Đánh giá tình hình mơi trường sau khi GPMB

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp chế biến gỗ tuyên quang trên địa bàn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 63 - 78)

SST Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ

1 Số hộ cho rằng môi trường tốt hơn 44 55 2 Số hộ cho rằng môi trường không đổi 8 10 3 Số hộ cho rằng môi trường kém hơn 28 35

Tổng 80 100

( Nguồn: Phiếu điều tra)

Từ kết quả điều tra cho thấy, tại khu vực bị thu hồi đất xây dựng cơng trình trên có 44/80 hộ gia đình sau khi thu hồi đất thấy rằng môi trường sống tốt hơn chiếm tỷ lệ 55% tổng số hộ. Tuy nhiên, có tới 36/80 hộ gia đình lại cho rằng việc xây dựng nhà máy chế biến gỗ, các cụm công nghiệp ở đây gây ra tiếng ồn và gây ô nhiễm môi trường chiếm tỷ lệ 45%.

3.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác GPMB của dự án và đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng bất cập trong công tác bồi thường xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng bất cập trong cơng tác bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất

3.5.1. Thuận lợi

Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp Uỷ Đảng và Chính quyền huyện Yên Sơn và việc triển khai hướng dẫn lập phương án bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước; công tác bồi thường, GPMB được chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ, thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền, giải thích các chế độ chính sách của Nhà nước, chủ trương đường lối của Đảng, để mọi người dân biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vì vậy, đa số nhân dân ủng hộ chủ trương GPMB khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và mục đích phát triển kinh tế - xã hội.

- Các chính sách của Nhà nước đã được các cơ quan chuyên môn tham mưu kịp thời như: Giá đất trên địa bàn toàn tỉnh, giá bồi thường và các chính sách bồi thường, HT và TĐC, chính sách về ưu đãi đầu tư, chính sách đất dịch vụ cho người dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp,... Do vậy, việc lập phương án bồi thương, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đã đảm bảo đúng tiến độ, chính sách của Nhà nước và các quy định của Pháp luật.

- Tính cơng khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình GPMB đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB đưa cơng trình vào hoạt động kịp thời theo tiến độ.

Trong công tác bồi thường GPMB Dự án đầu tư xây Cụm công nghiệp chế biến gỗ Tuyên Quang đã đạt được những kết quả như sau:

- Việc thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất về cơ bản đã thực hiện đúng theo Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Bên cạnh đó, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cùng huyện Yên Sơn đã có nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo mang tính quyết định trong quá trình xây dựng và phát triển dự án. Các văn bản được ban hành trong thời gian này thể hiện sự đồng bộ, tập trung trong chỉ đạo và sát thực với thực tế tạo một bước phát triển mới trong công tác quản lý nhà nước về thu hồi GPMB của tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Yên Sơn nói riêng.

- Quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất bị thu hồi được đảm bảo, q trình thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ khi GPMB công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ, thống nhất ý chí trong chỉ đạo giữa các cấp chính quyền đã làm hạn chế việc khiếu nại, tố cáo của nhân dân đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai.

- Trong quá trình thực hiện cơng tác GPMB chính quyền cùng chủ đầu tư ln ln có sự phối hợp, giải quyết những khó khăn gặp phải.

- Thường xuyên đối thoại, trả lời và giải quyết kịp thời những kiến nghị của người dân có đất bị thu hồi nên không để rảy ra đơn thư, khiếu nại.

3.5.2. Khó khăn

Thực tế cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện cơng tác bồi thường, GPMB thì vẫn cịn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như sau:

- Về nhận thức tư tưởng và ý thức chấp hành pháp luật: Nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của người dân nói chung và người bị thu hồi đất chưa cao. Nhiều đối tượng khi đã được áp dụng đầy đủ các chính sách, đã được vận động thuyết phục nhưng vẫn cố tình chống đối, khơng chấp hành việc thu hồi đất

cũng như phương án BT thiệt hại. Mặt khác họ lại lơi kéo kích động nhân dân khơng chấp hành chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới tiến độ bồi thường, GPMB và thi công triển khai dự án.

Trình độ, nhận thức của một số cán bộ ở các cấp thực hiện công tác bồi thường, GPMB cịn nhiều điểm khơng thống nhất, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện bồi thường, GPMB. Đặc biệt trong việc xác định các đối tượng và các điều kiện được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Về đối tượng và điều kiện được bồi thường: Do trình độ quản lý cịn nhiều bất cập cùng với tinh thần thực hiện pháp luật của người dân chưa cao, chưa nghiêm dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác, cơng bằng các đối tượng được bồi thường và điều kiện được bồi thường thiệt hại.

- Về diện tích đất giao khốn của công ty cổ phần chè Sơng Lơ cịn quản lý cịn chưa chặt chẽ, dẫn đến đến tình trạng một số hộ gia đình lấn chiếm sử dụng vào diện tích đất các lơ chè đã giao khốn cho các hộ gia đình dẫn đến tranh chấp đất đai. Một số hộ gia đình nhận khốn đất lại khơng sử dụng đúng mục đích, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Từ đó gây khó khăn cho cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án.

- Về mức bồi thường thiệt hại:

Mức giá bồi thường đều thấp hơn nhiều lần so với giá thị trường tạo ra mức chênh lệch làm cho người dân cảm thấy bị thiệt thòi, đòi tăng tiền bồi thường, không bàn giao mặt bằng theo kế hoạch, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Giữ các hộ gia đình có đất gần nhau tuy nhiên lại nằm ở ranh giới các xã khác nhau dẫn đến khác nhau về khu vực vị trí và đơn giá bồi thường dẫn đến việc so sánh giữ các hộ gia đình với nhau.

* Đối với ở: Mức giá quy định trong khung giá của tỉnh còn thấp và còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với giá thực tế. Việc quản lý thị trường bất động sản còn lỏng lẻo nên người dân yêu cầu bồi thường thiệt hại với mức giá rất cao, đồng thời tập trung khiếu kiện để gây sức ép với Nhà nước trong q trình thực hiện cơng tác bồi thường, GPMB.

* Đối với đất nông nghiệp: Việc thu hồi đất hiện nay cho các dự án tập trung chủ yếu là đất nông nghiệp, phần lớn người dân sinh sống, sản xuất chủ yếu bằng nông nghiệp, khơng có ngành nghề hoặc thu nhập khác. Đa phần các địa phương khơng cịn quỹ đất nông nghiệp để giao bù lại diện tích bị thu hồi. Vì vậy q trình bồi thường GPMB cũng gặp rất nhiều khó khăn.

* Đối với vật kiến trúc, hoa màu, vật nuôi: Giá bồi thường thiệt hại đối với các tài sản trên đất là giá tương ứng mức thiệt hại thực tế, nghĩa là bị thu hồi đến đâu thì được bồi thường đến đó và được bồi thường hồn tồn theo giá trị xây mới.

- Các chính sách hỗ trợ và tái định cư: Một trong những hạn chế quan trọng của chính sách bồi thường thiệt hại thu hồi đất GPMB hiện nay là chủ yếu tập trung vào bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất mà chưa thực sự quan tâm đến việc ổn định đời sống và tạo công ăn việc làm cho người bị thu hồi đất sau khi bị thu hồi đất. Nhiều dự án đầu tư không quan tâm đến việc hỗ trợ và khôi phục cuộc sống cho người dân phải di chuyển nhà ở tới nơi ở mới, mà ở đó thu nhập của người dân bị gặp nhiều khó khăn.

Đối với đất nơng nghiệp, đây là tư liệu sản xuất quan trọng của người nông dân nên khi bị thu hồi đất với quy mô lớn, người dân sẽ có rất nhiều những bức xúc như: họ sẽ sống bằng gì, tương lai con cháu họ sẽ sống ra sao khi mà đất nông nghiệp - nguồn thu nhập chính nay khơng cịn nữa.

Bên cạnh đó các dự án thường có hình thức hỗ trợ thông qua hỗ trợ một khoản tiền nhất định và tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi người mà nó đem lại những mặt tốt và xấu khác nhau. Với người năng động thì nó phát huy tác dụng thông qua sự đầu tư sinh lợi, cịn với những người khác thì khoản tiền đó được tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó là thất nghiệp. Đây là vấn đề rất bức xúc hiện nay bởi nó khơng chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình họ mà cịn làm ảnh hưởng tới cả cộng đồng xã hội. Do vậy việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất dành cho đầu tư các dự án là trách nhiệm của Nhà nước và của chủ đầu tư.

Ngồi ra, chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước được áp dụng ở mỗi thời điểm khác nhau, không nhất quán, đặc biệt là giá bồi thường. Mỗi cơng trình được áp

dụng một đơn giá đất cụ thể. Đối với những cơng trình mang tính đặc thù của từng điah phương cũng sẽ có chế độ chính sách quy định cụ thể gây ra sự khác biệt giữa các cơng trình. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến người dân cố tình trì hỗn, gây khó khăn trong cơng tác bồi thường, GPMB.

3.5.3. Một số biện pháp khắc phục

Để khắc phục tình trạng các dự án hiện nay chậm tiến độ hoặc không triển khai, UBND huyện xác định phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của tỉnh khẩn trương tiếp tục rà soát các dự án. Từ đó đề xuất một số giải pháp:

- Tập trung quyết liệt về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án trên địa bàn huyện đảm bảo đúng quy định. Không để công tác GPMB làm ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng các cơng trình dự án.

- Rà sốt lại quy trình thực hiện công tác bồi thường để kiến nghị, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Rà sốt lại tồn bộ các dự án chuyển tiếp, đang thực hiện. Đánh giá, phân loại dự án theo thứ tự ưu tiên; đề xuất danh mục các dự án tạm dừng, giãn tiến độ, hoặc cắt giảm quy mơ để đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư.

- Làm việc với các chủ đầu tư về tiến độ thực hiện và có kế hoạch chuẩn bị kinh phí để đảm bảo tiến độ chi trả kịp thời. Đối với các dự án đang triển khai đúng tiến độ, chủ đầu tư có khả năng tài chính: Thường xun kiểm tra, đơn đốc tiến độ thực hiện, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành đưa vào khai thác để phát huy hiệu quả đầu tư.

- Đối với dự án đang triển khai chậm tiến độ mà có lý do khách quan như khó khăn trong cơng tác bồi thường, GPMB vướng mắc của thủ tục hành chính,….UBND thành phố Tuyên Quang tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh, chỉ đạo các phịng ban chun mơn của huyện, UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải quyết dứt điểm các khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư, hướng dẫn nhà đầu tư làm thủ tục đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh tiến độ triển khai và yêu cầu nhà đầu tư có văn bản cam kết triển khai theo đúng tiến độ điều chỉnh.

+ Nếu các dự án mà chủ đầu tư cịn có khả năng tài chính thực hiện và các dự án đảm bảo đúng quy hoạch thì yêu cầu các chủ dự án xây dựng lại tiến độ và có cam kết thực hiện.

+ Nếu các dự án mà chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính hoặc dự án khơng đúng quy hoạch ngành, lĩnh vực thì kiên quyết kiến nghị xử lý thu hồi và giao cho các đơn vị khác có đủ năng lực tài chính để thực hiện.

Chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động các chế độ chính sách để thu hút sự ủng hộ từ phía người dân.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Dự án Cụm công nghiệp chế biến gỗ Tuyên Quang thu hồi đất trên địa bàn 3 xã Lang Quán, Thắng Quân và Chân Sơn. Diện tích đất thu hồi chủ yếu là đất nơng nghiệp của hộ gia đình và đất nhận khốn của cơng ty cổ phần chè Sơng Lơ. Q trình thu hồi đất, GPMB được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo ngun tắc chính xác, cơng bằng, dân chủ, công khai và đúng pháp luật.

Tổng diện tích đất thu hồi là 265.173,2m2, trong đó đất nơng nghiệp 248.957,6m2 và đất phi nông nghiệp là 16.265,6m2. Tổng 102 hộ gia đình cá nhân và 04 tổ chức, trong đó có 6 hộ gia đình phải di chuyển chỗ ở với tổng kinh phí bồi thường là 33.203.888.000 đồng.

• Về cơng tác bồi thường:

Trong công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng cơng trình trước hết đã được đa số người dân đồng tình ủng hộ. Trong suốt quá trình thực hiện người dân đã phối hợp, chủ động cung cấp các giấy tờ liên quan đến diện tích đất thu hồi để hoàn thiện thủ tục, hồ sơ bồi thường từ đó cũng đẩy nhanh được thời gian thực hiện GPMB để xây dựng cơng trình.

Tuy nhiên, một số hộ gia đình vẫn cịn xảy ra một số thiếu sót về tài sản vật kiến trúc và cây cối hoa màu trong quá trình thực hiện kiểm kê. Mặt khác cũng có gia đình trồng cây nhằm mục đích chuộc lợi, từ đó gây khó khăn cho công tác bồi thường.

Việc thực hiện công tác bồi thường cũng ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt, kinh tế của các hộ gia đình nằm trong phạm vi thu hồi đất xây dựng cơng trình.

• Về chính sách hỗ trợ:

Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trong công tác bồi thường GPMB được áp dụng theo đúng quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ giúp cuộc sống người dân nằm trong phạm vi thu hồi đất như: Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ mua sắm công cụ lao động, hỗ trợ tiền thuê nhà đối với các hộ phải di chuyển chỗ ở…

được đa số người dân đồng tình và ủng hộ. Từ đó, đã giúp người dân sớm ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế sau khi bị thu hồi đất.

• Về tái định cư:

Trong cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng cơng trình, có 06 hộ gia đình thuộc diện phải di chuyển chỗ ở. Trong đó có 01 hộ xin bố trí đất tái định cư và 05 hộ xin được tự bố trí tái định cư.

Trong chính sách về tái định cư, UBND huyện Yên Sơn đã bố trí đất tái định cư đối với 01 hộ gia đình đề nghị được bố trí tái định cư. Trường hợp các hộ gia đình xin tự tái định cư, UBND huyện cũng đã có chính sách hỗ trợ tự tái định cư cho 05 hộ gia đình với mức hỗ trợ 30% giá đất ở.

Để nắm rõ được tình hình kinh tế và cuộc sống của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất, đã tiến hành phỏng vấn 40 hộ gia đình bị thu hồi đất trong đó: Trên 73% số người được phỏng vấn đồng ý về các hoạt động bồi thường và GPMB, cịn lại 29,7% số người dân khơng có ý kiến hoặc có một số khơng đồng tình về các hoạt động GPMB.

4.2. Đề nghị

Quá trình thực hiện các chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn huyện mặc dù có nhiều ưu điểm xong cũng khơng tránh khỏi những hạn chế, để chính sách bồi

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp chế biến gỗ tuyên quang trên địa bàn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 63 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)