Bảng 2.4: Tổng họp các yếu tố Khí Tượng tại Tuy Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến nho ở khánh hòa, ninh thuận, bình thuận (Trang 61 - 68)

nữa, suốt cả mùa khô kéo dài tới 8 - 9 tháng, trời thường ít hoặc quang mây nên ở Ninh Thuận trung bình năm có tới 2.800 - 2.900 giờ nắng.

Trong suốt 7 tháng đầu năm (từ tháng 1 đến tháng 7), mỗi tháng trung bình có trên 240 giờ nắng, mỗi ngày trung bình có trên 8 giờ. Các tháng 3,4,5 có số giờ nắng lớn từ 286 - 306 giờ. Các tháng ít nắng từ tháng 8 năm trước đến tháng 1 năm sau, tuy vậy cũng trên 6 giờ. Tháng ít nắng nhất là tháng 11 (152 giờ). Giữa các tháng nhiều nắng nhất và các tháng ít nắng nhất chỉ chênh lệch khoảng 120 - 130 giờ nắng.

Ở Ninh Thuận rất ít khi có những ngày trời không nắng. Cả năm có khoảng 5-11 ngày không nắng. số ngày nắng và số giờ nắng nhiều, phù hợp với yêu cầu "rất đủ sáng" của cây nho, nên thích hợp cho canh tác nhiều vụ trong một năm với năng suất sinh vật cao.

Nhiệt độ

Ninh Thuận có nhiệt độ cao quanh năm, với nhiệt độ bình quân cả năm là 27,4P

0

P

C. Nhiệt độ tối cao là 36,8P

0 P C, và tối thấp là 19,4P 0 P C. Tổng tích ôn là 9.400P 0 P C, cho phép canh tác nhiều vụ/ năm.

Độ ẩm

Độ ẩm tương đối trung bình năm Ninh Thuận từ 70 - 83%. Khu vực Phan Rang có độ ẩm tương đối trung bình năm dưới 75%, thấp nhất trong tỉnh và cả nước. Trong mùa khô, nhiều tháng độ ẩm trung bình không quá 70%.

Vào mùa mưa, độ ẩm cao hơn hẳn các tháng khác, nhưng cũng chưa đến 85%; biên độ năm lại khá lớn lên đến 16%, vượt xa các nơi khác. Thời kỳ có độ ẩm cao nhất là 83% (tháng 9), và thấp nhất là 70% (tháng 7).

Lượng mưa

Ninh Thuận là một trong những tỉnh ít mưa nhất ở Miền Trung nước ta. Phần lớn các vùng ở Ninh Thuận có lượng mưa trung bình khoảng 500 -600mm/

năm (khoảng tối thích cho cây nho thuộc họ Vitis vinifera L. từ 700 - 850mm/ năm).

Lượng mưa phân bố không đều giữa hai mùa trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 7 đến tháng 11, và ngưng hẳn vào đầu tháng 1 năm sau.

Trong khi, mùa khô kéo dài tư tháng 1 đến hết tháng 7 trong năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 9 (105,8mm/năm) trong năm, và thấp nhất tháng 1 (0,lmm/năm).

Năm 2002, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận là 336.006,0 ha. Đất nông nghiệp là 59.122,2 ha (chiếm 17,6%); trong đố đất trồng cây hàng năm chiếm 89,4% (52.889.5 ha), chủ yếu là đất làm nương rẫy; đất trồng nho chiếm trên 50,0% diện tích đất trồng cây ăn quả (1.584 ha so với 2.850 ha), điều này cho thấy tỉnh Ninh Thuận có tiềm năng rất lớn để có thể phát triển thành một vùng nho đặc trưng. Đất có mục đích sử dụng khác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu đất tự nhiên của tỉnh năm 2002 (chiếm 5,0%, trong đó đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm 0,5%, đất chuyên dùng chiếm 3,7%, và đất ở chiếm 0,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Đáng quan tâm hơn hết là tổng diện tích đất chưa sử dụng đã chiếm tới 30,4% đất tự nhiên của tỉnh (tương đương với 101.984,6 ha).

Đánh giá tiềm năng phát triển nho của tỉnh theo cấp thích nghi

Trong nhiều yếu tố quyết định vùng này hay vùng khác có thể phát triển hiệu quả các loại cây trồng, đất đai là một trong những yếu tố đặc thù và quan trọng góp phần vào sự thành công của quyết định ấy. Ninh Thuận là một tỉnh có khí hậu khô vả nóng, gió nhiều, tiềm năng đất chưa khai thác cho cây nho còn rất lớn. Vì điều này, trong những năm gần đây, UBND tỉnh đã chỉ đạo cho các Sở Ban ngành của tỉnh phối họp với các cơ quan, đơn vị ngoài tỉnh tiến hành lai tạo, sản xuất thử và nhân rộng nhiều giống nho mới với nhiều phương thức canh tác mới phù họp, trong đó nổi bật nhất là phương thức canh tác "Nho an toàn

theo hướng hữu cơ sinh học" nhằm khai thác tối đa và có hiệu quả tiềm năng này.

Tổng diện tích đất thích nghi là 7.905ha, thì tỉnh Ninh Thuận có điều kiện rất lớn để phát triển cây nho. So với diện tích đang trồng năm 2003 là 2.185ha, thì tổng diện tích cồ điều kiện tốt cho trồng nho nhưng chưa khai thác của tỉnh hiện nay là 5.720ha, tức là có tới 72,36% diện tích đất trồng nho tiềm nâng.

Trong các huyện thị, huyện Ninh Phước thuận lợi hơn hết so với các huyện thị khác trong tỉnh về: tổng diện tích thích nghi, diện tích đang trồng năm 2003, và cả diện tích tiềm năng, tương ứng với 4.783ha, 1.500ha, và 3.283ha. Huyện đã canh tác được 32,36% diện tích thích nghi, 68,64% còn lại được coi là diện tích tiềm năng; và huyện đang tiếp tục đầu tư phát triển trong những năm sắp tới.

Huyện Ninh Hải có 1.717ha diện tích thích nghi, canh tác được 100ha, còn 1.6 nha chưa khai thác, và là huyện có diện tích đất thích nghi trồng nho chưa khai thác lớn nhất hiện nay của tỉnh (94,18% diện tích tiềm năng).

Huyện Ninh Sơn, với 766ha diện tích thích nghi, nhưng chỉ canh tác 85ha, do đó diện tích tiềm năng còn tới 681ha, tướng ứng là có 88,90% diện tích chưa khai thác.

Huyện Bác Ải và Ninh Sơn là huyện vùng cao của tỉnh; điều kiện đi lại, tưới tiêu còn nhiều khó khăn, chưa chủ động được yêu cầu nhiều nước của cây nho; trong khi đó, các loại cây trồng khác như: mì, điều,...thích nghi với điều kiện ít nước tốt hơn; nên trong nhiều năm qua, huyện đã tập trung phát triển các cây trồng này nhiều hơn là cây nho (1.000ha mì và 2.268ha điều năm 2003). Có hai xã hiện nay của huyện đang canh tác nho là: xã Nhơn Sơn 80ha, và xã Mỹ Sơn 5ha. Trong khi, do mới thành lập năm 2001, lại chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá tính thích nghi cho eây nho, nên huyện Bác Ái chưa thể phát triển cây nho so với các huyện thị khác của tỉnh.

Cuối cùng là Thị xã PR - TC, 639ha diện tích thích nghi, diện tích đang trồng năm 2003 là 500ha, tức là có 139ha diện tích tiềm năng, tương ứng với 21,75% diện tích có thể phát triển cây nho chưa khai thác.

Bảng 2.3: Tiềm năng diện tích (DT) phát triển cây nho trên đất thích nghi

Đơn vị: ha

Phân theo đơn vị Tổng DT thích nghi DT đang trồng năm 2003 DT tiềm năng % DT tiềm năng l.Thị xã PR-TC 639 500 139 21,75

2 Huyện Ninh Sơn 766 85 681 88,90

3. Huyện Ninh Hải 1.717 100 1.617 94,18

4. Huyện Ninh Phước 4.783 1.500 3.283 68,64

5. Huyện Bác Ái - - - -

Tổng cộng 7.905 2.185 5.720 72,36

Nguồn: Phòng Nông nghiệp – Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận

Tỉnh Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, lượng bốc hơi lớn, độ ẩm không khí thấp khá thích họp với cây nho sinh trưởng, phát triển.

Ninh Thuận quanh năm có thời gian chiếu sáng dài, mùa khô kéo dài tới 8 - 9 tháng, trời thường ít hoặc quang mây nên trung bình từ 2800 - 2900 giờ nắng/năm, mỗi ngày trung bình có trên 8 giờ nắng. Các tháng 3, 4, 5 có số giờ nắng lớn từ 280 - 318 giờ nắng. Các tháng ít nắng từ tháng 8 năm trước đến tháng 1 năm sau cũng đạt trên 6 giờ nắng. Tháng ít nắng nhất là tháng 10 và tháng 11, đặc biệt tại Ninh Thuận rất ít có những ngày trời không nắng, cả năm có khoảng 5-11 ngày trời không nắng. Ninh Thuận có nền nhiệt độ cao quanh năm và ít biến động, hầu hết vùng đồng bằng ven biển và các vùng núi thấp nhiệt độ trung bình năm trên 270c và tổng nhiệt năm từ 9.500P

0 P C -10.000P 0 P C.

Độ ẩm tương đối trung bình năm ở Ninh Thuận khoảng 76%. Vào mùa khô, nhiều tháng độ ẩm trung bình không quá 65%. Đen mùa mưa, độ ẩm cao hơn hẳn các tháng khác nhưng chưa đến 80%. Thời kỳ có độ ẩm lớn là tháng 10 và 11. Ninh Thuận có lượng bốc hơi nước rất lớn, trung bình năm từ 1.650 - 1.850mm.

Ninh Thuận là một trong những tỉnh có lượng mưa thấp nhất ở nước ta. Phần lớn các vùng ở Ninh Thuận có lượng mưa khoảng 800mm/năm và số ngày mưa từ 45 - 90 ngày/năm. Lượng mưa phân bố không đều giữa hai mùa. Năm 2000, trận lũ lụt lòn nhất trong 30 năm qua ở Ninh Thuận.

2.3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Ninh Thuận là một tỉnh có cơ cấu ngành Nông lâm thủy sản chiếm trên 50% GDP toàn tỉnh, và giảm đều qua các năm (năm 1995: 56,14% đến năm 2002 giảm còn 50,00%). Trong khi đó ngành Công nghiệp - Dịch vụ tăng; năm 1995, ngành Công nghiệp chiếm 11,01% cơ cấu GDP thì đến năm 2002 tăng lên 14,66%; và ngành Dịch vụ cũng tăng. Điều đó chứng tỏ, tỉnh Ninh Thuận đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp -Nông nghiệp, phù họp với xu thế hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước và thế giới.

Một yếu tố khá quan trọng đó là yếu tố con người luôn là một vấn đề khó khăn nhất trong việc thực hiện các chương trình khuyến nông có quy mô lớn do tỷ lệ người dân ít học, tỷ lệ người dân tóe tại Ninh Thuận khá cao.

Trên địa bàn Ninh Thuận có 28 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh, người Chăm và người Gia Rai. Theo tài liệu điều tra dân số 1/4/1999, Ninh Thuận có 57,1 nghìn người Chăm, chiếm trên 11,3% người và chiếm 43,0% tổng số người Chăm của cả nước ; 47,6 nghìn người Gia Rai, chiếm 9,4% người và 49,1% tổng số người Gia Rai của cả nước. Chính vì vậy việc tìm ra phương hướng phát triển cho loại sản phẩm tiềm năng này từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, đặc biệt từ khâu cắt trái, bao bì, bảo quản, chuyên chở và thị trường là không hề đơn giản và hết sức cần thiết.

Tổng số lao động biến động không lơn lắm (năm 2002: 229.035 người; năm 2005: tổng số lao động trong các ngành kinh tế 251.991 người,). Dân số trong độ tuổi có khả năng lao động năm 2002 lả 283.873 người (chiếm 53% tổng dân số), và dân số chưa có việc làm là 49.846 (chiếm 9% dân số toàn tỉnh).

Dân số làm việc trong ngành nông nghiệp là 165.770 người (chiếm 72,38% dân số trong độ tuổi lao động).

Theo Tổng Cục Thống Kê, dân số Ninh Thuận năm 2004 là 554.7 nghìn người, thành thị chiếm 32,3 %, nông thôn 67,7% với mật độ dân số là 165 người/ km2. Số người lao động (nông, lâm nghiệp) là 153,625 người, trong đó có khoảng 15,000 người trồng nho chiếm khoảng 10% dân số lao động nông lâm nghiệp. Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người dân tộc khá cao, số hộ nghèo nhiều nên yiệc thực hiện các chương trình phát triển cây nho với qui mô lớn rất khó thực hiện (Nguồn: Sở NN&PTNT).

Năm 2005, diện tích toàn tỉnh: 3.358 km2, dân số toàn tỉnh Ninh Thuận là 564.403 người, trong đó có 279.097 nam và 285.306 nữ, và 182.059 dân thành thị và 382.344 dân nông thôn. Số lao động trong nông nghiệp và lâm nghiệp là 157.208 người chiếm 62,4%, với mức thu nhập bình quân trên 1.500 nghìn đồng/người/tháng (Cục Thống kê Ninh Thuận, 2005).

Hệ thống giao thông có hai trục quốc lộ chính là quốc lộ 1A và quốc lộ 27 chạy ngang, các hệ thống giao thông liên thôn, liên xã đã được chú ý đầu tư xây dựng nhưng chưa rộng khắp.

Hệ thống thủy lợi có nhiều công trình thủy lợi như đập Nha Trinh- Lâm Cấm, sông Pha, hồ Tân Cương,... với tổng năng lực tưới là 24.030 ha.

2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng trồng và chế biến nho ở Bình Thuận

Tỉnh Bình Thuận có diện tích vùng đất cát ven biển tương đối lớn: 125.935 ha, chiếm 16,16% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tập trung chủ yếu ở các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Phan Thiết, Hàm Tân.

Tuy Phong là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bình Thuận, cách Phan Thiết 100km. Là vùng khô hạn nhất nước với lượng mưa trung bình năm 500- 700mm, nhiệt độ trung bình hàng năm 26,9P

0

P

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức lãnh thổ nông công nghiệp trồng và chế biến nho ở khánh hòa, ninh thuận, bình thuận (Trang 61 - 68)