Tổng số (ha) Cơ cấu (%)
Tổng số 7.386,1 100,00
I. Đất nông nghiệp 3930,33 53,21
1. Đất sản xuất nông nghiệp 3.546,7 48,02
2. Đất nuôi trồng thủy sản 308,4 4,17
3. Đất nông nghiệp khác 75,23 1,02
II. Đất phi nông nghiệp 3348,22 45,33
1. Đất ở 1.053,12 14,26
1.1. Đất ở đô thị 356,17 4,82
1.2. Đất ở nông thôn 696,95 9,44
2. Đất chuyên dùng 1.205,01 16,31
2.1. Đất trụ sở cơ quan 51,53 0,7
2.2. Đất xây dựng công trình sự nghiệp 123,17 1,67
2.3. Đất quốc phòng an ninh 29,8 0,4
2.4. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 125,79 1,7
2.5. Đất có mục đích công cộng 874,72 11,84
3. Đất tôn giáo tín ngưỡng 32,53 0,44
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 74,91 1,01
5. Thủy hệ 982,65 13,3
III. Đất chưa sử dụng 107,55 1,47
1. Đất bằng chưa sử dụng 107,55
Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Hưng Yên (2017)
4.1.2.4. Giao thông
Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã tập trung khai thác mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng đầu tư xây dựng, kiến thiết về hạ tầng đô thị; hệ thống giao thông, công
trình công cộng, cây xanh,…. Một số tuyến giao thông chính trên địa bàn thành phố như sau:
- Quốc lộ 39A: QL.39 từ Phố Nối (giao với QL.5) đến cảng Diêm Điền - tỉnh Thái Bình; đoạn qua tỉnh Hưng Yên từ Phố Nối đến cầu Triều Dương, dài 45km qua các huyện Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Kim Động, TP. Hưng Yên và Tiên Lữ. QL.39 có quy mô đường cấp III đồng bằng.
- Quốc lộ 38B: QL.38B trên địa bàn tỉnh Hưng Yên xuất phát từ cầu Tràng (giáp tỉnh Hải Dương), đến thành phố Hưng Yên, dài 18,2km; QL.38B có quy mô đường cấp III, mặt đường bê tông nhựa; đoạn qua thành phố Hưng Yên từ Chợ Đầu đến cầu Yên Lệnh quy mô đường cấp II, 4 làn xe cơ giới.
- Quốc lộ 38: QL.38 từ thành phố Bắc Ninh tới Đồng Văn - tỉnh Hà Nam (giao QL1); đoạn qua địa bàn tỉnh Hưng Yên từ dốc Cống Tranh đến cầu Yên Lệnh (gồm hai đoạn: Cống Tranh - Trương Xá (Km19-QL39), Km35/QL39 - cầu Yên Lệnh), dài 18 m. QL.38 có quy mô đường cấp V, IV, mặt đường nhựa, đoạn qua thành phố Hưng Yên có quy mô đường cấp II, 4 làn xe cơ giới.
- Tỉnh lộ 378: ĐT.378 là một trục dọc của tỉnh, tuyến chạy theo đê tả sông Hồng, sông Luộc; xuất phát từ cống Xuân Quan huyện Văn Giang đi qua các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, TP. Hưng Yên, Tiên Lữ, Phù Cừ và kết thúc tại xã Tam Đa huyện Phù Cừ giáp Hải Dương, toàn tuyến dài 79,1km.
- Hệ thống giao thông nội thị: nhiều đoạn tuyến quốc lộ, đường tỉnh đi qua khu vực, thành phố, thị trấn đóng vai trò như các trục đô thị chính yếu. Hiện tại, đường đô thị đã rải nhựa và bê tông xi măng khoảng 85%, trong đó khoảng 8,52% là mặt đường bê tông xi măng; 76,59% mặt nhựa.
Bảng 1.8. Tổng hợp hiện trạng đường đô thị
Tên đường Chiều dài (Km)
Kết cấu mặt đường (km) Tình trạng đường (%) BTXM, BTN Nhựa CP, khác Tốt TB Xấu Rất xấu Đường phố chính 82,227 6,817 62,934 12,476 8,29 76,54 14,51 0,66 Đường phố nội bộ 33,041 3,0 25,776 4,265 9,08 76,7 12,7 1,5 Tổng cộng 115,268 9,817 88,71 16,741 8,52 76,59 14,9 0,91
- Các công trình giao thông khác: Cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ, bến xe của thành phố Hưng Yên được đầu tư xây dựng hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu vận tải hiện tại và tương lai.
4.1.2.5. Giáo dục – Y tế
Trong những năm qua cơ sở vật chất trường, lớp học trên địa bàn thành phố đã được tập trung xây dựng mở rộng, đồng bộ, hiện đại đảm bảo tiêu trí trường chuẩn quốc gia. Cụ thể:
* Bậc học mầm non
Thành phố hiện có 22 trường Mầm non trong đó có 17 trường công lập và 5 trường ngoài công lập. Tổng số lớp mầm non 248 lớp học, với tổng số giáo viên mầm non là 394 người; tổng số trẻ đến trường là 6,943 trẻ, trong đó trẻ em 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 100%, trẻ em đi học đúng tuổi vào lớp 1 đạt 100%.
* Bậc học tiểu học và trung học cơ sở
Giáo dục Phổ thông thành phố có tổng số 35 trường (trong đó có 17 trường tiểu học, 18 trường THCS); tổng số lớp học là 500, trong đó tiểu học là 315 lớp, trung học cơ sở là 185 lớp; tổng số học sinh là 16.504 học sinh, trong đó có 10,104 học sinh tiểu học, 6,400 học sinh THCS; tổng số giáo viên là 913 người, trong đó tiểu học 485 giáo viên, trung học cơ sở là 428 giáo viên.
* Bậc học trung học phổ thông
Giáo dục trung học phổ thông có 4 trường với 83 lớp học. Tổng số học sinh là 3.245 học sinh và 227 giáo viên.
* Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề:
Trên địa bàn thành phố có 2 trường Đại học là Đại học Chu Văn An, diện tích 63.000 m2 với 120 giảng viên và Đại học Sư phạm Hưng Yên, 01 trường cao đẳng là Cao đẳng Y Tế Hưng Yên và 03 trường trung cấp.
Nhìn chung, sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã được đầu tư tương đối đồng bộ, quy mô trường lớp, chất lượng dạy và học được nâng lên.
Hệ thống y tế được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Công tác khám chữa bệnh được quan tâm nhất là khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em, người
cao tuổi. Hệ thống mạng lưới y tế được chú trọng đầu tư phát triển, 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được nâng lên rõ rệt, toàn thành phố có tổng cộng 6 bệnh viện và 17 trạm ý tế xã/phường. Tổng số giường bệnh là 1.201 giường bệnh và 389 bác sĩ, 306 y sĩ, 475 điều dưỡng và 52 hộ sinh, 86 kỹ thuật viên. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn luôn được chú trọng thực hiện có hiệu quả, trong những năm qua trên địa bàn không có dịch bệnh lớn xảy ra.
4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN 4.2.1. Nguồn phát sinh và khối lượng CTRSH 4.2.1. Nguồn phát sinh và khối lượng CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động hàng ngày của con người. CTR sinh hoạt được thu gom từ nhà dân, các cơ quan đơn vị, trường học, chợ và các điểm buôn bán, các nhà hàng kinh doanh ăn uống, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí,…
Theo thống kê của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên, trung bình mỗi ngày một người dân thải ra 0,5 kg chất thải rắn sinh hoạt, với dân số hiện nay của tỉnh vào khoảng 1,18 triệu người thì mỗi ngày toàn tỉnh có tới 600 tấn rác. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 03 dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải tập trung trong đó có 02 khu xử lý rác thải tập trung đã đi vào hoạt động từ năm 2008: Bãi rác thành phố Hưng Yên với diện tích 12,55 ha chủ yếu để xử lý rác thải đô thị, hàng ngày bình quân thu gom được 75 tấn và Khu xử lý chất thải Đại Đồng (huyện Văn Lâm) của Công ty cổ phần Môi trường đô thị và công nghiệp Đại Đồng 11 có khả năng tiếp nhận và xử lý rác thải của toàn tỉnh, hiện nay mới hoạt động được khoảng 40% công suất. Khu vực nông thôn đã quy hoạch được 627 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt quy mô thôn. Hiện tại, mới có trên 100 bãi rác, điểm tập kết đi vào hoạt động tại các thôn, xã, thị trấn. Bên cạnh đó, theo thống kê chưa đầy đủ của ngành môi trường thì mới chỉ thu gom, xử lý được gần 70% lượng rác thải. Như vậy, mỗi ngày vẫn còn hàng trăm tấn chất thải rắn sinh hoạt bị xả trực tiếp ra môi trường mà không qua thu gom, xử lý.
Hiện tại khối lượng rác thải được Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị thành phố (từ đây gọi tắt là Công ty) thu gom, vận chuyển và xử lý tại Khu xử lý chất thải rắn của thành phố với khối lượng khoảng 70 - 75 tấn/ngày. Qua điều tra thực tế cho thất CTRSH trên đại bàn TP Hưng Yên chủ yếu được phát sinh từ các nguồn thải như trong Bảng 4.9.
Bảng 4.9. Khối lượng rác thải phát sinh từ các khu vực trong Thành Phố
TT Phạm vi thu gom Số hộ dân được thu gom Khối lượng thu gom (tấn/ ngày) Khối lượng chất thải rắn được xử lý(tấn/ ngày) 1 Khu vực đường, hè ngõ phố, nhà dân các phường nội thành của Thành phố được công ty thực hiện quét thu gom
29.711 hộ 55,1 45,7
2 Khu vực các điểm tập kết rác thải các phường, xã ngoại thành trực thuộc Thành phố Hưng Yên có thành lập tổ thu gom rác xã hội hóa và có điểm đặt thùng contaier 10 m3 chứa rác
25 điểm 28,7 15,3
3 Các cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố Hưng Yên
61 đơn vị 8,5 7,5
4 Các nhà hàng, khách sạn kinh doanh ăn uống
55 đơn vị 6,2 5,2
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)
Khu dân cư:
Các hộ gia đình thuộc 7 phường và 10 xã là nguồn phát sinh CTRSH chủ yếu. Với tổng dân số là 114,683 người (Bảng 4.4), mức độ phát thải trung bình 0,7 kg/người/ngày ở các phường đô thị và 0,6 kg/người/ngày ở các xã nông thôn (Bảng 4.10) thì tổng lượng rác do các hộ gia đình thải ra trên toàn thành phố là 74,977 kg/ngày.
Bảng 4.10. Hệ số phát thải rác tính theo các phường xã TT Phường xã Nhân khẩu TT Phường xã Nhân khẩu
(Số người) Hệ số rác thải từ hộ gia đình (kg/người/ngày) 1 Xã Tân Hưng 5185 0,55 2 Xã Quảng Châu 8035 0,60 3 Xã Hồng Nam 4052 0,60 4 Xã Hoàng Hanh 3358 0,55
5 Phường Quang Trung 9346 0,70
6 Phường Hồng Châu 5083 0,75
7 Xã Phương Chiểu 5129 0,65
8 Phường Minh Khai 6039 0,70
9 Phường Lê Lợi 7236 0,70
10 Xã Liên Phương 7800 0,60
11 Phường Hiến Nam 8684 0,80
12 Phường An Tảo 10325 0,75
13 Phường Lam Sơn 7893 0,80
14 Xã Trung Nghĩa 8609 0,55
15 Xã Hùng Cường 4495 0,50
16 Xã Bảo Khê 6938 0,55
17 Xã Phú Cường 6476 0,55
(N = 170) Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)
Rác thải từ trụ sở các cơ quan công sở và trường học:
Cả thành phố có 2 khu hợp khối cơ quan của tỉnh và của thành phố; các trụ sở xã phường, trường học và các cơ quan đơn vị khác. Rác thải từ khu vực này chủ yếu là các loại bao bì, giấy báo, bã chè, vỏ hộp, đồn dùng học tập v.v. Ước tính tổng lượng rác thải vào khoảng 13.000 kg/ngày.
Chợ và các loại hình dịch vụ khác:
Đây là nguồn xả thải rác tương đối lớn với khối lượng ước tính trên 18.000Kg/ngày. Phần lớn trong số này là rác từ các chợ của thành phố và các đơn vị kinh doanh dịch vụ (Bảng 4.11).
Bảng 4.11. Khối lượng rác thải phát sinh từ các chợ
Tên Chợ Địa Phận Rác (kg/ngày)
Chợ Hàng Dầu Xã Quảng Châu 1500
Chợ Chiều Phường Quang Trung 1000
Chợ Nam Tiến Phường Hồng Châu 800
Chợ Dốc Vị Xã Phương Chiểu 1000
Chợ Phố Hiến Phường Lê Lợi 2500
Chợ Thái Khang Xã Liên Phương 1000
Chợ Gạo Phường An Tảo 3000
Chợ Đầu Xã Trung Nghĩa 1800
Chợ Hiến Nam Phường Hiến Nam 1000
Chợ Cời Xã Phú Cường 500
Các chợ khác Phường Hồng Châu (1); Minh Khai
(2); Hiến Nam (1); An Tảo (2); Trung Nghĩa (1); Hùng Cường (1); Bảo Khê
(1), Phú Cường (4)
3900
Tổng rác thải 18.000
Theo Hình 4.4, khối lượng rác phát sinh lớn nhất lả ở các phường trung tâm do dân số cao, hệ số phát thải lớn và nhiều các khu công cộng. Tải lưởng CTRSH đạt tới trên 14 tấn/ngày như các Phường An Tảo, Hiến Nam, Lê Lợi, Quang Trung. Tiếp đến là các xã đông dân cư như Trung Nghĩa (6,4 tấn/ngày), Phú Cường (6,1 tấn/ngày), Liên Phương (5,7 tấn/ngày).
Với lượng rác thải phát sinh như trên thì trung bình mỗi người dân sinh sống trên địa bàn thành phố phải gánh chịu trên 0,7 kg rác thải mỗi ngày nếu không được thu gom. Vì vậy, việc thu gom và vận chuyển rác thải là rất quan trọng để đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt là ở khu vực đô thị.
4.2.2. Hiện trạng phân loại, tái chế, tái sử dụng CTRSH
Số liệu thống kê của Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị Hưng Yên về thành phần, tỷ lệ CTR thu gom được trên địa bàn thành phố năm 2017 được trình bày trong Bảng 4.12 và Hình 4.5 dưới đây.
Bảng 4.12. Tỷ lệ CTRSH được thu gom trên địa bàn TP Hưng Yên
STT Thành phần % Khối lượng
I Rác hữu cơ 80,93
1 Rác thực phẩm (rau, củ quả..) 15,24
2 Cỏ, cây,lá.. 59,28
3 Gỗ 0,83
4 Giấy, bìa carton 2,29
5 Vải sợi 3,29 II Rác vô cơ 8,32 1 Kim loại 0,09 2 Các thành phần khác : - Thủy tinh, gốm, sứ, gạch vỡ, đá... 8,23 III Nhựa 10,75
Hình 4.5. Thành phần CTRSH trên địa bàn thành phố Hưng Yên
Thông qua Bảng 4.10 có thể nhận thấy: Rác hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ rất lớn trong thành phần CTRSH do Công ty thu gom. Loại rác thải này chủ yếu phát sinh từ các hoạt động dân sinh và các địa điểm công cộng. Loại rác thải hữu cơ này hiện được tập trung tại bãi chôn lấp của thành phố, nhưng nếu với một lượng lớn như vậy, có thể chuyển thành nguồn đầu vào cho biện pháp xử lý rác thải hữu cơ, tạo phân bón với lượng vi sinh hữu ích cung cấp điều kiện tốt cho phát triển nông nghiệp tại địa phương. Lượng chất thải vô cơ (gạch, đá, gốm sứ, thủy tinh, mảnh vỡ...) chiếm tỷ lệ không cao (8.32%) chủ yếu phát sinh từ các hoạt động xây dựng dân dụng, các cơ sở sản xuất. Ngoài ra, có thể lượng này nếu không được thu gom triệt để, sẽ bị đổ bỏ rải rác khu vực xung quanh công trình xây dựng đó. Lượng rác thải này gia tăng do quá trình xây dựng, tốc độ đô thị hóa của thành phố ngày càng được đẩy mạnh. Một loại rác thải điển hình chiếm tới 10.75% trong tổng lượng rác thải được thu gom là nhựa, cũng được đưa về khu xử lý rác thải của thành phố và xử lý bằng phương pháp chôn lấp.
Hiện tại Thành phố Hưng Yên chưa triển khai việc phân loại rác tại nguồn và Công ty chưa thực hiện việc phân loại rác thải. Lượng rác thu gom được đưa về Khu xử lý CTR của thành phố và được chôn lấp, xử lý theo công nghệ EM.
4.2.3. Tình hình thu gom CTRSH
Trên địa bàn thành phố Hưng Yên hiện nay, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải do Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị Hưng Yên thực hiện tại các khu vực đô thị và một số khu vực nông thôn theo mô hình như trong Hình 4.6.
Hình 4.6. Mô hình hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH tại TP. Hưng Yên
Nguồn: Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị Hưng Yên (2017) Đối với công việc quét thu gom rác tại các đường, vỉa hè, ngõ phố trong khu vực nội thành có công nhân của Công ty thu gom vào 2 ca làm việc trong ngày: ca sáng và ca tối. Sau đó đưa rác gom về các điểm tập kết quy định để các xe ô tô đón, ép rác và vận chuyển về khu xử lý.
Đối với thu gom tại các xã, phường khu vực ngoại thành có tổ thu gom xã hội hóa do xã phường thành lập sau đó tập kết về các điểm quy định để các xe ô tô ép rác vận chuyển về Khu xử lý chất thải rắn Thành phố.
Đối với các khu vực chợ, các khu dân cư có xây dựng các điểm đặt các thùng container 10m3 chứa rác, xe hooklip của Công ty sẽ định kỳ vận chuyển