SẢN PHẨM NHÓM 2:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) em làm hướng 2 dẫn viên du lịch hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương gắn với dạy học môn GDCD tại trường THPT con cuông (Trang 28 - 32)

- Địa điểm Cây Đa Côn Chùa.

SẢN PHẨM NHÓM 2:

“Em làm hướng dẫn viên du lịch” tại địa điểm: Vườn Quốc Gia Pù Mát và Bia Ma Nhai

Địa điểm 1: Vườn quốc gia Pù Mát .

HS lắng nghe Nhóm 2 làm hướng dẫn viên du lịch.

Huyện Con Cuông nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, phía đông nam Con Cuông giáp với huyện Anh Sơn, phía đông bắc Con Cuông giáp với huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ, phía tây bắc Con Cuông giáp huyện Tương Dương, phía tây nam Con Cuông có đường biên giới nước Lào dài 55,5 km. Là huyện vùng cao, lợi thế về vị trí và điều kiện thuận lợi để phát triển nông-lâm nghiệp và du lịch,

thương mại.

Dân gian có cách giải thích về tên gọi Con Cuông khá thú vị. Xưa kia, khúc sông Cả (sông Lam) chảy qua nơi này dần tụ thành một khu đất. Chiều chiều, đàn công ở các làng, bản thường tụ tập về nhảy múa. Vì vậy, người dân gọi vùng đất này là Con Công. Lâu ngày, tên gọi bị biến âm thành Con Cuông. Xưa kia, Con Cuông được biết đến với "Núi chẳng cao, nước cũng chẳng sâu; Tranh sơn

thuỷ một màu ai khéo vẽ" như câu thơ khắc hoạ của Trạng Bùng-Phùng Khắc Khoan; bởi địa danh Trà Lân sôi sục "trúc chẻ tro bay" của Bình Ngô đại cáo... Vườn quốc gia Pù Mát nằm trên địa giới hành chính của 3 huyện: Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương; ranh giới phía Nam của vườn chạy dọc theo đường biên giới Việt - Lào. Diện tích vùng lõi của vườn khoảng 94.275ha, vùng đệm khoảng 100.000ha thuộc địa bàn 16 xã của 3 huyện. Riêng huyện Con Cuông gồm 7 xã: Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn, Yên Khê, Bồng Khê, Chi Khê. Vườn quốc gia Pù Mát nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung b.nh năm từ 230C đến 240C. Mùa đông do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung b.nh xuống dưới 200C, thấp nhất xuống dưới 180C. Vào mùa hè, thời tiết rất khô nóng, trung b.nh lên trên 250C. Ở Con Cuông, nhiều khi nhiệt độ lên tới 420C.

Vườn quốc gia Pù Mát có diện tích lớn, tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động vật, thực vật phong phú, là một kho tàng về các nguồn gen hoang dã, quý hiếm, là một trong số ít khu bảo tồn đa dạng sinh học lớn nhất nước ta. Theo khảo sát của Viện điều tra quy hoạch rừng thì Vườn quốc gia Pù Mát có 1.297 loài thực vật bậc cao, 64 loài thú, 137 loài chim, 25 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư. Về thực vật, hiện đó xác định được 2.494 loài thực vật, 931 chi thuộc 202 họ. Trong đó, 70 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam có nguy cơ bị tiêu diệt. Về thú, tiêu biểu là các loài Voi, Hổ, Sao la, Vượn đen má trắng, Chà vá chân nâu, Khỉ

đuôi lợn, Mang trường sơn, Chó sói l ửa... Về chim, tiêu biểu có các loài trĩ sao, Công, Gà lôi trắng, Gà tiền. Tháng 11 năm 2007, Vườn quốc gia Pù Mát được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Vườn quốc gia Pù Mát không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn rất hấp dẫn về du lịch bởi sự hoang sơ, cảnh quan tuyệt đẹp và môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm, rất thuận lợi cho sự phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm và tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc. Vì vậy, bên cạnh nâng cao nhận thức cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường

Pù Mát còn có những hoạt động nhằm khuyến khích tham quan du lịch, gắn hoạt động tham quan du lịch với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

Địa điểm 2: Bia Ma Nhai.

Bia Ma Nhai (còn gọi là bia Thành Nam) là di tích lịch sử tại xã Chi Khê, gắn liền với chiến công của quân dân nhà Trần chống giặc Ai Lao. Bia được khắc vào vòm núi trước cửa hang đá, nằm cách thị trấn Con Cuông khoảng 300m về phía Tây Nam, nét chữ to bằng bàn tay, khắc sâu hơn 1 tấc.

Theo sử cũ, năm 1335, bọn cướp từ Ai Lao thường xuyên sang quấy phá, cướp bóc các bản làng vùng Tây Nam Nghệ An. Vua Trần Hiến Tông đích thân vào đốc chiến. Đại bản doanh đặt tại núi Cự Đồn, Mật Châu (nay thuộc địa phận xã Chi Khê). Với chiến thuật vừa tập kích tiêu diệt vừa chiêu dụ gọi hàng của vua quan nhà Trần, các đảng cướp dần dần tan rã và rút lui về bên kia biên giới. Duy chỉ có tên giặc Bổng không chịu khuất phục. Vì công việc triều đình, vua Trần Hiến. Tông phải về Thăng Long, nhân cơ hội đó, giặc Bổng lại quấy phá mạnh hơn. Sau đó, Thượng hoàng Trần Minh Tông thân chinh lên Mật Châu dẹp giặc. Nguyễn Trung Ngạn được triều đình cử làm phát vận sứ chuyển lương đi trước. Trước binh hùng tướng mạnh của nhà Trần, Bổng đầu hàng, xin tha tội chết.

Nội dung Bia Ma Nhai như sau: “Đời vua thứ sáu triều Trần nước Đại Việt, Thái thượng hoàng đế Chương Nghiêu Văn Triết nhận được mệnh trời thương mến, làm chủ cả cõi Trung hạ, khắp trong đất ngoài bể không ai không thần phục, thế mà Ai Lao nhỏ bé kia còn ngang ngạnh với giáo hóa của triều đình. Cuối thu năm Ất Hợi, Thượng hoàng thống lĩnh sáu quân đi tuần ở cõi Tây. Thế tử nước Chiêm Thành, nước Chân Lạp, nước Xiêm và tù trưởng đạo thần là Quỳ,

Xa đều dâng sản vật của địa phương mình và tranh nhau đón rước. Chỉ một mình tên giặc Bổng cứ giữ thói u mê sợ tội mà chưa tới chầu ngay. Đến cuối đông, Thượng hoàng đóng quân ở cánh đồng Cự Đồn thuộc Mật Châu rồi lệnh cho các tướng cùng quân lính mọi rợ vào nơi ở của chúng. Tên giặc nghịch Bổng nghe uy thế liền trốn chạy, (Thượng hoàng) bèn xuống chiếu đem quân về. Ngày tháng 12 nhuận, mùa Đông năm Ất Hợi, niên hiệu Khai Hựu thứ 7, khắc vào đá”. Qua lời dẫn của hướng dẫn viên, các em biết được đây là bài văn ghi lại chiến công rạng rỡ của quan, quân Nhà Trần trong việc giữ gìn bờ cói, thu lại non sông bị mất, thể hiện được thanh thế của nước Đại Việt trong sự nghiệp củng cố và bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Qua đó, bồi dưỡng, giáo dục cho các em lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn các tiền nhân đã góp phần làm nên trang sử vàng của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, khi tham quan tại đây, các em cũng đã thấy được rằng dù đã được xếp hạng là di tích văn hoá lịch sử, nhưng trải qua bao nắng mưa thời gian, ảnh hưởng đến các dòng chữ ghi trên đá. Một số chữ bị meo mốc che lấp, cảnh vật ở phía trong hang động này cũng bị thay đổi nhiều. Cả GV và HS trong nhóm thực nghiệm đều mong được Nhà nước quan tâm tu bổ và sửa chữa, để áng thiên anh hùng ca này sáng mãi cùng dân tộc, góp phần phục vụ cho du lịch sinh thái và quan trọng là cho con cháu đời đời ghi nhớ công lao của tổ tiên ta đã anh dũng chống giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, đem lại cuộc sống hoà bình, hạnh phúc cho người dân. Điều đó có nghĩa rằng, các em cũng đã tự ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn di sản, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương, cố gắng học tập thật tốt, góp sức xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp để không phụ công lao của các bậc tiền nhân.

Kết quả đánh giá sản phẩm hướng dẫn viên du lịch nhóm 2

TT Nội dung chấm Điểm tối đa Điểm tổng hợp

BGK đánh giá 1 Hình thức thể hiện 15 14 2 Kỹ Năng thuyết trình. 15 13 3 Kỹ năng làm việc tổ chức nhóm. 15 12

4 Nội dung thuyết trình 40 38

5 Tranh ảnh, video minh họa. 15 14

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) em làm hướng 2 dẫn viên du lịch hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương gắn với dạy học môn GDCD tại trường THPT con cuông (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)