4.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTRSH
Để thực hiện được các phương án tối ưu tuyến thu gom đề cập ở trên, các giải pháp được đề xuất như sau:
4.4.1. Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
- Bổ sung thêm trang thiết bị đặc biệt là xe đẩy tay và thùng rác công cộng để công tác thu gom đạt hiệu quả tốt nhất. Để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng đổ CTRSH vô tổ chức, không đúng nơi quy định thì tại những nơi công cộng, ngõ hẻm, khu dân cư,… cần đặt các thùng chứa CTR. Thùng chứa chất thải có kích thước, hình dáng phù hợp với cảnh quan kiến trúc, địa hình nơi đặt.
- Xây dựng kế hoạch, xác định tuyến thu gom hợp lý phù hợp với địa hình, giao thông của từng xã, phường.
+ Xây dựng thêm các điểm trung chuyển, trong đó tập trung chính tại các xã xa trung tâm thành phố có lượng xả thải lớn, đường ngõ nhỏ, chưa bê tông hóa xe thu gom không vào được như 2 xã Hùng Cường và Phú Cường.
+ Mở rộng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH, phủ kín địa bàn thành phố với sự tham gia của nhiều thành phần giúp tăng cường nhân lực thu gom, tần suất thu gom trên địa bàn thành phố tránh tình trạng tồn đọng CTRSH thời gian dài.
+ Xây dựng các định mức, khung giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH để tư nhân có thể tiếp cận triển khai quản lý CTRSH.
- Quy hoạch, mở rộng thêm diện tích Khu xử lý CTR Thành phố.
4.4.2. Giải pháp giảm lượng chất thải, thu hồi và tái chế CTR sinh hoạt
- Nghiên cứu thực hiện phân loại chất thải tại nguồn:
+ Thực hiện cơ giới hóa các khâu quét dọn, thu gom CTRSH.
+ Đầu tư thêm xe đẩy tay có 2 thùng sơn màu khác nhau (màu xanh và màu vàng) để dễ dàng thu gom riêng 2 loại chất thải rắn hữu cơ và vô cơ.
+ Bổ sung xe ô tô để chuyên chở 2 loại rác vô cơ và hữu cơ.
+ Đầu tư thêm dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp thu gom, vận chuyển CTR: như găng tay, chổi tre, quần áo bảo hộ, mũ.
+ Bố trí thêm các thùng chứa rác có nắp đậy tại các điểm tập kết rác. - Bố trí thêm các điểm đặt thùng rác công cộng.
- Đầu tư xây dựng lại hệ thống xử lý nước rỉ rác tại khu xử lý CTR thành phố.
4.4.3. Giải pháp tổ chức, kinh tế xã hội
- Ban hành các quy chế về bảo vệ môi trường trong khu dân cư, hướng dẫn các xã, phường, tổ dân phố xây dựng hương ước về bảo vệ môi trường. Lồng ghép các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường trong việc xây dựng các tiêu chí bình xét “gia đình văn hóa”, khu dân cư văn minh đô thị...
- Xã hội hóa công tác quản lý CTRSH:
+ Xây dựng mô hình tổ chức quản lý chất thải rắn với nhiều thành phần kinh tế tham gia (Cơ chế, chính sách, quy chế đấu thầu - đặt hàng, quản lý, khung biểu giá...).
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Áp dụng nội dung xử phạt trong hương ước bảo vệ môi trường tại các tổ dân phố nhằm nâng cao hiệu quả chức năng giám sát của công đồng dân cư.
- Bổ sung các văn bản luật pháp – chính sách về quản lý CTRSH như: + Bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách môi trường về việc đổ thải, thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTRSH tại thành phố Hưng Yên.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể và quyền hạn của các cơ quan hành chính trong công tác quản lý CTRSH.
+ Yêu cầu chủ nguồn thải phân loại CTRSH tại nguồn thành hai loại hữu cơ và vô cơ.
+ Quy đinh về việc đổ rác và thu gom đúng giờ và đúng nơi quy định. + Quy định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm phát luật và CTRSH: Mức xử phạt vi phạm hành chính, thời gian lao động công ích.
4.4.4. Tổ chức – Thực hiện
4.4.4.1. Giáo dục và truyền thông môi trường
- Đưa chương trình giáo dục môi trường vào các cấp học mầm non, phổ thông, đại học và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của các tổ chức chính trị, xã hội; tuyên truyền, nâng cao nhận thức qua các phương tiện truyền thông, các tổ chức đoàn thể (phụ nữ, thanh niên, nông dân, cựu chiến binh,…). Hình thức giảng dạy cần có nhiều tranh vẽ, giáo cụ trực quan sinh động, tăng cường các hoạt động ngoại khóa bổ ích. Đặc biệt là cần có những khuyến khích cũng như nội quy để nâng cao ý thức, hình thành thói quen phân loại, tái sử dụng, bỏ CTR đúng nơi quy định ngay trong khuôn viên trường học.
- Tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về quản lý CTR cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý CTR tại các sở, ban, ngành liên quan và các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải.
- Đưa nội dung quản lý CTR vào nội dung đào tạo, tập huấn quản lý doanh nghiệp (ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh CTR, sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, thu gom, vận chuyển CTR theo đúng các quy định...).
- Tuyên truyền thực hiện và nhân rộng mô hình “Phân loại rác thải tại hộ gia đình”.
- Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, tạo phong trào thi đua, xây dựng nếp sống mới trong khu dân cư về tác hại của CTR khi không được xử lý triệt để và lợi ích của việc phân loại CTR tại nguồn. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở những khu vực công cộng như công viên, chợ, đường phố… cần tuyên truyền giáo dục môi trường bằng những hình ảnh, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, bài hát, bài thơ cổ động về bảo vệ môi trường nói chung cũng như ý nghĩa của việc phân loại CTR tại nguồn, tái sử dụng, tái chế CTR, giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp và các hiểm họa, suy thoái, ô nhiễm môi trường đe dọa tới loài người. Khuyến khích người dân có những hành động nhỏ mà đem lại hiệu quả lớn như việc sử dụng túi, làn đi chợ được sử dụng nhiều lần thay cho những túi nilon là loại CTR khó phân hủy.
Ở các công sở lãnh đạo cơ quan, đoàn thanh niên tổ chức tuyên truyền cũng như đưa ra các nội quy nhằm giảm thiểu, tăng khả năng tái chế, tái sử dụng lượng CTR văn phòng như in, photo hai mặt, tận dụng các thùng đựng hàng để chứa giấy, tài liệu cũ …
4.4.4.2. Xây dựng chương trình tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cộng đồng
- Nội dung bao gồm các vấn đề:
+ Cách phân loại rác thành hai loại (rác hữu cơ, rác vô cơ) và để riêng rác có thể tái chế để bán, giảm thiểu rác bằng cách sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nilon.
+ Lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế CTR đối với môi trường sống của người dân cũng như đối với kinh tế và xã hội.
+ Lợi ích và cách sử dụng thùng xử lý rác thải làm phân hữu cơ, nắp thùng rác di động tại các gia đình có diện tích đất còn trống.
- Cách thức thực hiện:
+ Phòng Tài nguyên môi trường phối hợp với mặt trận tổ quốc, hội liên hiệp phụ nữ, hội cự chiến binh, hội nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị thành phố tổ chức các
lớp tập huấn tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ xã, phường, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, cán bộ làm công tác môi trường, cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của các xã, phường, trong thành phố về các nội dung: cách phân loại rác tại nguồn, lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn, lợi ích và cách sử dụng thùng rác thải làm phân hữu cơ, nắp hố rác di động…
+ Sau khi đã được tập huấn, cán bộ xã, phường, cán bộ làm công tác môi trường, mặt trận tổ quốc, hội liên hiệp phụ nữ, hội cự chiến binh, hội nông dân, đoàn TNCS Hồ Chí Minh của các xã, phường sẽ tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi hợp tổ dân phố, họp quân dân chính, họp chi bộ, sinh hoạt hội viên của các đoàn thể hoặc tuyên truyền trực tiếp đến người dân tại các hộ gia đình.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Thành phố Hưng Yên là trung tâm kinh tế của tỉnh Hưng Yên có diện tích 73,42km2, với 17 đơn vị hành chính (gồm 7 phường, 10 xã), dân số 114.683 người (2017), mật độ dân số 1.534người/km2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn (48.14%), đất phi nông nghiệp có cơ cấu lớn nhất trong quỹ đất (50.38%) của thành phố. Trong thời gian gần đây, các hoạt động kinh tế xã hội của thàn phố phát triển tương đối ổn định.
Tính trung bình trên địa bàn thành phố, mỗi người dân thải ra 0,7 kg chất thải rắn sinh hoạt trong một ngày đêm. Với mức phát thải này kết hợp với rác thải của các công sở, chợ v.v. thì mỗi ngày toàn thàn phố có tới trên 114 tấn CTRSH. Thành phố Hưng Yên hiện đang gặp áp lực về việc thu gom, vận chuyển, xử lý trung bình 75 tấn tác thải sinh hoạt mỗi ngày. Lượng rác thải phát sinh từ nhiều nguồn: hộ gia đình 55,100 kg/ngày; chợ và các loại hình dịch vụ khác 18,000 kg/ngày; các cơ quan công sở, trường học, công trình công cộng 13.000 kg/ngày. Trong đó lượng tác chủ yếu phát sinh từ hộ gia đình (chiếm 64%) với mức độ phát thải trung bình 0,7 kg/người/ngày ở các phường đô thị và 0,6 kg/người/ngày ở các xã nông thôn.
Hiện tại khối lượng rác thải được Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị thành phố thu gom, vận chuyển và xử lý tại Khu xử lý chất thải rắn của thành phố và được chôn lấp, xử lý theo công nghệ EM. Hiện tại Thành phố Hưng Yên chưa triển khai việc phân loại rác tại nguồn và Công ty chưa thực hiện việc phân loại rác thải cho dù Thành phố Hưng Yên được đầu tư về cơ sở vật chất cho công tác thug om xử lý chất thảu sinh hoạt rất cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của thành phố. Với lượng rác thải phát sinh như trên thì trung bình mỗi người dân sinh sống trên địa bàn thành phố phải gánh chịu trên 0,7 kg rác thải mỗi ngày nếu không được thu gom. Vì vậy, việc thu gom và vận chuyển rác thải là rất quan trọng để đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt là ở khu vực đô thị.
Trong năm 2017, nếu chỉ tính riêng khu vực nội thành thì tỷ lệ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH đạt trên 95% so với tổng lượng CTR phát sinh, tỷ lệ trên địa bàn Thành phố Hưng Yên đạt khoảng 85-86% so với tổng lượng
rác thải phát sinh của toàn Thành phố. Tại 2 xã Phú Cường và Hùng Cường tỷ lệ chỉ đạt 40 – 50% do các xã trên có lượng xả thải lớn, đường ngõ nhỏ, chưa bê tông hóa xe thu gom không vào được, việc thu gom chỉ tiến hành theo tuyến 1 lần/ngày nên khối lượng rác bị lưu lại qua ngày là rất cao. Như vậy, công tác thu gom hiện mới tập trung ở các khu nội thị, tại khu vực nông thôn còn chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập, chưa có cơ chế quản lý và tuyên truyền vận động cụ thể để giảm thiểu ô nhiễm và đảm bảo vệ sinh môi trường, duy trì cảnh quan đô thị.
Để có thể đối mặt với áp lực về CTRSH của thành phố trong tương lai, mức biến động nhân khẩu hàng năm ở mức 1,50% (theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020); cũng như đảm bảo được tỷ lệ thu gom CTRSH trên 80% của cả thành phố chúng ta phải chú trọng đầu tư về trang thiết bị, phương tiện thu gom, xây dựng thêm các điểm thu gom. Dựa trên cơ sở trên chúng ta thành lập những kịch bản có thể xảy ra trong tương lai và tiến hành phân tích tính toán. Theo kết quả phân tích kịch bản từ mô hình động thái cho thấy nếu mức tăng dân số 1,5%, với lượng rác thải tồn dư theo tình hình phát kinh tế xã hội, kịch bản 2 được thiết lập theo phương án đầu tư cho công tác quản lý rác thải tốt nhất. Trong đó, hoạt động thu gom của các tuyến xe đẩy tay được mở rộng trên tất cả các phường. Đầu tư thêm 2 xe ép rác và 40 xe đẩy tay thì việc thu gom, vận chuyển được nâng lên đáng kể, giảm lượng rác thải tồn đọng không được thu gom. Thuật toán tối ưu đưa ra 10 điểm trung chuyển cần bổ sung mới cho những khu vực đông dân của các xã phường phía tây của thành phố. Căn cứ vào thuật toán phân tích không gian với khoảng cách và phạm vi thu gom của các tuyến thì lượng rác tồn dư (không được thu gom) đối với kịch bản này là thấp nhất, chỉ ở mức khoảng 3 tấn/ngày. Tuy nhiên, ngay cả với kịch bản tốt nhất thì khi tối ưu các tuyến thu gom vẫn còn tồn tại một số hộ dân nằm rải rác ngoài vùng có dịch vụ thu gom.
Từ kết quả phân tích dự báo, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm tối ưu hóa mạng lưới thu gom, giam áp lực lên công tác quản lý CTRSH, xử lý CTRSH của Thành phố bao gồm (1) Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; (2) Giải pháp giảm lượng chất thải, thu hồi và tái chế CTRSH; (3) Giải pháp tổ chức, kinh tế - xã hội; (4) Giải pháp tổ chức, thực hiện.
5.2. KIẾN NGHỊ
Để công tác quản lý CTRSH tại Thành phố Hưng Yên ngày càng có hiệu quả, sẵn sang ứng phó với những áp lực về CTRSH trong thời gian tới cần tăng cường thực hiện:
- UBND TP. Hưng Yên chỉ đạo áp dụng việc phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn Thành phố cũng như tiếp tục mua sắm đủ các thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển CTR để mở rộng địa bàn và nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, chuyển CTR.
- Nâng cao năng lực quản lý về CTRSH của Phòng tài nguyên môi trường thành phố và cán bộ địa chính ở các phường, xã trong thành phố.
- Mở rộng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH, phủ kín địa bàn đô thị với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Xây dựng các định mực, khung giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH để tư nhân có thể tiếp cận triển khai quản lý CTRSH.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về VSMT, lợi ích của việc phân loại CTR tại nguồn cho cộng đồng, tích cực phổ biến luật và các văn bản dưới luật, các quy định của Trung ương, địa phương liên quan đến quản lý CTR, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của Pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt:
1. Ban thường vụ tỉnh Hưng yên (2013), Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 21/3/2013 về tăng cường quản lý, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo hiện trạng Môi trường quốc gia năm 2011, Hà Nội.
3. Chi cục thống kê Thành phố Hưng Yên (2017), Niên giám thống kê thành phố Hưng Yên năm 2017.
4. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 09/4/2017 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
5. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Quyết định số 2149/QĐ-TTg về Phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp Chất thải rắn