Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Tối ưu hóa mạng lưới thu gom CTRSH
4.3.1. Mô phỏng hệ thống quản lý rác thải tại địa bàn nghiên cứu
4.3.1.1 Cấu trúc mô hình lý thuyết về hê ̣ thống quản lý rác thải
Mô hình mô phỏng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt được xây dựng theo cấu trúc hệ thống như trong Hình 4.12.
Hình 4.12. Sơ đồ cấu trúc mô hình hệ thống quản lý CTRSH
Cơ quan hành chı́nh, tổ chức xã hội
Chính sách quy định về QLRTSH, mục tiêu QLMT, phát triển dân số, đô thị hóa Xả thải từ hộ gia đình Lượng rác phát sinh Xả thải từ công cô ̣ng Thu gom Phương
tiê ̣n Cán bô ̣
thu gom
Tần suất Nhân khẩu
(17 phường xã) Mức phát thải (17phường xã) Mức phát thải c.cô ̣ng Số điểm c.cô ̣ng (chợ...)
Tác động, kiểm soát từ nhà quản lý Tăng dân số, đô thị hóa
Xử lý tại nguồn Ủ rác ta ̣i gia đı̀nh Tái sử du ̣ng XỬ LÝ TẬP TRUNG LƯỢNG RÁC TỒN DƯ
4.3.1.2. Xác đṾnh tham số cho mô hı̀nh
Các tham số cho mô hình toán của hê ̣ thống quản lý rác thải được xác đ§̣nh từ kết quả điều tra thực tế (đã trı̀nh bày trong các phần trước). Giá tri ̣ của những tham số như sau:
-Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình: sử dụng Bảng 4.9 -Rác thải từ các chợ: sử dụng Bảng 4.11
-Rác thải từ các công sở, trường học, bệnh viện …: sử dụng bảng 4.16
Bảng 4.16. Giá tri ̣ của các tham số sử du ̣ng trong mô hı̀nh TT Đơn vị hành chính Số điểm trụ sở Hệ số phát thải TB TT Đơn vị hành chính Số điểm trụ sở Hệ số phát thải TB
(kg/ngày)
1 Xã Tân Hưng 6 317
2 Xã Quảng Châu 10 529
3 Xã Hồng Nam 6 370
4 Xã Hoàng Hanh 7 370
5 Phường Quang Trung 18 1110
6 Phường Hồng Châu 7 476
7 Xã Phương Chiểu 11 581
8 Phường Minh Khai 22 1216
9 Phường Lê Lợi 19 1004
10 Xã Liên Phương 9 529
11 Phường Hiến Nam 29 1585
12 Phường An Tảo 29 2061
13 Phường Lam Sơn 35 2114
14 Xã Trung Nghĩa 7 370
15 Xã Hùng Cường 10 529
16 Xã Bảo Khê 8 423
17 Xã Phú Cường 13 687
Nguồn: Số liệu điều tra (2018)
4.3.1.3. Xây dựng mô hı̀nh máy tı́nh
Dựa trên sơ đồ cấu trúc Hình 4.12 với các tham số đã được thiết lập ở mục 4.3.1.2, mô hình máy tính mô phỏng hệ thống quản lý rác thải được thiết kế với với giao diện theo phần mềm NetLogo (Wilensky, 1999) như trong Hình 4.13.
Hình 4.13. Giao diện mô hình mô phỏng hệ thống quản lý CTRSH theo tiếp cậnagent-based
4.3.1.4. Thử nghiệm và kiểm chứng mô hình
Tham số được đưa vào mô hình ở đây là mức biến động nhân khẩu, phạm vi thu gom của các xe đẩy tay và số trạm trung chuyển được bổ sung thêm.
Kết quả phân tích độ nhạy của mô hình được trình bày ở Hình 4.14.
Kết quả phân tích cho thấy các tham số đều có đô ̣ nha ̣y (có gây ảnh hưởng thay đổi kết quả của mô hình). Với 3 mức tăng dân số khác nhau (1,05; 1,5 và 2,2%) đã cho kết quả về lượng rác phát sinh thể hiện trên 3 đường đồ thị tương ứng rất khác biệt nhau. Kết quả này cũng tương tự khi thay đổi phạm vi thu gom rác hoặc thêm số lượng trạm trung chuyển rác thải.
Kết quả đầu ra chính của mô hình này là lượng rác phát sinh và rác tồn dư. Cả 2 yếu tố này đều được tính toán thông qua hàm số tiền định (deterministic) đơn giản (rác thải = số người x hệ số phát sinh). Vì vậy công tác kiểm chứng kết quả đối với mô hình này có thể bỏ qua do các tham số đều đã có đủ độ nhạy.
4.3.2. Ứng du ̣ng mô hı̀nh để tối ưu hóa mạng lưới thu gom CTRSH
4.3.2.1. Thiết lập kịch bản tính áp lực quản lý rác thải
Với mô hình máy tính có thể tính được lượng rác thải trung bình; tổng lượng rác thải theo ngày (có thể tổng hợp theo tuần, tháng, năm); lượng rác tồn dư trên từng tuyến phố, phường xã và cho toàn thành phố. Kết quả tính toán phụ thuộc vào những yếu tố điều khiển cơ bản như tốc độ tăng dân số, mức độ mở rộng vùng dân cư, tỷ lệ thu gom v.v. Tập hợp điều kiện của các yếu tố đầu vào chính là các kịch bản để chạy mô hình. Cách chạy mô hình theo kịch bản được thực hiện đơn giản bằng cách điều chỉnh các thanh trượt để thay đổi các yếu tố đầu vào cho mô hình.
Dự vào kết quả chạy mô hình có thể biết được áp lực đối với công tác thu gom nói riêng và quản lý rác thải nói chung. Đây chính là cơ sở để nắm được quy luật biến động của hệ thống quản lý rác thải giúp cho việc quản lý diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
Thành phố Hưng Yên là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên. Trong tương lai, cơ cấu nghành nghề và các loại hình sản xuất kinh doanh sẽ phát triển mạnh mẽ cùng với tốc độ gia tăng dân số của vùng. Với xu hướng phát triển như vậy, lượng rác thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh sẽ tăng lên đáng kể và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường cũng như sức khỏe người dân nơi đây nếu không có các chính sách quản lý phù hợp.
Dựa trên cơ sở trên, tôi tiến hành tính toán và phân tích các kịch bản sau:
- Kịch bản 1: Thành lập kịch bản gốc với các số liệu đầu vào như hiện tại.
- Kịch bản 2: Mức biến động nhân khẩu hàng năm ở mức 1,50% (theo Quy
và phạm vi thu gom được tăng lên theo quy hoạch của phòng TNMT (tăng 2 xe ép rác và 40 xe đẩy tay) để mở rộng phạm vi thu gom trên toàn thành phố và về các tuyến chính, qua khu đông dân vùng ngoại thành. Ngoài ra, 2 tuyến trung chuyển ở những vùng đông dân cư nhất tại các xã nông thôn cũng được bổ sung.
4.3.2.2. Kết quả phân tích kịch bản
Mô hı̀nh được vâ ̣n hành với 2 kịnh bản như trên để cho ra kết quả phu ̣c vu ̣ công tác đánh giá hê ̣ thống quản lý rác thải. Trong mỗi k§̣ch bản, mô hı̀nh được cha ̣y đô ̣c lâ ̣p 30 lần.
Kết quả chi tiết khi chạy mô hình với các kịch bản đươ ̣c tổng hợp la ̣i như ở Bảng 4.17.
Bảng 4.17. Kết quả chạy mô hình theo các kịch bản Kịch bản Σ lượng rác thải phát sinh (tấn) Σ rác tồn dư (tấn) Kịch bản Σ lượng rác thải phát sinh (tấn) Σ rác tồn dư (tấn)
Ngày Năm Ngày Năm
1 128,115 46762 51.246 18704
2 105,915 38659 21.183 7732
(N = 30) Biến động của lượng rác phát sinh chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tăng dân số và các hoạt động công cộng (chợ, công sở). Kịch bản 2 thiết lập theo mức độ phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng của thành phố Hưng Yên trong những năm tới. Vì vậy lượng rác phát sinh ở kịch bản này khác biệt rất nhiều so với kịch bản 1 (mức dân số và hoạt động công cộng như hiện trạng).
Lượng rác thải tồn dư, kịch bản 2 được thiết lập theo phương án đầu tư cho công tác quản lý rác thải tốt nhất. Trong đó, hoạt động thu gom của các tuyến xe đẩy tay được mở rộng trên tất cả các phường. Ngoài ra, hai xã ngoại thành được đầu tư thêm các trạm trung chuyển rác để thu gom về bãi rác chung của thành phố. Căn cứ vào thuật toán phân tích không gian với khoảng cách và phạm vi thu gom của các tuyến thì lượng rác tồn dư (không được thu gom) đối với kịch bản này là thấp nhất, chỉ ở mức khoảng 3 tấn/ngày. Ngược lại, kịch bản 1 là kịch bản xấu nhất đối với công tác quản lý rác thải vì các áp lực bao gồm tăng dân số và tăng hoạt động kinh tế xã hội nhưng công tác quản lý rác thải không được đầu tư hơn so với hiện nay. Có nghĩa là lượng rác phát sinh trên toàn thành phố tiếp tục tăng nhanh tới năm 2030 nhưng khả năng thu gom vẫn chỉ như ở năm 2018. Vì vậy, lượng tác tồn dư sẽ là một số lượng khổng lồ, gây ảnh hưởng không nhỏ
tới đời sống dân sinh.
4.3.2.3. Tối ưu hóa mạng lưới thu gom
Để tối ưu hóa mạng lưới thu gom theo 2 kịch bản trên với các công cụ phần tích mạng lưới (Network analysis) tích hợp trong mô hình.
Kịch bản thứ nhất được đưa ra với điều kiện không được đầu tư về cơ sở vật chất trong khi các điều kiện kinh tế xã hội phát triển như hiện nay. Trong bối cảnh rác thải tồn dư lớn thì mạng lưới tối ưu nhất (màu vàng sáng) được mô hình máy tính đưa ra như trong Hình 4.15. Trong trường hợp này mặc dù tuyến đường được đề xuất để thu gom hiệu quả về độ dài và thời gian hoạt động nhưng lượng rác thải tồn dư ở các điểm xa tuyến, xa trung tâm như Phú Cường, Hùng Cường vẫn còn một lượng rác tồn dư lớn. Tổng lượng rác tồn dư trong kịch bản này lên tới 40%.
Với kịch bản 2 (có đầu tư trang thiết bị: 40 xe đẩy tay và 2 xe ép rác), để đạt được mục tiêu thu gom trên 80% lượng rác thải trên toàn thành phố thì thuật toán tối ưu đưa ra 10 điểm trung chuyển. Vị trí của 10 điểm trung chuyển (có gán nhãn “mới”) được gợi ý đặt tại những khu vực đông dân của các xã phường phía tây của thành phố, trong đó có tới 5 trạm mới tại xã Hùng Cường và Phú Cường. Tuy nhiên, ngay cả với kịch bản tốt nhất (kịch bản 2) thì khi tối ưu các tuyến thu gom vẫn còn tồn tại một số hộ dân nằm rải rác ngoài vùng có dịch vụ thu gom (điểm màu vàng sáng trong Hình 4.17).
Hình 4.17. Các hộ không được thu gom theo phương án tối ưu của kịch bản 2 4.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTRSH 4.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTRSH
Để thực hiện được các phương án tối ưu tuyến thu gom đề cập ở trên, các giải pháp được đề xuất như sau:
4.4.1. Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
- Bổ sung thêm trang thiết bị đặc biệt là xe đẩy tay và thùng rác công cộng để công tác thu gom đạt hiệu quả tốt nhất. Để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng đổ CTRSH vô tổ chức, không đúng nơi quy định thì tại những nơi công cộng, ngõ hẻm, khu dân cư,… cần đặt các thùng chứa CTR. Thùng chứa chất thải có kích thước, hình dáng phù hợp với cảnh quan kiến trúc, địa hình nơi đặt.
- Xây dựng kế hoạch, xác định tuyến thu gom hợp lý phù hợp với địa hình, giao thông của từng xã, phường.
+ Xây dựng thêm các điểm trung chuyển, trong đó tập trung chính tại các xã xa trung tâm thành phố có lượng xả thải lớn, đường ngõ nhỏ, chưa bê tông hóa xe thu gom không vào được như 2 xã Hùng Cường và Phú Cường.
+ Mở rộng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH, phủ kín địa bàn thành phố với sự tham gia của nhiều thành phần giúp tăng cường nhân lực thu gom, tần suất thu gom trên địa bàn thành phố tránh tình trạng tồn đọng CTRSH thời gian dài.
+ Xây dựng các định mức, khung giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH để tư nhân có thể tiếp cận triển khai quản lý CTRSH.
- Quy hoạch, mở rộng thêm diện tích Khu xử lý CTR Thành phố.
4.4.2. Giải pháp giảm lượng chất thải, thu hồi và tái chế CTR sinh hoạt
- Nghiên cứu thực hiện phân loại chất thải tại nguồn:
+ Thực hiện cơ giới hóa các khâu quét dọn, thu gom CTRSH.
+ Đầu tư thêm xe đẩy tay có 2 thùng sơn màu khác nhau (màu xanh và màu vàng) để dễ dàng thu gom riêng 2 loại chất thải rắn hữu cơ và vô cơ.
+ Bổ sung xe ô tô để chuyên chở 2 loại rác vô cơ và hữu cơ.
+ Đầu tư thêm dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp thu gom, vận chuyển CTR: như găng tay, chổi tre, quần áo bảo hộ, mũ.
+ Bố trí thêm các thùng chứa rác có nắp đậy tại các điểm tập kết rác. - Bố trí thêm các điểm đặt thùng rác công cộng.
- Đầu tư xây dựng lại hệ thống xử lý nước rỉ rác tại khu xử lý CTR thành phố.
4.4.3. Giải pháp tổ chức, kinh tế xã hội
- Ban hành các quy chế về bảo vệ môi trường trong khu dân cư, hướng dẫn các xã, phường, tổ dân phố xây dựng hương ước về bảo vệ môi trường. Lồng ghép các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường trong việc xây dựng các tiêu chí bình xét “gia đình văn hóa”, khu dân cư văn minh đô thị...
- Xã hội hóa công tác quản lý CTRSH:
+ Xây dựng mô hình tổ chức quản lý chất thải rắn với nhiều thành phần kinh tế tham gia (Cơ chế, chính sách, quy chế đấu thầu - đặt hàng, quản lý, khung biểu giá...).
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Áp dụng nội dung xử phạt trong hương ước bảo vệ môi trường tại các tổ dân phố nhằm nâng cao hiệu quả chức năng giám sát của công đồng dân cư.
- Bổ sung các văn bản luật pháp – chính sách về quản lý CTRSH như: + Bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách môi trường về việc đổ thải, thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTRSH tại thành phố Hưng Yên.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể và quyền hạn của các cơ quan hành chính trong công tác quản lý CTRSH.
+ Yêu cầu chủ nguồn thải phân loại CTRSH tại nguồn thành hai loại hữu cơ và vô cơ.
+ Quy đinh về việc đổ rác và thu gom đúng giờ và đúng nơi quy định. + Quy định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm phát luật và CTRSH: Mức xử phạt vi phạm hành chính, thời gian lao động công ích.
4.4.4. Tổ chức – Thực hiện
4.4.4.1. Giáo dục và truyền thông môi trường
- Đưa chương trình giáo dục môi trường vào các cấp học mầm non, phổ thông, đại học và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của các tổ chức chính trị, xã hội; tuyên truyền, nâng cao nhận thức qua các phương tiện truyền thông, các tổ chức đoàn thể (phụ nữ, thanh niên, nông dân, cựu chiến binh,…). Hình thức giảng dạy cần có nhiều tranh vẽ, giáo cụ trực quan sinh động, tăng cường các hoạt động ngoại khóa bổ ích. Đặc biệt là cần có những khuyến khích cũng như nội quy để nâng cao ý thức, hình thành thói quen phân loại, tái sử dụng, bỏ CTR đúng nơi quy định ngay trong khuôn viên trường học.
- Tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về quản lý CTR cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý CTR tại các sở, ban, ngành liên quan và các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải.
- Đưa nội dung quản lý CTR vào nội dung đào tạo, tập huấn quản lý doanh nghiệp (ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh CTR, sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, thu gom, vận chuyển CTR theo đúng các quy định...).
- Tuyên truyền thực hiện và nhân rộng mô hình “Phân loại rác thải tại hộ gia đình”.
- Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, tạo phong trào thi đua, xây dựng nếp sống mới trong khu dân cư về tác hại của CTR khi không được xử lý triệt để và lợi ích của việc phân loại CTR tại nguồn. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở những khu vực công cộng như công viên, chợ, đường phố… cần tuyên truyền giáo dục môi trường bằng những hình ảnh, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, bài hát, bài thơ cổ động về