CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát về đặc điểm của vùng dự án trên địa bànhuyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên
Tuyên Quang
3.1.1. Về điều kiện tự nhiên của vùng dự án:
Trong những năm qua, ngành công nghiệp chế biến gỗ của nước ta đã có sự phát triển và thành công mạnh mẽ cả về số lượng cơ sở chế biến và quy mô doanh nghiệp chế biến, khối lượng sản phẩm chế biến, thị trưởng tiêu thụ sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu. Tính đến năm 2020, có khoảng 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ, 340 làng nghề gỗ và số lượng lớn các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ chưa được thống kê.
Hình 3.1: Bản đồ huyện n Sơn
- Phía bắc giáp huyện Chiêm Hóa
- Phía nam giáp thành phố Tuyên Quang và huyện Sơn Dương - Phía tây bắc giáp huyện Hàm Yên
- Phía tây nam giáp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - Phía tây giáp huyện n Bình, tỉnh n Bái
- Phía đơng giáp huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Huyện có diện tích lớn thứ hai tỉnh Tun Quang với 1.067,7 ha, dân số năm 2018 là 145.390 người. Tồn huyện có 28 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Yên Sơn (huyện lỵ) và 27 xã. Với vị trí nằm bao quanh thành phố Tuyên Quang và các huyện lân cận, có Sơng Lơ, sơng Gâm đều chảy qua trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các xã, Thị trấn trong và ngồi Huyện.
Do n Sơn có địa hình đồi núi phức tạp, nên khí hậu cũng phân thành hai khu vực khác biệt: Phía đơng mát mẻ, ơn hịa. Phía tây nhiệt độ nóng hơn 100C, số ngày nắng và ngày mưa cũng cao hơn phía đơng.
Địa hình đồi núi cao, xen kẽ là các đồi bát úp và các cánh đồng.Đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển sản xuất các loại cây lương thực, cây công nghiệp như: ngô, sắn, lạc, chè…. phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Đặc biệt trên địa bàn huyện do địa hình đồi núi nên người dân trồng rừng và các loại cây lấy gỗ nguyên liệu là chủ yếu.
Tính đến năm 2020 diện tích đất rừng trên địa bàn tồn huyện là 79.631 ha trong đó: Đất rừng phịng hộ 15.168ha; đất rừng đặc dụng 120 ha; đất rừng sản xuất 64.343 ha. Nhìn chung đất rừng trên địa bàn huyện rất đa dạng, có tiềm năng khai thác và giá trị kinh tế cao.
Dự án Cụm công nghiệp chế biến gỗ Tuyên Quang được xây dựng trên ranh giới địa bàn đất đai của 03 xã Lang Quán, Chân Sơn và thị trấn Yên Sơn. Nằm ở khu vực trung tâm của huyện Yên Sơn, đường giao thông thuận lợi, tiếp giáp với QL 2C Tuyên Quang - Hà Giang và từ Tuyên Quang đi Hà Nội với các tỉnh, huyện lân cận
khác nên rất thuận lợi cho việc thu mua và vận chuyển gỗ nguyên liệu,lưu thơng hàng hố.
Trên cơ sở nguồn tài nguyên lâm nghiệp dồi dào, sẵn có tại địa phương, các vùng lân cận với trữ lượng lớn và khả năng nhập khẩu các loại gỗ lâm sản từ nước ngoài đảm bảo ổn định nguyên liệu cho sản xuất chế biến các loại mặt hàng gỗ lâu dài, chế biến bột giấy,… đã mở ra triển vọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến gỗ lâm sản quy mô vừa và lớn.
3.1.2. Về điều kiện kinh tế xã hội vùng dự án:
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tiếp tục được duy trì ở mức ổn định 12,3%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng dịch vụ. Tỷ trọng nông lâm nghiệp năm 2015 là 86,7% giảm xuống còn 76,5% năm 2020; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng năm 2015 là 3,2%, tăng lên 4,6 % năm 2020; Dịch vụ năm 2015 là 8,9 %, tăng lên 8,9% năm 2020 các chỉ tiêu khác đều đạt vượt mức so với mục tiêu đề ra. Đặc biệt, ở khu vực xây dựng dự án tại các xã Lang Quán, Chân Sơn và Thị trấn Yên Sơn người dân có mức thu nhập tương đối cao, điều kiện kinh tế xã hội khá phát triển do nằm ở khu vực trung tâm huyện và giáp với thành phố Tuyên Quang. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước cụ thể:
Năm 2018 thu nhập bình quân đầu người đạt 2,5 triệu đồng/người/năm. Năm 2019 thu nhập bình quân đầu người đạt 3 triệu đồng/người/năm. Năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt 3,5-4,5 triệu đồng/người/năm. Với 145.390 nghìn dân,chủ yếu là lao động sản xuất nông nghiệp. Việc xây dựng dự án Cụm công nghiệp chế biến gỗ Tuyên Quang trên địa bàn huyện thuận lợi cho việc sử dụng nguồn lao động sẵn có tại địa phương. Ngồi ra, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội trên nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ các loại sản phẩm từ gỗ.
3.1.3. Đánh giá chung về vùng dự án:
Nhìn chung, việc xây dựng dự án Cụm cơng nghiệp chế biến gỗ Tuyên Quang trên địa bàn giáp ranh 3 xã Thắng Quân, Lang Quán và Chân Sơn có vị trí rất thuận
lợi cả về nguồn cung cấp nguyên liệu và lưu thông, vận chuyển cũng như tiêu thụ hàng hóa. Dự án được coi là động lực phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện Yên Sơn nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Góp phần đóng vai trị thúc đẩy sự phát triển và gia tăng chuỗi sản xuất gỗ, tận dụng lợi thế về đất đai, nhân lực trong vùng, tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ với người dân trồng gỗ.