Giải pháp tổ chức, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tối ưu hóa mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên (Trang 75 - 76)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Đề xuất giải pháp quản lý CTRSH

4.4.3 Giải pháp tổ chức, kinh tế xã hội

- Ban hành các quy chế về bảo vệ môi trường trong khu dân cư, hướng dẫn các xã, phường, tổ dân phố xây dựng hương ước về bảo vệ môi trường. Lồng ghép các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường trong việc xây dựng các tiêu chí bình xét “gia đình văn hóa”, khu dân cư văn minh đô thị...

- Xã hội hóa công tác quản lý CTRSH:

+ Xây dựng mô hình tổ chức quản lý chất thải rắn với nhiều thành phần kinh tế tham gia (Cơ chế, chính sách, quy chế đấu thầu - đặt hàng, quản lý, khung biểu giá...).

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Áp dụng nội dung xử phạt trong hương ước bảo vệ môi trường tại các tổ dân phố nhằm nâng cao hiệu quả chức năng giám sát của công đồng dân cư.

- Bổ sung các văn bản luật pháp – chính sách về quản lý CTRSH như: + Bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách môi trường về việc đổ thải, thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTRSH tại thành phố Hưng Yên.

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể và quyền hạn của các cơ quan hành chính trong công tác quản lý CTRSH.

+ Yêu cầu chủ nguồn thải phân loại CTRSH tại nguồn thành hai loại hữu cơ và vô cơ.

+ Quy đinh về việc đổ rác và thu gom đúng giờ và đúng nơi quy định. + Quy định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm phát luật và CTRSH: Mức xử phạt vi phạm hành chính, thời gian lao động công ích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tối ưu hóa mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)