3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.5.3. Một số biện pháp khắc phục
Để khắc phục tình trạng các dự án hiện nay chậm tiến độ hoặc không triển khai, UBND huyện xác định phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của tỉnh khẩn trương tiếp tục rà soát các dự án. Từ đó đề xuất một số giải pháp:
- Tập trung quyết liệt về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án trên địa bàn huyện đảm bảo đúng quy định. Không để công tác GPMB làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình dự án.
- Rà soát lại quy trình thực hiện công tác bồi thường để kiến nghị, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Rà soát lại toàn bộ các dự án chuyển tiếp, đang thực hiện. Đánh giá, phân loại dự án theo thứ tự ưu tiên; đề xuất danh mục các dự án tạm dừng, giãn tiến độ, hoặc cắt giảm quy mô để đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư.
- Làm việc với các chủ đầu tư về tiến độ thực hiện và có kế hoạch chuẩn bị kinh phí để đảm bảo tiến độ chi trả kịp thời. Đối với các dự án đang triển khai đúng tiến độ, chủ đầu tư có khả năng tài chính: Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành đưa vào khai thác để phát huy hiệu quả đầu tư.
- Đối với dự án đang triển khai chậm tiến độ mà có lý do khách quan như khó khăn trong công tác bồi thường, GPMB vướng mắc của thủ tục hành chính,….UBND thành phố Tuyên Quang tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh, chỉ đạo các phòng ban chuyên môn của huyện, UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải quyết dứt điểm các khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư, hướng dẫn nhà đầu tư làm thủ tục đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh tiến độ triển khai và yêu cầu nhà đầu tư có văn bản cam kết triển khai theo đúng tiến độ điều chỉnh.
+ Nếu các dự án mà chủ đầu tư còn có khả năng tài chính thực hiện và các dự án đảm bảo đúng quy hoạch thì yêu cầu các chủ dự án xây dựng lại tiến độ và có cam kết thực hiện.
+ Nếu các dự án mà chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính hoặc dự án không đúng quy hoạch ngành, lĩnh vực thì kiên quyết kiến nghị xử lý thu hồi và giao cho các đơn vị khác có đủ năng lực tài chính để thực hiện.
Chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động các chế độ chính sách để thu hút sự ủng hộ từ phía người dân.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận
Dự án Cụm công nghiệp chế biến gỗ Tuyên Quang thu hồi đất trên địa bàn 3 xã Lang Quán, Thắng Quân và Chân Sơn. Diện tích đất thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp của hộ gia đình và đất nhận khoán của công ty cổ phần chè Sông Lô. Quá trình thu hồi đất, GPMB được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo nguyên tắc chính xác, công bằng, dân chủ, công khai và đúng pháp luật.
Tổng diện tích đất thu hồi là 265.173,2m2, trong đó đất nông nghiệp 248.957,6m2 và đất phi nông nghiệp là 16.265,6m2. Tổng 102 hộ gia đình cá nhân và 04 tổ chức, trong đó có 6 hộ gia đình phải di chuyển chỗ ở với tổng kinh phí bồi thường là 33.203.888.000 đồng.
• Về công tác bồi thường:
Trong công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng công trình trước hết đã được đa số người dân đồng tình ủng hộ. Trong suốt quá trình thực hiện người dân đã phối hợp, chủ động cung cấp các giấy tờ liên quan đến diện tích đất thu hồi để hoàn thiện thủ tục, hồ sơ bồi thường từ đó cũng đẩy nhanh được thời gian thực hiện GPMB để xây dựng công trình.
Tuy nhiên, một số hộ gia đình vẫn còn xảy ra một số thiếu sót về tài sản vật kiến trúc và cây cối hoa màu trong quá trình thực hiện kiểm kê. Mặt khác cũng có gia đình trồng cây nhằm mục đích chuộc lợi, từ đó gây khó khăn cho công tác bồi thường.
Việc thực hiện công tác bồi thường cũng ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt, kinh tế của các hộ gia đình nằm trong phạm vi thu hồi đất xây dựng công trình.
• Về chính sách hỗ trợ:
Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trong công tác bồi thường GPMB được áp dụng theo đúng quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ giúp cuộc sống người dân nằm trong phạm vi thu hồi đất như: Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ mua sắm công cụ lao động, hỗ trợ tiền thuê nhà đối với các hộ phải di chuyển chỗ ở…
được đa số người dân đồng tình và ủng hộ. Từ đó, đã giúp người dân sớm ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế sau khi bị thu hồi đất.
• Về tái định cư:
Trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng công trình, có 06 hộ gia đình thuộc diện phải di chuyển chỗ ở. Trong đó có 01 hộ xin bố trí đất tái định cư và 05 hộ xin được tự bố trí tái định cư.
Trong chính sách về tái định cư, UBND huyện Yên Sơn đã bố trí đất tái định cư đối với 01 hộ gia đình đề nghị được bố trí tái định cư. Trường hợp các hộ gia đình xin tự tái định cư, UBND huyện cũng đã có chính sách hỗ trợ tự tái định cư cho 05 hộ gia đình với mức hỗ trợ 30% giá đất ở.
Để nắm rõ được tình hình kinh tế và cuộc sống của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất, đã tiến hành phỏng vấn 40 hộ gia đình bị thu hồi đất trong đó: Trên 73% số người được phỏng vấn đồng ý về các hoạt động bồi thường và GPMB, còn lại 29,7% số người dân không có ý kiến hoặc có một số không đồng tình về các hoạt động GPMB.
4.2. Đề nghị
Quá trình thực hiện các chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn huyện mặc dù có nhiều ưu điểm xong cũng không tránh khỏi những hạn chế, để chính sách bồi thường, GPMB phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân trong quá trình thực hiện, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người bị thu hồi đất, tôi xin có một số kiến nghị như sau:
- Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp Luật Đất đai đến các cấp Ủy Đảng, các cấp chính quyền và toàn thể người dân;
- Hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo hướng có lợi cho nguời dân. Trong đó chú trọng công tác hỗ trợ ổn định đời sống, đào tạo nghề và tái định cư;
- Thực hiện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt theo quy định của pháp Luật Đất đai để các cấp, các ngành cùng toàn thể người dân thống nhất tổ chức thực hiện, cùng kiểm tra, giám sát thực hiện;
- Cán bộ kiểm kê, thống kê tài sản cần phải làm việc chi tiết hơn và kỹ càng hơn, tránh kiểm kê thiếu sót tài sản của người dân;
- Tiến hành đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ của cán bộ GPMB, đặc biệt là cán bộ địa phương xã, phường là bộ phận trực tiếp gần với dân nhất, dễ dàng lắng nghe những phản ánh từ phía người dân;
- Kịp thời xử lý dứt điểm các khiếu kiện xung quanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp Luật Đất đai. Kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình không chấp hành công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả giải phóng mặt bằng của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang năm 2018.
2. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 về chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai;
3. Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Quốc hội (2013), số 45/2013/QH15, Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
4. Thông tư 02/2015/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 về đất đai của chính phủ;
5. Quyết định số 05/2015/QĐ-UBND ngày 16/4/2015 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triền kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
6. Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 16/04/2015 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc quy định Chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
7. Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 25/4/2017 của UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành Đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản (vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi) gắn liền với đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
8. Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 20/01/2015 của UBND tỉnh Tuyên Quang về Ban hành bảng giá đất năm (2015 – 2019) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; 9. Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang Ban hành quy định phân khu vực, phân loại đường phố và phân vị trí đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
10. Quyết định số 238/QĐ-UBND ngày 23/7/2016 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của các huyện, thành phố;
12. Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 07/02/2017 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang;
13. Đào Quốc Tuấn (2014), Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại khu vực nông thôn và khu vực đô thị trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sỹ quản lý đất đai, Trường đại học Thái Nguyên.
14. UBND huyện Yên Sơn (2020), Kế hoạch sử dụng đất năm 2020, UBND
huyện Yên Sơn.
15. UBND tỉnh Tuyên Quang (2015), Quyết định số 05/2015/QĐ-UBND ngày 16/4/2015 về trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
16. UBND tỉnh Tuyên Quang (2015), Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 16/4/2015 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân tỉnh khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Tài liệu Intrernet
17. Tạp chí Giáo dục (2019), Chính sách giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất, link: Tạp chí giáo dục/2019/chinh-sach-giai-quyet-viec-lam-cho-lao- dong-bi-thu-hoi-dat-57.html/tapchigiaoduc.moet.gov.vn, truy cập ngày 14/11/2021. 18. Báo giao thông (2016), Kinh nghiệm GPMB tại Singapore - nơi “đất quý như vàng”, link: www.baogiaothong.vn/kinh-nghiem-gpmb-tai-singapore-noi-dat-quy-nhu- vang-d181601.html, truy cập ngày 14/11/2021.
19. Báo vietnamnet (2017), Hà Nội: Quy định mới nhất về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư,link: https://vietnamnet.vn/vn/bat-dong-san/ha-noi-quy-dinh-moi-nhat-ve- boi-thuong-ho-tro-va-tai-dinh-cu-364755.html, truy cập ngày 14/11/2021.
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA
Số: …………
Tên dự án: “Dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp chế biến Gỗ Tuyên Quang,trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”.
Họ tên chủ hộ:……….….Sinh năm: ………….……... Địa chỉ: Tổ (Thôn, xóm) ………Phường (Xã): ………...…... ………...
NỘI DUNG PHỎNG VẤN I. QUÁ TRÌNH THU HỒI ĐẤT:
- Cơ quan nào ra quyết định, thông báo việc thu hồi đất của hộ gia đình ông (bà): - UBND Tỉnh Tuyên Quang
- UBND huyện Yên Sơn
- Cơ quan khác
- Sau khi được thông báo gia đình có được mời họp tham gia hội nghị về bồi thường đất đai, tài sản của mình không?
a. Có b. Không c. Không biết
- Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ gia đình ông bà được nhận:………...đồng - Diện tích bị thu hồi và giá bồi thường cụ thể:
STT Loại đất Diện tích bị thu hồi (m2) Bồi thường bằng tiền (1000đ) Bồi thường bằng TĐC (m2) Ghi chú 1 Đất nông nghiệp 2 Đất lâm nghiệp 3 Đất ở đô thị 4 Đất ở nông thôn
5 Đất phi nông nghiệp
- Số tiền bồi thường về vật kiến trúc, hoa màu:……….đồng - Số tiền được hỗ trợ:………..đồng - Những cam kết, chính sách hỗ trợ từ cơ quan bồi thường, chính quyền địa phương và doanh nghiệp
a. Đào tạo nghề b. Tuyển dụng lao động
c. Cho vay vốn sản xuất c. Cấp đất tái định cư
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ:
1. Trong việc xét duyệt đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, gia đình ông (bà) có gặp những khó khăn vướng mắc gì không
a. Có b. Không c. Không biết
2. Theo Ông (Bà) quy định về đối tượng và điều kiện được bồi thường đã hợp lý chưa: a. Hợp lý b. Chưa hợp lý
c. Ý kiến khác……….……… 3. Trong quá trình xét duyệt đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ ông (Bà) có đơn thư ý kiến gì không:
a. Có b. Không
c. Ý kiến khác……….……… 4. Ông (Bà) có đồng ý với đối tượng và điều kiện được bồi thường của Nhà nước không ?
a. Có b. Không
c. Ý kiến khác……….………
III. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
1. Gia đình Ông (Bà) có thuộc đối tượng được hỗ trợ không ? a. Có b. Không
c. Ý kiến khác……….……… 2. Ông (Bà) có đồng ý với mức hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định đời sống không ? a. Có b. Không
c. Ý kiến khác……….………. 3. Ông bà có đồng ý với chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp không ?
c. Ý kiến khác……….………. 4. Mức hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ thuê nhà, thưởng di chuyển đúng kế hoạch đã phù hợp chưa:
a. Phù hợp b. Chưa phù hợp
c. Ý kiến khác……….………. 5. Ông (bà) có nhất trí với mức hỗ trợ tái định cư không ?
a. Có b. Không
c. Ý kiến khác……….……… 6. Ông (Bà thấy mức hỗ trợ đất công ích đã phù hợp chưa ?
a. Phù hợp b. Chưa phù hợp
c. Ý kiến khác……….……… 7. Ông (Bà) có nhận xét gì về việc tính toán hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước: a. Chính xác b. Chưa chính xác
c. Ý kiến khác……….……… ……….………..
IV. TÌNH HÌNH ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM CỦA HỘ NÔNG DÂN CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI
1. Kể từ sau khi bị thu hồi đất và nhận được tiền bồi thường cho đến nay, cuộc sống của gia đình ông (bà) diễn ra như thế nào (đời sống, sinh hoạt, việc làm, thu nhập, chi tiêu, giáo dục)
a. Tốt hơn b. Không thay đổi c. Kém đi
2. Tình hình việc làm trước và sau khi thu hồi đất
a. Đủ việc làm b. Thiếu việc làm c. Không có việc làm
3. Gia đình Ông (Bà) đã sử dụng số tiền bồi thường đó vào việc gì: