, mùi vị hấp dẫn, vận chuyển đi xa ít bị dập nát, thịt quả cứng, vỏ quả dai, cuống quả liên kết chặt với quả và quả giữ được chất lượng tốt sau thu hoạch. Các giống nho ăn tươi chủ yếu Muscat Hamburg, Thompson Seedless, Tokay, Muscat of Alexandra, Black Queen, Redstar, NH.01-48, Ribier, Cardinal,...

Nho khô

Những giống nho trồng để làm khô nho. Những giống này thường có cấu trúc quả mềm, không hạt, hàm lượng đường cao, hương vị dễ chịu và ít bị dính

khi bảo quản sản phẩm. Những giống nho không hạt như Thompson Seedless, Black corinth, Seedless sultana, Red corinth, Muscat of Alexandra,...

Nho rượu

Các giống nho được trồng để sản xuất rượu vang và một số rượu mạnh cao cấp, đắt tiền. Loại nho này chủ yếu trồng ở Châu Âu, Nam Phi, Bắc Phi, Nam Mỹ, Úc và Hoa Kỳ với các giống như White Riesling, Ruby Red, Chardonnay, Cabemet Sanvignon, Tinta Maderia, Chambourcin, NH.02-04 và Muscat Blanc.

Nho làm nước ngọt

Những giống nho có dịch nước ép ngọt để làm đồ uống. Nước quả nho có thể giữ lại được hương vị tự nhiên của nho tươi thông qua việc lọc và bảo quản. Ở Hoa Kỳ dùng giống Concord, các nước Trung Âu dùng giống White Riesling và Chasslas dore, Pháp dùng giống Aramon và Carignan.

Nho đóng hộp

Các giống nho không hạt như Thompson Seedless và Canner thường được dùng đóng hộp chung với loại quả cây khác.

1.3.2. Tình hình tổ chức lãnh thề trồng và chế biến nho ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cây nho có thể nhìn thấy ở mọi nơi. Đã từ rất lâu, người dân Hà Nội đã trồng nho xung quanh nhà để làm cảnh và che bóng râm. Những cây nho trồng giàn có những quả nhỏ và chùm nhỏ nhưng vị rất chua và giá trị dinh dưỡng thấp. Hiện nay, chỉ ở miền Nam mới có nho trồng để kinh doanh, chất lượng nho chưa lý tưởng nhưng cần thiết như trái cây khác.

Nghề trồng nho đã tồn tại hàng ngàn năm trên một số nơi trên thế giới nhưng ở Việt Nam chỉ mới phát triển trong những năm gần đây. Từ khi nó có giá trị kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác, diện tích trồng nho ở Việt Nam nhanh chóng tăng lên từ những năm 1990, chỉ có nho tươi là hàng hóa thương mại chính từ trồng nho.

Trong các loại cây thực phẩm có nhiều loại có giá trị cao, đem lại nhiều hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, bổ sung chất khoáng và vitamin có lợi cho con người. Trong đó nho là một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, như ăn tươi, ché biến thành nhiều sản phẩm có giá trị thương mại như rượu vang, cônhắc, nho khô, nước ngọt, nho đóng hộp,... và là một trong những loại quả giàu dinh dưỡng, bổ sung sức khỏe cho người. Cây nho là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Cây nho có thể khai thác hết, lá nho dùng làm phân bón, rễ nho dùng làm thuốc nam, trái nho non có thể dùng làm dưa chua. Cây nho là thu nhập chính, là cây góp phần "Xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu".

Tại Việt Nam, theo trung tâm khảo cứu Nông nghiệp Ninh Thuận (trước giải phóng), cây nho đã được du nhập vào từ năm 1971 với trên 70 giống có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới từ Thái Lan, Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ. Sau năm 1975, do chưa có định hướng phát triển cay nho nên vườn tập đoàn giống nho đã bị chặt phá. Cho đến những năm 1980- 1990 chỉ còn tồn tại 4 giống nho trong vườn cây ăn quả của Trung tâm Nghiên cứu Cây bông Nha Hố (Cardinal, Ribier, Muscat de St.vallier và Alden) và cũng bị phá bỏ cùng với những cây khác vào năm 1985. Những năm sau đó, chỉ còn duy nhất giống nho đỏ Cardinal đang được trồng trọt mang tính thương mại ở tỉnh Ninh Thuận và Bắc Bình Thuận.

Việc tiến hành nghiên cứu nho ở Việt Nam được thực hiện chính của Trung tâm nghiên cứu cây Bông, nơi có chuyên ngành nghiên cứu vụ mùa hoa quả và thực phẩm phục vụ cho nông nghiệp địa phương. Để hiểu nhiều hơn về tầm quan trọng của tình hình trồng nho ở Việt Nam và giúp đỡ người trồng nho nhằm giải quyết vấn đề về sản xuất về giống và công nghệ. Từ năm 1989, Trung tâm nghiên cửu cây Bông Nha Hố ở Ninh Thuận đã tiến hành nghiên cứu một số vấn đề quan trọng trong việc phát triển nghề trồng nho.

Theo Phạm Hữu Nhượng, 2000, ở Việt Nam cây nho được trồng tập trung chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận và Bắc Bình Thuận với diện tích khoảng 2.500-2.700 ha và một số ít ở phía Nam tỉnh Khánh Hòa, trên các vùng khí hậu khô nóng và có lượng mưa thấp. Trong những năm gần đây, cây nho được phát triển ra các tỉnh phía Bắc, vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm. Tại vùng này cây nho có thể sống được nhưng sản lượng không đạt như mong muốn do áp lực lớn của bệnh và do cây nho phải ngủ nghỉ qua đông làm giảm mùa vụ khai thác trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến nho ở khánh hòa, ninh thuận, bình thuận (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)