.7 Bảng hệ số tải nhân tố sau khi loại biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG đối với DỊCH vụ QUẢN lý tòa NHÀ của tập đoàn SSG tại TP HCM (Trang 83 - 87)

Biến quan sát CSQL2 CSQL6 TDPV3 CSQL4 NLPV1 NLPV2 CSQL3 CSQL5 NLPV4 CSQL1 ANAT6 ANAT5 ANAT4 NLPV5 VSMT1 VSMT4 VSMT2 VSMT3 TDPV4 ANAT3 NLPV3

Nguồn: Tác giả tổng hợp qua phân tích SPSS

số tải nhân tố sẽ giữ lại 21 biến quan sát. Hệ số tải này là một giá trị rất quan trọng trong phân tích nhân tố khám phá EFA, tối thiểu phải lớn hơn 0.3 và nếu lớn hơn 0.5 thì EFA có ý nghĩa. Kết quả cho thấy hệ số thấp nhất của biến NLPV3=0.523>0.5, nên 21 biến quan sát đều có ý nghĩa thống kê tốt.

Hệ số nhân tố tải được phân bố trên 3 cột, chứng tỏ có ba nhóm biến quan sát có tác động đến sự hài lòng của cư dân. Tác giả sẽ tiến hành đi xem xét và định nghĩa lại ba nhóm nhân tố này so với mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu như sau:

+ Nhóm nhân tố độc lập thuộc hệ số tải nhân tố số 1: Bao gồm 14 biến quan

sát, được gom vào 01 cột và tác giả định nghĩa lại nhóm nhân tố này là nhóm nhân tố liên quan đến chính sách quản lý và đảm bảo an ninh an toàn. Đặt lại tên nhóm nhân tố viết tắt là CSAT, như vậy nhóm nhân tố 1 bao gồm 14 biến quan sát từ CSAT1 đến CSAT14.

+ Nhóm nhân tố độc lập thuộc hệ số tải nhân tố số 2: Bao gồm 04 biến quan sát VSMT1, VSMT2, VSMT3, VSMT4. Như vậy, nhóm nhân tố này phù hợp với nhân tố mà tác giả đề xuất ban đầu, vì vậy tác giả giữ nguyên tên gọi của các nhân tố và sẽ không định nghĩa lại nhóm nhân tố này.

+ Nhóm nhân tố độc lập thuộc hệ số tải nhân tố số 3: Bao gồm 03 biến quan

sát TDPV4, ANAT3, NLPV3. Các nhân tố này thuộc các nhân tố đề xuất khác nhau theo mô hình tác giả đã đề xuất. Vì vậy, tác giả sẽ xem xét lại từng biên quan sát. Trước tiên, xem xét lại cách phân loại biến quan sát ANAT3, biến quan sát này là biến quan sát với câu hỏi đánh giá của cư dân về nhận định “bảo vệ chuyên nghiệp”, sau khi xem xét tác giả nhận thấy, biến này có thể được xếp vào yếu tố thái độ phục vụ, năng lực phục vụ của nhân viên. Sau đó, tác giả xem xét lại hai biến quan sát TDPV4 và NLPV3, hai biến quan sát này cùng với biến quan sát ANAT3 được xếp chung với nhau thành nhóm nhân tố, tác giả định nghĩa lại nhóm nhân tố này là nhân tố thái độ năng lực phục vụ của nhân sự ban quản lý được ký hiệu là TDNL. Như vậy, nhóm biến độc lập thứ 3 được định nghĩa lại là thái độ năng lực của đội ngũ ban quản lý tòa nhà và được ký hiệu tên viết tắt của nhân tố này là TDNL1, TDNL2, TDNL3.

Sau khi định nghĩa lại các nhân tố từ kết quả ma trận xoay, tác giả thành lập kết quả ma trận xoay cho các nhân tố theo bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG đối với DỊCH vụ QUẢN lý tòa NHÀ của tập đoàn SSG tại TP HCM (Trang 83 - 87)