8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Quản lí
Thuật ngữ quản lí đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất. Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm quản lý theo các lĩnh vực khác nhau. Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều định nghĩa về quản lí khác nhau:
Theo Đặng Quốc Bảo: “Quản lí là quá trình gây tác động của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm đạt mục tiêu chung” (Đặng Quốc Bảo, 1995).
Hay QL là sự tác động có hướng đích của chủ thể QL đến đối tượng QL bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng QL, đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuối cùng, phục vụ lợi ích con người (Phạm Khắc chương, 2009).
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc "Hoạt động quản lí là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được
mục đích của tổ chức"
Tác giả Trần Kiểm định nghĩa: “Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” ( Trần Kiểm, 1997).
12
Qua các định nghĩa trên, nhận thấy rẳng dù tiếp cận cách nào cũng cần xem xét bản chất của chức năng lao động đặc biệt này, bởi vì bản chất của hoạt động quản lí là tổ chức, chỉ huy và điều khiển phù hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu của tổ chức(đơn vị) đã đề ra,và cũng từ đó có thể khái quát: QL là quá trình thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch hành động (bao gồm cả xác định mục tiêu cụ thể, chế định kế hoạch, quy định tiêu chuẩn đánh giá và thể chế hóa), sắp xếp tổ chức (bố trí tổ chức, phối hợp nhân sự, phân công công việc, điều phối nguồn lực tài chính và kỹ thuật…), chỉ đạo, điều hành, kiểm soát và đánh giá, sửa chữa sai sót (nếu có) để bảo đảm hoàn thành mục tiêu của tổ chức đã đề ra. (Lê Quang Sơn, 2014).
1.2.2. Quản lí giáo dục
“Quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lí tới khách thể quản lí nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất”. (Trần Kiểm, 1997).
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “Quản lí giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến
lên trạng thái mới về chất”. (Nguyễn Nguyên Quang, 1989).
Trong thực tế, quản lí giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan quản lí giáo dục các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học-giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới
mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra. (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo,
13
1.2.3. Hoạt động dạy học
Theo tác giả Phạm Minh Hạc:“Dạy học là một chức năng xã hội, nhằmtruyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội tích lũy được, nhằm biến kiến hức, kinh nghiệm thành phẩm chất và năng lực cá nhân”.
Dạy học là quá trình dưới sự tổ chức, điều khiển, lãnh đạo của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức-học tập của mình nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. (Trần Thị Tuyết Oanh, Nguyễn Ngọc Bảo, Bùi Văn Quân, Nguyễn Văn Diện,Từ Đức Văn, 2004).
1.2.4. Quản lí hoạt động dạy học
Quản lí hoạt động dạy học là tổ chức, chỉ đạo GV và HS thực hiện quá trình DH theo các yêu cầu và quy luật nhằm đạt được mục tiêu DH (Đại học sư phạm Hà Nội, 2007).
QLHĐDH thực chất là những tác động của chủ thể QL vào quá trình DH (được tiến hành bởi GV và HS, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. ( Lê Quang Sơn, 2014).
QLHĐDH là QL hoạt động dạy của GV và QL hoạt động học của HS.
1.2.5. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học
Trong chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng như sau:
- Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu của dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành. Trong chương trình, những nội dung học tập và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực.
14
- Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hoá các nội dung hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp.
- Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống.
- Mức độ phát triển năng lực có thể xác định trong các chuẩn: đến một thời điểm nhất định nào đó, HS có thể phải đạt được những gì.
- Năng lực được quan niệm là sự kết nối một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỷ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợpcủa nhiều yếu tố ( Phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó.
Từ các cách sử dụng trên có thể hiểu rằng: Năng lực của người học là khả năng làm chủ hệ thống tri thức, kỷ năng, thái độ,… và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho họ trong cuộc sống. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014).
1.2.6. Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học học
Cũng như các khái niệm về quản lí hoạt động dạy học, có rất nhiều khái niệm về Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, tuy nhiên theo chúng tôi nhận thấy có thể hiểu Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là quá trình tác động của người Cán bộ quản lí tới hoạt động dạy học để việc dạy học không chỉ là quá trình truyền thụ tri thức mà là quá trình tác động để phát triển năng lực người học, sau quá trình dạy học, người học biết vận dụng tri thức, kỷ năng, thái độ đã học vảo giải quyết được các nhiệm vụ trong thực tiễn ( Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014).
15
1.3. Lý luận về hoạt động dạy học môn Toán cấp trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên
1.3.1. So sánh chương trình dạy học định hướng nội dung và chương trình dạy học định hướng năng lực dạy học định hướng năng lực
So sánh chương trình DH định hướng nội dung và chương trình định hướng NL
Chương trình định
hướng nội dung Chương trình định hướng NL
Mục tiêu
Mục tiêu DH được mô tả không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được
Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục.
Nội dung
Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với các tình huống thực tiễn. Nội dung được quy định chi tiết trong chương trình.
Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không qui định chi tiết.
PPDH
GV là người truyền thụ tri thức, là trung tâm của quá trình DH. HS tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn.
- GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp…
- Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp, kĩ thuật DH tích cực; các phương pháp thí nghiệm, thực hành
Hình thức DH
Chủ yếu DH lí thuyết trên lớp.
Tổ chức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu
16
khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học Đánh giá kết quả học tập của HS
Tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung đã học.
Tiêu chí đánh giá dựa vào NL đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn.
(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014)
1.3.2. Tiếp cận với dạy học môn Toán cấp Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học giai đoạn hiện nay
1.3.3.1. Mục tiêu dạy học môn Toán
Dạy và học Toán ở trường phổ thông Việt Nam nói chung, kể từ sau năm 2015 nói riêng, nhằm hướng vào hình thành các NL chung, cốt lõi, thông qua đó giúp HS:
- Có những kiến thức và kỹ năng Toán học cơ bản, làm nền tảng cho việc phát triển các NL chung cũng như NL đặc trưng riêng đối với môn Toán.
- Hình thành và PTNL tư duy (tư duy lôgic, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, khả năng suy diễn, lập luận toán học). Phát triển trí tưởng tượng không gian, trực giác Toán học.
- Sử dụng các kiến thức Toán học để hổ trợ học tập các bộ môn khác đồng thời giải thíchmột số hiện tượng, tình huống xảy ra trong thực tiễn (phù hợp với trình độ). Qua đó, PTNL giải quyết vấn đề, NL mô hình hóa Toán học.
- Phát triển vốn ngôn ngữ (ngôn ngữ toán và ngôn ngữ thông thườngtrong mối quan hệ chặt chẽ với nhau) trong giao tiếp và giao tiếp có hiệu quả.
- Góp phần cùng các bộ môn khác hình thành thế giới quan khoa học, hiểu được nguồn gốc thực tiễn và khả năng ứng dụng rộng rãi của Toán học
17
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Biết cách làm việc có kế hoạch, cẩn thận, chính xác, có thói quen tò mò, thích tìm hiểu, khám phá; biết cách học độc lập với phương pháp thích hợp cùng những kỹ năng cần thiết, trong sự hợp tác có hiệu quả với người khác. ( Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014).
1.3.3.2. Nội dung dạy học môn Toán
Hiện nay đối với môn Toán THPT, HS đang được học tài liệu sách giáo khoa môn Toán của một trong hai chương trình toán cơ bản và toán nâng cao, kết hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng. Đối với hệ GDTX, HV học theo chương trình Toán cơ bản. Nội dung Toán học cấp THPT được tập hợp thành hai bộ phận chủ yếu là: Hình học, đại số và giải tích.
Bộ GD&ĐT đã giao quyền tự chủ cho các trường phổ thông, các trung tâm GDTX trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục kể từ năm học 2013-2014 để nhằm phát huy vai trò sáng tạo và chủ động của nhà trường và GV; Sở GD&ĐT Vĩnh Long cũng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học, tổ chuyên môn và GV chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng PTNL người học phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường và khả năng của HS; Thực hiện sắp xếp lại nội dung DH để khắc phục những hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành theo tinh thần các văn bản: công văn 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013; Công văn 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013; Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014. Theo đó, lãnh đạo các trường, các trung tâm GDTX được chủ động chỉ đạo xây dựng phân phối chương trình chi tiết, riêng đối với chương trình GDTX được xây dựng một cách linh hoạt phù hợp với mục tiêu và khung thời gian của chương trình, với tình hình thực tế của trung tâm nhằm nâng cao chất lượng DH. Thay cho DH được thực hiện theo từng bài, tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ, nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề DH môn Toán và các chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp với PPDH tích cực trong điều kiện thực tế của đơn vị.
18
Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình môn Toán
Kế thừa và phát huy truyền thống DH Toán ở Việt Nam, tiếp cận với trình độ giáo dục Toán học phổ thông của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; Lựa chọn các kiến thức Toán học cơ bản, cập nhật, thiết thực, có hệ thống , theo hướng tinh giản phù hợp với trình độ nhận thức của HS, thể hiện tính liên môn và tích hợp các nội dung giáo dục, thể hiện vai trò công cụ của môn Toán; Tăng cường thực hành và vận dụng, thực hiện DH Toán gắn với thực tiễn; Tạo điều kiện đẩy mạnh các PPDH theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo. Rèn cho HS khả năng tự học, PTNL chung. (Bùi Thị Hường, 2010).
Nội dung DH Toán theo quan điểm PTNL không chỉ giới hạn trong kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các NL.
1.3.3.3. Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học môn Toán
- Việc đổi mới PPDH theo định hướng PTNL người học trong môn Toán thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
Một, DH thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. GV là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn cuộc sống...
Hai, chú trọng rèn luyện cho HS biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới. Định hướng cho HS cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
19
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của nhóm, tập thể trong giảiquyết các nhiệm vụ học tập chung.
Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt
tiến trình DH thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS.
- Phương tiện dạy học đóng góp một phần quan trọng trong việc đổi mới PPDH nói chung và DH Toán nói riêng. Cần sử dụng đủ và hiệu quả các TBDH tối thiểu đã quy định đối với môn Toán, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong DH Toán, khai thác hiệu quả các phần mềm hỗ trợ cho giảng dạy Toán: phần mềm Ketch pad, Cabri 3D, phần mềm hỗ trợ xây dựng bài giảng theo chuẩn E-Learning,…
- Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức DH môn Toán một cách thích hợp. Ngoài việc tổ chức cho HV thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần quan tâm đến việc hướng dẫn HV học tập ở nhà.
1.3.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học viên
KTĐG là một yếu tố vô cùng quan trọng của quá trình DH và có thể nói KTĐG là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học. Trong KTĐG kết quả học tập môn Toán theo định hướng PTNL người học, cần lưu ý những điểm:
Quan tâm chú trọng việc đánh giá sự tiến bộ của HV, đánh giá nhằm động viên sựcố gắng, hứng thú học tập, hướng dẫn HV về phương pháp học tập; Đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá; Kết hợp đánh giá cho điểm với