- Phòng vật tư: lập kế hoạch và quản lý tình hình cung ứng hàng hóa, điều
3.3.2 Tình hình thực hiện kế hoạch dự trữ.
Tuy là công ty mới thành lập nhưng công ty đã có những bước phát triển vượt bậc trong việc tiêu thụ sản phẩm, là một trong bốn đại lý có khối lượng tiêu thụ lớn nhất. Có được sự thành công đó là do công ty đã lên kế hoạch dữ trữ, và thực hiện công tác dữ trữ một cách kế hoạch đảm bảo thỏa mãn nhu cầu mua hàng trên thị trường mục tiêu với chi phí thấp nhất.
Một năm, công ty TCT thường dự trữ khoảng 20% so với tổng khối lượng hàng trong kỳ. Khi có đơn đặt hàng lớn, công ty được nhà cung cấp chuyển đến kho hàng của công ty hoặc chuyển luôn đến khách hàng nếu công ty có yêu cầu. Như vậy công tác vận chuyển sẽ diễn ra nhanh chóng, hạn chế chi phí dự trữ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu thị trường, nếu xác định trong tương lai giá mặt hàng sẽ tăng thì công ty sẽ đẩy mạnh lượng hàng dự trữ. Nhưng việc dự trữ phải tính toán một cách cẩn thận. Nếu không lượng hàng dự trữ lớn dẫn đến chi phí dự trữ, bảo quản lớn, vốn bị ứ đọng do chưa tiêu thu được sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tóm lại, chất lượng dịch vụ khách hàng là kết quả của toàn bộ hệ thống hậu cần, đòi hỏi phải có sự phối hợp của toàn hệ thống. Đồng thời, mỗi công đoạn nghiệp vụ phải để ra mục tiêu riêng. Mục tiêu chung của cung ứng hàng
hóa chủ yếu tập trung vào tính ổn định trong cung ứng hàng hóa cho khách hàng. Nếu doanh nghiệp có chính sách mua hàng cũng như dự trữ tốt sẽ đáp ứng với trình độ dịch vụ khách hàng về đầy đủ dự trữ hàng hóa, chi phí mua và dự trữ hợp lý sẽ góp phần làm giảm giá thành sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đó cũng là mục tiêu mà công ty TCT đang phấn đấu hướng tới.