Kết quả phân tích cho thấy các tham số đều có đô ̣ nha ̣y (có gây ảnh hưởng thay đổi kết quả của mô hình). Với 3 mức tăng dân số khác nhau (1,05; 1,5 và 2,2%) đã cho kết quả về lượng rác phát sinh thể hiện trên 3 đường đồ thị tương ứng rất khác biệt nhau. Kết quả này cũng tương tự khi thay đổi phạm vi thu gom rác hoặc thêm số lượng trạm trung chuyển rác thải.
Kết quả đầu ra chính của mô hình này là lượng rác phát sinh và rác tồn dư. Cả 2 yếu tố này đều được tính toán thông qua hàm số tiền định (deterministic) đơn giản (rác thải = số người x hệ số phát sinh). Vì vậy công tác kiểm chứng kết quả đối với mô hình này có thể bỏ qua do các tham số đều đã có đủ độ nhạy.
4.3.2. Ứng du ̣ng mô hı̀nh để tối ưu hóa mạng lưới thu gom CTRSH
4.3.2.1. Thiết lập kịch bản tính áp lực quản lý rác thải
Với mô hình máy tính có thể tính được lượng rác thải trung bình; tổng lượng rác thải theo ngày (có thể tổng hợp theo tuần, tháng, năm); lượng rác tồn dư trên từng tuyến phố, phường xã và cho toàn thành phố. Kết quả tính toán phụ thuộc vào những yếu tố điều khiển cơ bản như tốc độ tăng dân số, mức độ mở rộng vùng dân cư, tỷ lệ thu gom v.v. Tập hợp điều kiện của các yếu tố đầu vào chính là các kịch bản để chạy mô hình. Cách chạy mô hình theo kịch bản được thực hiện đơn giản bằng cách điều chỉnh các thanh trượt để thay đổi các yếu tố đầu vào cho mô hình.
Dự vào kết quả chạy mô hình có thể biết được áp lực đối với công tác thu gom nói riêng và quản lý rác thải nói chung. Đây chính là cơ sở để nắm được quy luật biến động của hệ thống quản lý rác thải giúp cho việc quản lý diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
Thành phố Hưng Yên là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên. Trong tương lai, cơ cấu nghành nghề và các loại hình sản xuất kinh doanh sẽ phát triển mạnh mẽ cùng với tốc độ gia tăng dân số của vùng. Với xu hướng phát triển như vậy, lượng rác thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh sẽ tăng lên đáng kể và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường cũng như sức khỏe người dân nơi đây nếu không có các chính sách quản lý phù hợp.
Dựa trên cơ sở trên, tôi tiến hành tính toán và phân tích các kịch bản sau:
- Kịch bản 1: Thành lập kịch bản gốc với các số liệu đầu vào như hiện tại.
- Kịch bản 2: Mức biến động nhân khẩu hàng năm ở mức 1,50% (theo Quy
và phạm vi thu gom được tăng lên theo quy hoạch của phòng TNMT (tăng 2 xe ép rác và 40 xe đẩy tay) để mở rộng phạm vi thu gom trên toàn thành phố và về các tuyến chính, qua khu đông dân vùng ngoại thành. Ngoài ra, 2 tuyến trung chuyển ở những vùng đông dân cư nhất tại các xã nông thôn cũng được bổ sung.
4.3.2.2. Kết quả phân tích kịch bản
Mô hı̀nh được vâ ̣n hành với 2 kịnh bản như trên để cho ra kết quả phu ̣c vu ̣ công tác đánh giá hê ̣ thống quản lý rác thải. Trong mỗi k§̣ch bản, mô hı̀nh được cha ̣y đô ̣c lâ ̣p 30 lần.
Kết quả chi tiết khi chạy mô hình với các kịch bản đươ ̣c tổng hợp la ̣i như ở Bảng 4.17.
Bảng 4.17. Kết quả chạy mô hình theo các kịch bản Kịch bản Σ lượng rác thải phát sinh (tấn) Σ rác tồn dư (tấn) Kịch bản Σ lượng rác thải phát sinh (tấn) Σ rác tồn dư (tấn)
Ngày Năm Ngày Năm
1 128,115 46762 51.246 18704
2 105,915 38659 21.183 7732
(N = 30) Biến động của lượng rác phát sinh chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tăng dân số và các hoạt động công cộng (chợ, công sở). Kịch bản 2 thiết lập theo mức độ phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng của thành phố Hưng Yên trong những năm tới. Vì vậy lượng rác phát sinh ở kịch bản này khác biệt rất nhiều so với kịch bản 1 (mức dân số và hoạt động công cộng như hiện trạng).
Lượng rác thải tồn dư, kịch bản 2 được thiết lập theo phương án đầu tư cho công tác quản lý rác thải tốt nhất. Trong đó, hoạt động thu gom của các tuyến xe đẩy tay được mở rộng trên tất cả các phường. Ngoài ra, hai xã ngoại thành được đầu tư thêm các trạm trung chuyển rác để thu gom về bãi rác chung của thành phố. Căn cứ vào thuật toán phân tích không gian với khoảng cách và phạm vi thu gom của các tuyến thì lượng rác tồn dư (không được thu gom) đối với kịch bản này là thấp nhất, chỉ ở mức khoảng 3 tấn/ngày. Ngược lại, kịch bản 1 là kịch bản xấu nhất đối với công tác quản lý rác thải vì các áp lực bao gồm tăng dân số và tăng hoạt động kinh tế xã hội nhưng công tác quản lý rác thải không được đầu tư hơn so với hiện nay. Có nghĩa là lượng rác phát sinh trên toàn thành phố tiếp tục tăng nhanh tới năm 2030 nhưng khả năng thu gom vẫn chỉ như ở năm 2018. Vì vậy, lượng tác tồn dư sẽ là một số lượng khổng lồ, gây ảnh hưởng không nhỏ
tới đời sống dân sinh.
4.3.2.3. Tối ưu hóa mạng lưới thu gom
Để tối ưu hóa mạng lưới thu gom theo 2 kịch bản trên với các công cụ phần tích mạng lưới (Network analysis) tích hợp trong mô hình.
Kịch bản thứ nhất được đưa ra với điều kiện không được đầu tư về cơ sở vật chất trong khi các điều kiện kinh tế xã hội phát triển như hiện nay. Trong bối cảnh rác thải tồn dư lớn thì mạng lưới tối ưu nhất (màu vàng sáng) được mô hình máy tính đưa ra như trong Hình 4.15. Trong trường hợp này mặc dù tuyến đường được đề xuất để thu gom hiệu quả về độ dài và thời gian hoạt động nhưng lượng rác thải tồn dư ở các điểm xa tuyến, xa trung tâm như Phú Cường, Hùng Cường vẫn còn một lượng rác tồn dư lớn. Tổng lượng rác tồn dư trong kịch bản này lên tới 40%.