4.4.4.1. Giáo dục và truyền thông môi trường
- Đưa chương trình giáo dục môi trường vào các cấp học mầm non, phổ thông, đại học và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của các tổ chức chính trị, xã hội; tuyên truyền, nâng cao nhận thức qua các phương tiện truyền thông, các tổ chức đoàn thể (phụ nữ, thanh niên, nông dân, cựu chiến binh,…). Hình thức giảng dạy cần có nhiều tranh vẽ, giáo cụ trực quan sinh động, tăng cường các hoạt động ngoại khóa bổ ích. Đặc biệt là cần có những khuyến khích cũng như nội quy để nâng cao ý thức, hình thành thói quen phân loại, tái sử dụng, bỏ CTR đúng nơi quy định ngay trong khuôn viên trường học.
- Tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về quản lý CTR cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý CTR tại các sở, ban, ngành liên quan và các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải.
- Đưa nội dung quản lý CTR vào nội dung đào tạo, tập huấn quản lý doanh nghiệp (ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh CTR, sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, thu gom, vận chuyển CTR theo đúng các quy định...).
- Tuyên truyền thực hiện và nhân rộng mô hình “Phân loại rác thải tại hộ gia đình”.
- Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, tạo phong trào thi đua, xây dựng nếp sống mới trong khu dân cư về tác hại của CTR khi không được xử lý triệt để và lợi ích của việc phân loại CTR tại nguồn. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở những khu vực công cộng như công viên, chợ, đường phố… cần tuyên truyền giáo dục môi trường bằng những hình ảnh, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, bài hát, bài thơ cổ động về bảo vệ môi trường nói chung cũng như ý nghĩa của việc phân loại CTR tại nguồn, tái sử dụng, tái chế CTR, giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp và các hiểm họa, suy thoái, ô nhiễm môi trường đe dọa tới loài người. Khuyến khích người dân có những hành động nhỏ mà đem lại hiệu quả lớn như việc sử dụng túi, làn đi chợ được sử dụng nhiều lần thay cho những túi nilon là loại CTR khó phân hủy.
Ở các công sở lãnh đạo cơ quan, đoàn thanh niên tổ chức tuyên truyền cũng như đưa ra các nội quy nhằm giảm thiểu, tăng khả năng tái chế, tái sử dụng lượng CTR văn phòng như in, photo hai mặt, tận dụng các thùng đựng hàng để chứa giấy, tài liệu cũ …
4.4.4.2. Xây dựng chương trình tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cộng đồng
- Nội dung bao gồm các vấn đề:
+ Cách phân loại rác thành hai loại (rác hữu cơ, rác vô cơ) và để riêng rác có thể tái chế để bán, giảm thiểu rác bằng cách sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nilon.
+ Lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế CTR đối với môi trường sống của người dân cũng như đối với kinh tế và xã hội.
+ Lợi ích và cách sử dụng thùng xử lý rác thải làm phân hữu cơ, nắp thùng rác di động tại các gia đình có diện tích đất còn trống.
- Cách thức thực hiện:
+ Phòng Tài nguyên môi trường phối hợp với mặt trận tổ quốc, hội liên hiệp phụ nữ, hội cự chiến binh, hội nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị thành phố tổ chức các
lớp tập huấn tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ xã, phường, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, cán bộ làm công tác môi trường, cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của các xã, phường, trong thành phố về các nội dung: cách phân loại rác tại nguồn, lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn, lợi ích và cách sử dụng thùng rác thải làm phân hữu cơ, nắp hố rác di động…
+ Sau khi đã được tập huấn, cán bộ xã, phường, cán bộ làm công tác môi trường, mặt trận tổ quốc, hội liên hiệp phụ nữ, hội cự chiến binh, hội nông dân, đoàn TNCS Hồ Chí Minh của các xã, phường sẽ tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi hợp tổ dân phố, họp quân dân chính, họp chi bộ, sinh hoạt hội viên của các đoàn thể hoặc tuyên truyền trực tiếp đến người dân tại các hộ gia đình.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ