Tên giống Thòi gian từ cắt cành đến chín (ngày) Sức sống Khối lượng chùm (g) Màu sắc quả Số hạt mỗi quả Brix Năng suất Muscat Blanc de Saint Vallier 98-103 Mạnh 150-200 Vàng 3,0 16-18 Cao Muscat Baily A 115-120 Mạnh 200-250 Tím 2,0 15-16 Cao Ribier 105-110 Rất Mạnh 200-250 Tím đen 3,0 14-16 Rất cao Alden 102-105 Mạnh 100-150 Tím đen 2,1 16-17 Cao Golden Alexandria 100-105 Rất Mạnh 200-150 Vàng 1,8 16-17 Rất cao Cardinal 87-95 Mạnh 150-200 Đỏ 3,0 14-16 Cao
Nguồn: Kỹ thuật trồng nho – Nhà Xuất bản Nông nghiệp
2.2.3.1. Giống nho đỏ Cardinal
Giống cây này có sức sống trung bình tới cao. Chùm hoa ra ở đốt thứ 1-8. Chùm quả lớn trung bình, hình nón cụt hoặc nón dài. Quả có màu đỏ sáng hoặc đỏ sẫm khá hấp dẫn, hình cầu hoặc elip. Kích thước quả nhỏ tới trung bình, quả
thường có 2-3 hạt, chín không đều. Chất lượng quả trung bình 14-150Brix. Đây là giống nho chín sớm, thời gian cắt cành tới chín 87-95 ngày. Năng suất trung bình tới cao. Đây là con lai của giống Tokay với Ribier, đựoc thực hiện tại Trạm nghiên cứu vườn liên bang Frens (Caliíòmia, Mỹ).
Giống nho này được trồng chủ yếu cho mục đích ăn tươi. Giống này mẫn cảm với nhiều loại nấm bệnh.
2.2.3.2. Giống nho tím Ribier
Giống cây có sức sống mạnh, lá to, mặt dưới lá nhám, nhiều lông. Chùm quả và dạng quả tương tự như nho đỏ Cardinal vì nó là giống bố của nho đỏ. Quả có màu tím đen, khối kượng quả khá lớn 4,5 -5g, vỏ quả mỏng. Cuống quả liên kết với phôi tâm không chắc. Chất lượng quả thuộc loại trung bình với 14- 160Brix.
Giống này có thời gian sinh trưởng dài hơn nho đỏ Cardinal, từ khi cắt cành đến chín 105 - 110 ngày. Đây là giống ít mẫn cảm với bệnh mốc sương hơn so với nho đỏ Cardinal.
2.2.3.3. Giống NH.01-48 (White Malaga)
Giống này được nhập nội từ Thái lan vào Viện nghiên cứu cây Bông và cây có sợi Nha hố từ năm 1996 và được Bộ NN & PTNT công nhận cho phổ biến từ năm 1999. Đây là giống sinh trưởng khá khi ghép trên gốc ghép Couderc 1613 và sinh trượng yếu khi trồng từ cây giâm hom cua chúng.
Thời gian từ khi cắt cành đến thu hoạch 115 - 120 ngày. Năng suất từ 16 - 20 tấn/ha/vụ. Chùm quả từ trung bình đến lớn. Kích thước quả trung bình. Quả có hình thon dài. Quả khi chín có màu xanh. Quả có từ 2-3 hạt. Độ Brix từ 16- 20%.
Giống này bị nhiều loại sâu bệnh gây hại ở mức nhẹ đến trung bình, đặc biệt là bệnh thán thư (Gloeosporium ampelophagum.) và bệnh thối trái hay còn gọi là bệnh mốc xám (Botrytis cinerea) bị nhiễm trung bình (Theo báo cáo của
TS. Nguyên Thơ, Phân viện Công nghệ sau thu hoạch tại Hội thảo Sản xuất và tiêu thụ nho Ninh thuận, tháng 12 năm 2002).
2.2.3.4. Giống Black Queen
Giống nho Black queen được nhập nội từ California, Mỹ vào Trại Giống nho Vĩnh hảo từ tháng 6 năm 1997 và được UBND Tỉnh Bình thuận cho phép khảo nghiệm diện rộng vào tháng 11 năm 1999.
Giống Black queen sinh trưởng rất mạnh trên gốc ghép Couderc 1613 và sinh trưởng mạnh khi trồng từ cây giâm hom của chúng. Thời gian từ khi cắt cành đến lúc thu hoạch từ 115 - 120 ngày. Năng suất bình quân từ 16-24 tấn/ha/vụ. Chùm quả rất lớn, kích thước quả lớn, quả hình bầu dục đến hơi tròn. Khi chín vỏ quả có màu đen. Vỏ quả dính chặt với thịt quả giòn. Quả có từ 3-4 hạt. Độ Brix từ 17-20%.
Giống này ít bị sâu bệnh, riêng bệnh thối trái (Botrytis cinerea) nhiễm trung bình. Đây là một trong những giống nho ăn tươi có triển vọng ở nước ta.
2.2.3.5. Giống RedStar
Giống Red Star nhập từ California (Mỹ) (năm 1998). Cây có sức sống trung bình. Thời gian cắt cành tới chín từ 110 - 115 ngày. Lá màu xanh nhạt, ít lông, chẻ thúy sâu, có kích thước trung bình tới lớn (16-19cm). Chùm hoa phân nhánh nhiều. Chùm quả có hình nón, kích thước lớn, khối lượng chùm 600-800g. Số quả trung bình mỗi chùm 70-90quả. Quả hình cầu, mỗi quả có 2-4 hạt; khi chín quả có màu đỏ; khối lượng quả 7,8- 8,3g. Vỏ quả dính chặt với thịt quả, thịt quả giòn. Chất lượng quả tốt với 16-170Brix. Năng suất trung bình 12-14 tấn/ha/vụ.
Đây là một trong những giống nho ăn tươi có triển vọng ở nước ta. Giống nho này có khả năng kháng bệnh mốc sương khá hơn so với nho đỏ Cardinal.
Giống này nhập từ Thái Lan (năm 1997). Cây có sức sống trung bình đến cao. Thời gian cắt cành tới chín từ 90 - 95 ngày. Lá màu xanh đậm, ít lông, chẻ thúy sâu, có kích thước nhỏ tới trúng bình (13-16cm). Chùm hoa phân nhánh nhiều. Chùm quả có hình nón, kích thước trung bình đến lớn, khối lượng chùm 200-350g. Số quả trung bình mỗi chùm nhiều 95- 130 quả. Quả không hạt, hình cầu khi chín quả có màu đen; khối lượng quả 2,3- 2,5g. Vỏ quả dính chặt với thịt quả, thịt quả chắc vừa phải. Chất lượng quả tốt với 16-170Brix. Chùm quả có đặc điểm chín không đều. Năng suất từ trung bình 10-13 tấn/ha/vụ. Giống nho này có khả năng kháng bệnh mốc sương tốt.
2.2.3.7. Giống NH.02-04
Đây là giống nho rượu có triển vọng nhất, nhập từ Pháp năm 1994. Cây có sức sống cao. Thời gian cắt cành tới chín từ 110 - 115 ngày. Lá tròn, màu xanh nhạt, ít lông, chẻ thúy sâu, có kích thước trung bình (15-17cm). Chùm hoa có hình dạng dài, ít phân nhánh. Chùm quả có hình nón, thuôn dài, khối lượng chùm quả 200-250g. Số quả trung bình mỗi chùm nhiều 150- 180 quả. Quả hình cầu, mỗi quả từ 2-3 hạt; khi chín quả có màu xanh hơi vàng; khối lượng quả 1,2- l,4g. Hương vị thơm ngon, thịt quả mềm. Độ axit và độ đường cao 16-180Brix, vỏ quả mỏng. Năng suất khá cao 15-18 tấn/ha/vụ.
Giống nho này có thể trồng để khai thác quả làm rượu và chế biến nước ngột rất tốt. Chúng có khả năng kháng cao với nhiều loại bệnh.
2.2.3.8. Giống Chambourci (NH.02-10)
Đây là giống nho rượu nhập từ úc năm 1994. Cây có sức sống trung bình. Thời gian cắt cành tới chín từ 95 - 110 ngày. Lá hình tím, mỏng, màu xanh đậm, ít lông, có kích thước trung bình (15-17cm). Cuống lá đỏ, chùm hoa phân nhánh nhiều. Chùm quả có hình nón hơi thuôn dài, khối lượng chùm quả 150-200g. Quả hình cầu, mỗi quả từ 2-3 hạt; khi chín quả có màu đen sẫm; khối lượng quả 1,8- 2,0g. Hương vị thơm chua ngọt. Độ axit và độ đường cao 16-170Brix, vỏ
quả dày. Năng suất trung bình 8-10 tấn/ha/vụ. Rượu vang và nước ngọt chế biến từ giống nho này có màu sắc khá hấp dẫn.
Giống nho này có khả năng kháng cao với nhiều loại bệnh trừ bệnh rỉ sắt, thường bị bọ trĩ hại nặng.
2.2.3.9. Giống RubiRed (NH.02-09)
Đầy là giống nho nhập từ Úc năm 1994. Cây có sức sống trung bình. Thời gian cắt cành tới chín từ 100 - 110 ngày. Lá hơi tròn, dày, màu xanh nhạt, ít lông, chẻ thúy nông, có kích thước trung bình (15-17cm). Chùm hoa phân nhánh nhiều. Chùm quả có hình nón hơi tròn; khối lượng chùm quả 50-150g. Quả hình cầu, mỗi quả từ 1-3 hạt; khi chín quả có màu đen sẫm; khối lượng quả 1,3- l,5g. Hương vị thơm chua ngọt. Độ axit và độ đường cao 18-200Brix, vỏ quả dày. Năng suất trung bình 7-10 tấn/ha/vụ.
Rượu vang và nước ngọt chế biến từ giống nho này có màu sắc khá hấp dẫn. Giống nho này có khả năng kháng cao với bệnh mốc sương và thán thư, nhiễm bệnh rỉ sắt, thường bị bọ trĩ hại nặng.
2.2.3.10. Những giống nho gốc ghép có triển vọng
Couderc 1613
Gốc ghép này được nhập đầu năm 1999. Đây là con lai của giống Solanis và Othello. Giống này có sức sống rất cao. Bộ rễ phát triển mạnh, có khả năng kháng tuyến trùng trong đất. Giống này thích nghi được với nhiều chân đất, có khả năng chống chịu rất tốt với điều kiện môi trường bất thuận như đất nhiễm mặn, ẩm ướt hoặc khô hạn. Đặc biệt chúng có khả năng tiếp nhận mắt ghép rất tốt với tỷ lệ ghép sống cao trên 95%.
Cây có đường kính thân lớn và sinh trưởng mạnh ngay từ thời gian đầu, khi mới giâm cành, tương đối thuận lợi cho kỹ thuật ghép cành. Khả năng kháng sâu bệnh của giống này rất cao, gần như không thấy bệnh mốc sương, phấn trắng và thán thư.
Ramsey
Gốc ghép này được nhập từ Úc, năm 1997; có sức sống cao. Cây có khả năng sinh trưởng mạnh. Rễ có khả năng kháng tuyến trùng trong đất. Giống này có khả năng chống chịu rất tốt với điều kiện môi trường bất thuận như đất nhiễm mặn, ẩm ướt hoặc khô hạn. Chúng có khả năng tiếp nhận mắt ghép rất tốt với tỷ lệ ghép sống cao trên 95%. Khả năng kháng sâu bệnh của giống này rất cao, chỉ bị nấm sét ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên thời gian đầu mới ươm, cây con chậm phát triển, với đường kính thân nhỏ, khó ghép. Đòi hỏi thời gian dài để cây có đường kính đủ lớn cho việc ghép cành.
Bảng 2.2: So sánh ưu nhược điểm của giống nha Cardinal và giống nho Black Queen và White Malaga
Giống nho Cardinal Giống nho Black Queen và White Malaga
Ưu điểm:
- Thời gian sinh trưởng ngắn, từ cắt cành đến thu hoạch 90 ngày. - Dễ chăm sóc.
- Năng suât và chất lượng cao - Ít sâu bệnh hại
- Màu sắc và mẫu mã quá đẹp
- Nếu áp dụng đúng kỹ thuật canh tác Nho sẽ đạt chất lượng, an toàn
- Giá tiêu thụ cao (5000-18000 đ/kg) Nhươc
điểm:
- Nhiễm nhiều sâu bệnh hại - Bị bệnh nứt trái trong cả vụ nắng và mưa
- Chất lượng quả không cao - G i á tiêu thụ thấp (1500-4000 đ/kg)
- Bệnh thối trái xuất hiện trung bình, có thể khắc phục bằng biện pháp canh tác và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Đòi hỏi cao về đầu tư thâm canh, và kỹ thuật canh tác.
Nguồn: Dự án phát triển cây nho – huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2004 - 2010
Ngoài hai gốc ghép kể trên thì những giống nho ăn tươi Anab-e-Shahi, Alden,.... Có đặc tính tốt như kháng tuyến trùng, chống chịu rất tốt với điều kiện môi trường bất thuận cũng được sử dụng làm gốc ghép. Kết quả đánh giá của trung tâm nghiên cứu cây bông cho thấy những giống nho ăn tươi NH.01-48,
Black Queen, Pakchong được ghép trên những gốc ghép này sinh trưởng rất mạnh và cho năng suất cao hơn trồng trực tiếp bằng hom.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở phần cong vươn ra biển xa nhất về phía Đông.
Phía Bắc: giáp tỉnh Phú Yên. Phía Nam: giáp tỉnh Ninh Thuận.
Phía Tây: giáp tỉnh ĐăkLăk và Gia Lai. Phía Đông: giáp Biển Đông.
Về mặt tổ chức hành chính, đến năm 2001, Khánh Hòa gồm: 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện, 5 thị trấn, 27 phường và 104 xã.
2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Khí hậu Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm là 26P 0 P C. Tổng nhiệt độ khoảng 9500P 0 P
C. Lượng mưa trung bình năm trên dưới 2000m, trong đó vùng đồng bằng ven biển phổ biến là 1000-1200mm.
Khánh Hòa gồm các nhóm đất chính:
Đất cát và cồn cát có diện tích 10.550 ha, chiếm 2% diện tích tự nhiên, phân bố dọc ven biển.
Đất phù sa diện tích 39.300 ha, chiếm 7,5% diện tích tự nhiên, phân bố ở các vùng đồng bằng ven biển như Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Ranh...
Đất mặn và phèn mặn có diện tích 7950 ha, chiếm 1,5% diện tích tự nhiên, phân bố ở ven biển Ninh Hòa, Vạn Ninh, Cam Ranh.
Đất xám bạc màu 24.250 ha, chiếm 4,6% diện tích tự nhiên.
Đất đỏ vàng và các loại đất khác diện tích 443.750ha, chiếm 84,4% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở khu vực đồi núi, độ dốc lớn.
2.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo số liệu thống kê, đến 31/12/2004 dân số trung bình tỉnh Khánh Hòa đạt 1.111.000 người với tốc độ tăng dân số 1,34%. Tăng dân số ở Khánh Hòa gần đây chủ yếu là tăng dân số cơ học do quá trình phát triển kinh tế.
Cơ cấu lao động trong nông nghiệp giảm, điều này chứng tỏ các ngành kinh tế phi nông nghiệp ở Khánh Hòa đã phát triển, thu hút lao động từ nông thôn ra thành thị.
Cơ cấu kinh tế của Khánh Hòa chuyển biến theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản từ 28,9% (năm 2000) còn 19,4% (năm 2004); tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng từ 36,5% (năm 2000) lên 41% (năm 2004); tăng tỷ trọng dịch vụ từ 34,6% năm 2000 lên 39,6% năm 2004.
Bình quân GDP/ người/năm tăng liên tục: 7.796.513 đồng (2002), năm 2004: 10.552.000 đồng.
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng trồng và chế biến nho ở Ninh Thuận
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, được tách ra từ tỉnh Thuận Hải cũ (tháng 4/1992). Ninh Thuận có bờ biển dài 105 km, với trên 24.480 kmP
2
P
vùng lãnh hải, xung quanh giáp các tỉnh sau: Phía Bắc: giáp tỉnh Khánh Hòa.
Phía Nam: giáp tỉnh Bình Thuận. Phía Tây: giáp tỉnh Lâm Đồng. Phía Đông: giáp Biển Đông.
Về mặt tổ chức hành chính, đến năm 2001, Ninh Thuận gồm: 1 Thị xã PR- TC; 4 huyện: Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, và huyện Bác Ái vừa thành lập, 44 xã, 3 thị trấn và 9 phường.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 336.006.04 ha. Ninh Thuận là nơi giao nhau của 3 tuyến đường giao thông quan trọng (quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, và quốc lộ 27) tạo thuận lợi cho giao thương với các tỉnh trong cả nước.
2.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
Đất đai
Theo kết quả điều tra bổ sung, phân loại, lập bản đồ đất tỉnh Ninh Thuận năm 2000 theo phương pháp phân loại định hướng (WRB) do Sở NN & PTNT tiến hành thì trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 9 nhóm đất với 75 loại đất. Đó là:
Nhóm đất cát
Diện tích 10.401,30 ha, chiếm 3,10% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã phường ven biển thuộc huyện Ninh Hải, Thị xã Phan Rang-Tháp Chàm. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát thô, kết cấu rời rạc, thoát nước tốt.
Nhóm đất mặn
Diện tích 5.532,81 ha, chiếm 1,65% diện tích tự nhiên, trong đó đất mặn sú vẹt ở Đầm Nại huyện Ninh Hải; đất mặn nhiều ở Cà Ná - huyện Ninh Hải; đất mặn ít và trung bình ở xã Hộ Hải, Phương Hải, Nhơn Hải huyện Ninh Hải.
Nhốm đất phù sa
Diện tích 8.340,62 ha, chiếm 2,48% diện tích tự nhiên. Đất phù sa được bồi hàng năm phân bố ở ven sông Cái.
Đất phù sa không được bồi phân bố khá tập trung ở hầu hết vùng đồng bằng các huyện, thị; đất phù sa ngoài suối phân bố rải rác ven các sông, suối ở vùng đồi núi. Đây là nhóm đất tốt của tỉnh, địa hình bằng phẳng, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình thịt nhẹ, đất có phản ứng từ chua đến ít chua, giàu mùn, N, PR2RO5, KR2RO từ trung bình đến khá, dễ tiêu úng...chủ động nước, thích hợp với các loại cây trồng. Nhóm đất này sử dụng trồng lúa, ngô và loại hoa màu khác.
Nhóm đất gley
Diện tích 7.755,60 ha, chiếm 2,30% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Nhóm đất này phân bố ở một số xã của Ninh Phước, Ninh Hải và thị xã PR-TC.