3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.2. Về điềukiện kinh tế xã hội vùng dự án:
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tiếp tục được duy trì ở mức ổn định 12,3%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng dịch vụ. Tỷ trọng nông lâm nghiệp năm 2015 là 86,7% giảm xuống còn 76,5% năm 2020; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng năm 2015 là 3,2%, tăng lên 4,6 % năm 2020; Dịch vụ năm 2015 là 8,9 %, tăng lên 8,9% năm 2020 các chỉ tiêu khác đều đạt vượt mức so với mục tiêu đề ra. Đặc biệt, ở khu vực xây dựng dự án tại các xã Lang Quán, Chân Sơn và Thị trấn Yên Sơn người dân có mức thu nhập tương đối cao, điều kiện kinh tế xã hội khá phát triển do nằm ở khu vực trung tâm huyện và giáp với thành phố Tuyên Quang. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước cụ thể:
Năm 2018 thu nhập bình quân đầu người đạt 2,5 triệu đồng/người/năm. Năm 2019 thu nhập bình quân đầu người đạt 3 triệu đồng/người/năm. Năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt 3,5-4,5 triệu đồng/người/năm. Với 145.390 nghìn dân,chủ yếu là lao động sản xuất nông nghiệp. Việc xây dựng dự án Cụm công nghiệp chế biến gỗ Tuyên Quang trên địa bàn huyện thuận lợi cho việc sử dụng nguồn lao động sẵn có tại địa phương. Ngoài ra, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội trên nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ các loại sản phẩm từ gỗ.