Diện tích trồng nho ở một số tỉn hở nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến nho ở khánh hòa, ninh thuận, bình thuận (Trang 36 - 40)

Tỉnh Diện tích trồng nho (ha) Chú thích

1985 1990 1995 1999

Bấc Giang 0 0 23 3 Nho ăn và nho

chê biên (nho rượu và nho khô) Hà Tây 0 0 16 10 Hải Dương 0 0 17 0 Quảng Ninh 0 0 7 0 Vĩnh Phúc 0 0 12 12

Bình Thuận 0 0 100 250 Trồng nho ăn

Ninh Thuận 26 306 1952 2400

Tồng 26 306 2127 2675

Nguồn: FAO, tháng 7, 2001

Nho được trồng với mục đích thương mại bắt đầu những năm cuối thấp kỷ 70 ở phía Bắc tỉnh Thuận Hải (bao gồm tỉnh Ninh Thuận và huyện Tuy Phong của tỉnh Bình Thuận). Ngoài ra, nho còn trồng tại một số xã ở huyện Phú Hòa, Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, ở phía Nam tỉnh Khánh Hòa, và một số tỉnh ở phía Bắc như Bắc Giang, Hà Tây, Hải Dương, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc, nho bắt đầu trồng với 1 tỉ lệ nhỏ để thử nghiệm. Sau đó, việc nghiên cứu chỉ được thực hiện ở vùng đất trồng nho tỉnh Ninh Thuận.

Biểu đồ 1.1: Diện tích trồng nho ở Ninh Thuận và Bình Thuận

Dựa vào bảng 1.3 và biểu đồ 1.1, cho thấy rằng nho được trồng chủ yếu ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Hiện nay, diện tích trồng nho chủ yếu ở Ninh Thuận (chiếm 90% diện tích) và Bình Thuận (chiếm 9% diện tích của cả nước). Cho đến nay, số liệu thống kê về sản lượng nho ở Việt Nam chưa được cung cấp bởi Cục Thống Kê vì diện tích trồng nho quá nhỏ so với các cây trồng khác.

Sản lượng nho của Việt Nam đến năm 2003 đạt khoảng 60.000 tấn quả/năm. Sản lượng chủ yếu dùng để ăn tươi, lượng nho quả các nhà máy chế biến rượu thu mua để chế biến rượu vang ước khoảng 300- 400tấn /năm. Còn các cơ sở chế biến xirô nho, mật nho ước khoảng 10.000 tấn /năm.

Giống nho trước đây trồng chủ yếu là giống Cardinal, mỗi năm thu hoạch khoảng năng suất bình quân 200 - 300tạ/ha, năng suất cao nhất là vụ Đông Xuân, Hè Thu, thấp nhất là vụ Thu Đông (bằng 50%).

26 306 1952 2400 2750 1709 1615 0 0 100 250 251 298 310 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 1985 1990 1995 1999 2003 2004 2005 ha Nam Ninh Thuận Bình Thuận

Hiện nay, nho còn được trồng thử nghiệm ở tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên quy mô nhỏ. Điển hình có ông Huỳnh Tấn Sơn, thôn Phú Tân, Xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng trồng giống nho mới Cự Phong có nguồn gốc từ Nhật Bản (dưới sự trợ giúp của chuyên gia Nhật Bản) đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2003, ông Sơn trồng phủ kín 1,5 ha theo mô hình "trên nho, dưới hoa". Đen năm 2005, ông Sơn thu hoạch vụ đầu tiên vơi 3 tấn nho được tiêu thụ nhanh với giá 30.000 đồng/kg (loại 2) và 45.000 đồng/kg (loại 1).

1.3.2.2. Chính sách của Nhà Nước về phát triển ngành trồng nho

Chính phủ Việt Nam ban hành một số chính sách chung hướng dẫn phát triển mùa vụ cây ăn trái trên cả nước, gồm có nho. Những chính sách này bao gồm việc khuyến khích người nông dân thay đổi mùa vụ cây trồng, đa dạng hóa cây trồng trong nông nghiệp và sản phẩm nông sản với điều kiện là người nông dân được vay tiền với tỉ suất thấp, hấp dẫn và xây dựng hồ chứa nước mới cũng như hệ thống kênh đào chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, Bộ NN & PTNT Việt Nam bước đầu đã đầu tư nghiên cứu và mở rộng nông nghiệp gồm việc khảo sát về kỹ thuật trồng nho cho nông dân, định hình cho việc mở rộng nông nghiệp hiện đại cho việc trồng các giống cây trồng mới giống như chương trình IPM. Tuy nhiên, những đẩu tư mới này quá nhỏ so với những yêu cầu của những người trồng nho đặc biệt kỹ thuật sản xuất.

Năm 1992, tỉnh Ninh Thuận tái thành lập, Tỉnh được phê chuẩn, việc phát triển ngành trồng nho là một trong những nhiệm vụ cho chương trình phát triển KT - XH. Kể từ đó, chính quyền tỉnh bắt đầu quan tâm hơn về việc phát triển ngành trồng nho bằng cách đầu tư nghiên cứu thu thập giống cây trồng, khảo sát vùng thích hợp cho trồng nho và xây dựng chế biến các giống nho rượu,... Tuy nhiên, những đầu tư này vẫn không đủ so với sự cần thiết của sản xuất.

Ở Việt Nam có 4 tổ chức duy trì nghiên cứu cây nho. Đó là Trung tâm nghiên cứu cây Bông, Viện nghiên cứu Rau quả Hà Nội, Trung tâm giống cây trồng và Vật nuôi Ninh Thuận và Trung tâm phát triển KT- XH Bình Thuận.

Tại Trung tâm nghiên cứu cây Bông, từ năm 1994 đến 2000 những giống nho tốt được tiến hành nghiên cứu, giới thiệu và thu thập gồm 61 giống. Trong đó, có 12 giống thu thập trong nước và 49 giống được giới thiệu từ nước ngoài (Pháp, Hoa Kỳ, Australia, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và Đức), gồm 34 giống nho tươi, 25 giống nho rượu và 3 loại gốc ghép. Nhờ vậy, kết quả của việc nghiên cứu thu thập này là một vài giống đặc biệt triển vọng được nhận biết và tiến hành nghiên cứu sâu hơn. Những giống nho tươi được lựa chọn là NH-01- 08, NH-01-48 và NH-01-60, giống nho rượu được lựa chọn là NH-02-04, NH- 02-10 và NH-02-17 và giống nho khô được lựa chọn là NH-01-11.

Ở Viện nghiên cứu Rau quả Hà Nội, 5 giống nho rượu giới thiệu từ Pháp được tiến hành nghiên cứu từ năm 1995. Kết quả, giống Vilard noir được nhận biết là một giống cho khả năng sản xuất cao nhất và chất lượng tốt nhất (Nguyễn Quốc Hùng, Trần Thế Túc, Vũ Mạnh Hải và Stephen Desmazieres, 1999). Bên cạnh đó, Viện vừa được giới thiệu thêm một số giống nho. Hiện tại, có 28 giống trong bộ thu thập ở đây gồm 16 giống nho tươi và 12 giống nho rượu.

Ở Trung tâm giống cây trồng và Vật nuôi Ninh Thuận, giống nho thu thập chính chủ yếu nho rượu từ Australia năm 1995. Năm 1996, các nhà khoa học Đức bổ sung một vài giống nho tươi và nho gốc ghép. Hiện nay, có 33 giống trong bộ sưu tầm gồm 17 giống nho tươi, 13 giống nho rượu và 3 giống gốc ghép. Từ kết quả của việc nghiên cứu thu thập giống, giống nho tươi Black Queen được phục hồi từ chương trình sản xuất thí điểm quy mô nhỏ.

Tại Trung tâm phát triển KT - XH Bình Thuận (thành lập bởi các nhà khoa học Đức với chính quyền tỉnh Bình Thuận), một trong những nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu giống nho cho nông dân huyện Tuy Phong. Cho đến nay, Trung tâm có 42 giống nho thu thập thích nghi được ở đây, trong đó có 32 giống nho tươi, 5 giống nho rượu và 5 giống gốc ghép. Trung tâm cũng đã phục hồi được giống nho tươi Black Queen từ chương trình sản xuất thí điểm quy mô nhỏ.

Cho đến nay, hầu hết nho sản xuất chủ yếu ở Ninh Thuận và Bình Thuận được tiêu thụ là nho tươi và một số ít nho với chất lượng kém dùng để chế biến thành nước ép trái cây và rượu nho tại địa phương. Nho được vận chuyển đến mọi nơi ở Việt Nam bởi người buôn bán và người môi giới trung gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến nho ở khánh hòa, ninh thuận, bình thuận (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)