SẢN PHẨM NHÓM 4:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) em làm hướng 2 dẫn viên du lịch hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương gắn với dạy học môn GDCD tại trường THPT con cuông (Trang 36 - 45)

- Địa điểm Cây Đa Côn Chùa.

SẢN PHẨM NHÓM 4:

Em làm hướng dẫn viên du lịch tại địa điểm: Cơ sở dệt vải thổ cẩm truyền thống và văn hóa ẩm thực du lịch cộng đồng.

Dệt thổ cẩm là một trong những nghề truyền thống của người phụ nữ Thái. Những năm gần đây, chính quyền cùng phụ nữ Thái ở bản Xiềng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông đẩy mạnh khôi phục, phát triển nghề, tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa, mang lại thu nhập…Làng nghề bản Xiềng nổi danh bởi làng dệt thổ cẩm truyền thống và đang được xây dựng thành điểm du lịch cộng đồng. Sản phẩm thổ cẩm làng Xiềng rất đa dạng với nhiều loại sản phẩm như: Khăn quàng, váy, áo, bìa sổ, túi thêu... với những nét họa tiết, hoa văn phong phú mang giá trị nghệ thuật cao, phản ánh tay nghề khéo léo của những người thợ lành nghề và nghệ nhân. Cầm những tấm vải thổ cẩm được thêu sặc sỡ, chị Hà Thị Hằng, Chủ nhiệm HTX thủ công mỹ nghệ xã Môn Sơn ở bản Xiềng, vui vẻ: “Các hoa văn thêu trên váy áo đều mô phỏng các con vật, loài cây trên rừng, hay các vì sao trên trời, nghĩa là tất cả những gì gần gũi, thân thuộc với người Thái, với triết lý sống hòa hợp với thiên nhiên”. Chị giải thích: “Đây là “kết pa” (vảy cá), đây là “laotaxa” (sao trời), còn đây là “tinpu” (con cua), đây là “xanac” (rái cá)... ”. Có nhiều hoa văn mà ngay cả chị Hằng cũng khó giải thích, bởi đã được truyền lại từ hàng trăm năm trước, qua người mẹ truyền cho con gái hoặc con dâu. “Con gái Thái khoảng 10 tuổi đã được mẹ cho làm quen với khung cửi, dệt, thêu theo cách bài bản từ xưa, liên tục đến khoảng 16 tuổi mới tạm được coi là thành thạo nghề canh cửi”.Các em rất hào hứng (đặc biệt là các bạn nữ) khi được đại diện của nhóm 4 làm hướng dẫn viên. Đến nơi đây các em biết được Nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào Thái ở huyện miền núi Con Cuông, Nghệ

An. Đã có giai đoạn nghề dệt thổ cẩm nơi đây đứng trước nguy cơ mai một. Để khôi phục làng nghề truyền thống trước nguy cơ bị mai một, chính quyền và người dân nơi đây đã có nhiều nỗ lực để phát huy hiệu quả nghề dệt, tạo sinh kế bền vững cho nhân dân. Làng nghề dệt thổ cẩm ở Con Cuông đã từng thu hút và giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc.

HS nghe bác Hà Thị Kích kể về lịch sử của văn hóa Thổ Cẩm của dân tộc Thái

Nghề dệt thổ cẩm là nghề được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên có những lúc khung dệt của các gia đình phải gác lại vì sản phẩm làm ra không bán được. Bản Xiềng nằm trong tuyến du lịch Vườn quốc gia Pù Mát, vài năm trở lại đây trở thành điểm du lịch cộng đồng khá hấp dẫn. Khách đến bản Xiềng để tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm các hoạt động sản xuất truyền thống như dệt thổ cẩm, làm nghề mây tre đan, làm rượu cần, rượu cẩm, mua hàng hóa... Việc khôi phục và giữ được nghề dệt thổ cẩm không chỉ làm sống lại một nghề thủ công đã bị mai một mà còn giúp chi em phụ nữ Thái ở Môn Sơn có được việc làm, tăng thu

thổ cẩm ở các bản trong xã. Bước đầu các hợp tác xã đã hoạt động có hiệu quả và tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho nhiều lao động của địa phương.

Địa điểm 2: Văn hóa ẩm thực huyện Con Cuông.

Là một huyện miền núi vùng cao, huyện Con Cuông được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Để khai thác tiềm năng và lợi thế về Du Lịch, những năm qua huyện Con Cuông đang từng bước tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư phát triển các khu du lịch trọng điểm trên địa bàn. Bên cạnh đó huyện đã triển khai xây dựng các tua du lịch Cộng đồng, trong đó chú trọng đến việc chế biến các món ăn ẩm thực của người Thái phục vụ du khách.

Xã Yên Khê là một trong những địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như Thác Khe Kèm, Khe Nước mọc, đập Phà Lài…là địa phương có trên 80% người dân tộc Thái, bởi vậy nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét bản sắc văn hóa riêng. Từ phong tục cưới hỏi, lễ tết, trang phục đến những làn điệu dân ca vẫn được bà con quan tâm bảo tồn gìn giữ. Đây là điều kiện để kết hợp du lịch sinh thái - du lịch cộng động và tâm linh. Đặc biệt là việc lưu giữ bảo tồn và phát triển các món ăn ẩm thực của người Thái. Chính điều này đã níu chân được du khách

Thời gian gần đây, khách du lịch đến với Con Cuông ngày càng đông, đặc biệt vào các dịp ngày lễ, nghỉ. Du khách đến với Con Cuông không những để tham quan các địa danh lịch sử , danh thắng , hang động...mà còn là cơ hội để thưởng

Mát nướng, canh bon….mang bản sắc dân dã của dân tộc Thái. Vừa rẻ lại ngon nhưng công đoạn chế biến cũng khá cầu kỳ, không phải ai cũng làm được.

Chính điều này mà hàng năm Hội liên hiệp phụ nữ huyện Con Cuông phối hợp với các Ban, Ngành mở các lớp tập huấn kỹ thuật chế biến món ăn, nhằm phát triển du lịch cộng đồng. Với những tiềm năng sẵn có và các món ăn ẩm thực mang đậm bản sắc của người dân bản địa, chắc chắn thời gian tới Con Cuông sẽ trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch cả trong và ngoài nước: Để Con Cuông có cơ hội cất cánh chuyển mình đi lên từ ngành “Công nghiệp” không khói.

- Xôi là món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của bà con người Thái. Ngày

thường, bà con chỉ cần hông xôi trắng hoặc xôi đậu, quạt ráo rồi để vào trong ép khấu. Nhưng đến ngày Tết hoặc dịp lễ hội, với bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Thái, các món xôi được biến hoá rất phong phú và đẹp mắt, như: xôi 2 màu (trắng - xanh hoặc trắng - tím), xôi 3 màu (trắng - đỏ - tím hoặc trắng - xanh - tím), xôi kê, xôi nu (củ nâu), xôi củ mài... Về Mường Quạ còn để thưởng thức gà trộn vào vàng óng ánh, mùi thơm ngào ngạt. Xôi ăn kèm với cá mát sông Giăng, ăn một lần thì nhớ mãi không quên. - Cơm lam trước đây chỉ được dùng cho phụ nữ sau khi sinh, người ốm, người đi rừng. Ngày nay, cơm lam lại trở thành món ăn rất được ưa chuộng. Gạo để lam cơm là gạo nếp thơm, dẻo, được lam chín trong ống tre, đặt nghiêng trên ngọn lửa và phải xoay đều cho ống không bị cháy. Cơm chín lấy ra để nguội, chẻ bóc lóp vỏ cật ở ngoài. Cơm ăn rất dẻo, thơm mà không ngán. Ăn cơm lam chấm với chẻo thảo mộc, chẻo cá tươi có ớt và hạt mác khẻn rất ngon và bổ.

- Trong văn hoá ẩm thực của người Thái ở Con Cuông, các món ăn từ cá rất phố biến và là thực phẩm chính. Người Thái luôn quan niệm, tình nghĩa của người sống và người đã khuất luôn bền chặt như cá với nước cho nên hằng năm cứ đến dịp Tết là phải có món cá để cúng tổ tiên, trong đó không thể thiếu món cá nướng. Cá nướng truyền thống được chế biến với 3 cách khác nhau. Cá sau khi làm sạch ruột được xẻ từ sống lưng xuống thay vì mổ bụng như thông thường, gọi là “pá pính phé”; cá gấp phần bụng và đầu, để phần lưng ra ngoài gọi là “pá pính tộp”; cá để nguyên con nướng gọi là “pá pính giảo”. Ẩn sau tên gọi của món cá nướng là câu chuyện dân gian thú vị của đồng bào Thái. Chuyện kể rằng, xưa kia có đôi vợ chồng nọ, một hôm, người vợ đi hái nấm về nấu canh và nói: “Hết đàng ké pò ké chàu hươn bò đầy kin” (dịch nghĩa: Nấm già, đàn ông chủ nhà không được ăn). Thấy vậy, người chồng liền xách chài ra bến sông bắt cá về làm sạch, sau đó, xẻ đôi xương sống và đầu con cá, rồi tẩm ướp gia vị, cho lên gắp nướng thơm ngon. Và đưa ra mâm đối đáp lại với vợ: “Pá pình phé mè ké chầu hươn bò đầy kin” (dịch nghĩa: Cá lật nướng, phụ nữ chủ nhà không được ăn).

- Mâm cơm của người Thái còn đặc sắc ở món mọc, nhìn thấy thì lạ mắt, thưởng thức thì thấy ngon và nhớ mãi. Người Thái ở Con Cuông sử dụng các

món moọc như: moọc cá, moọc gà, moọc thịt lợn, moọc rêu, moọc thịt gà, moọc cây chuối rừng... Nguyên liệu để làm họ moọc bao gồm: cá, đọt cây chuối rừng non, tấm gạo, mộc nhĩ, hoa chuối, sả, thì là, hành tăm, mạc khẻn (hạt tiêu rừng), muối, mì chính... Cá thái miếng nhỏ, đọt cây chuối chẻ nhỏ, hoa chuối thái thật nhỏ (cây chuối và hoa chuối phải được ngâm với nước muối), mộc nhĩ băm nhỏ, gạo ngâm một đêm rồi giã thật mịn. Tất cả gia vị được băm nhỏ và trộn đều với nguyên liệu. Sau đó gói lại với lá dong hoặc lá chuối rừng, cột lại cho kín, xếp moọc vào nồi hông bằng gỗ khoảng một giờ đồng hồ là chín. Trong mỗi gói moọc tỏa ra mùi thơm rất đặc biệt. Độ dẻo của gạo, vị bùi của cá, vị ngọt của nõn chuối quyện lẫn mùi thơm của hạt tiêu rừng làm cho món ăn hết sức hấp dẫn.

- Mọc rêu đá cũng là món ăn vừa độc vừa lạ của người Thái nơi đây. Rêu được thật sạch, bỏ vào cối giã nát để đất bám ở rễ rơi hết ra ngoài (Quá trình này phải lặp đi lặp lại) đến khi nào rêu không còn bám bụi mới thôi. Cái khéo của người Thái trong quá trình chuẩn bị là dù giã bao nhiêu lần rêu vẫn không bị nát. Bước tiếp là sẽ ngâm nếp trong vòng 2-3 giờ và đem giã cho vỡ hạt. Thịt nạc băm nhỏ, các gia vị như sả, ớt, hạt mắc khén (hoặc tiêu)... trộn đều với rêu đã giã.

Kết quả đánh giá sản phẩm hướng dẫn viên du lịch nhóm 4.

TT Nội dung chấm Điểm tối

đa Điểm tổng hợp BGK đánh giá 1 Hình thức thể hiện 15 12 2 Kỹ Năng thuyết trình. 15 11 3 Kỹ năng làm việc tổ chức nhóm. 15 13

4 Nội dung thuyết trình 40 33

5 Tranh ảnh, video minh họa. 15 12

Tổng điểm 100 81

Có nhiều phương thức để giáo dục ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy BSVH địa phương cho HS, trong đó hoạt động tham quan, dã ngoại từ đó tổ chức cuộc thi “Em làm hướng dẫn viên du lịch” là hoạt động mang lại hiệu quả cao và thiết thực nhất. Qua một ngày tham quan, dã ngoại cùng với hoạt động tổ chức cuộc thi “Em làm hướng dẫn viên du lịch” các em HS không chỉ có thêm hiểu biết về các di tích và danh thắng tiêu biểu của địa phương nơi minhd đang sống, không chỉ khắc sâu được lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy BSVH địa phương mà còn rèn luyện được nhiều kĩ năng phục vụ cho quá trình học tập và cuộc sống của các em sau này như: kỹ năng trình bày trước đám đông. Kỹ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin, tổng hợp thông tin, số liệu; kĩ năng phân tích, chọn lọc hình ảnh; kĩ năng làm việc nhóm… Từ đó, rèn luyện,

trau dồi cho các em năng lực ứng xử linh hoạt trước mọi hoàn cảnh, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hình thành thái độ tích cực trong cuộc sống.

Thứ ba: Giáo viên chuẩn bị một hệ thống các câu hỏi cho học sinh trả lời nhanh và nộp lại nhằm thăm dò ý kiến của HS tham quan, dã ngoại. Từ đó làm cơ sở để giáo viên đánh giá về hiệu quả của đề tài..

PHIẾU KHẢO SÁT LẤY Ý KIẾN HỌC SINH

TT Nội du ng câu hỏi Phương án Nội dung phương

án.

Tỷ lệ %

Câu 1 Em có thích tham gia buổi trải nghiệm “em làm hướng dẫn viên du lịch” này không?

A Rất thích

B Thích

C Không thích

Câu 2 Theo em, có nên nhân rộng mô hình dạy học bằng hoạt động TNST cho học sinh toàn trường THPT Con Cuông không?

A Không nên nhân rộng.

B Có nên nhân rộng.

C Rất nên nhân rộng.

Câu 3 Nếu Cô tổ chức tiếp hoạt động tham quan, dã ngoại em có muốn tham gia tiếp không?

A Rất muốn tham gia tiếp

B Muốn tham gia tiếp C Không muốn tham

gia tiếp.

Câu 4 Em đánh giá như thế nào về hiệu quả của hoạt động “Em làm hướng dẫn viên du lịch – Hoạt động trải nghiệm gắn với dạy học tiết chính sách văn hóa môn GDCD lớp 11 nhằm giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương

A Hoạt động rất hiệu quả

B Hoạt động hiệu quả

C Hoạt động ít hiệu quả

D Hoạt động không hiệu quả

cho học sinh trường THPT Con Cuông”

Câu 5 Thông qua buổi hoạt động trải nghiệm, em đã tiếp thu được kiến thức về văn hóa ở địa phương như thế nào?

A Rất nhiều kiến thức bổ ích B Nhiều kiến thức bổ ích. C Ít kiến thức bổ ích. D Rất ít kiến thức bổ ích.

Câu 6 Thông qua buổi hoạt động trải nghiệm, em có muốn sau này sẽ tham gia vào nghành hướng dẫn viên du lịch của của huyện Con Cuông không?

A Rất muốn tham gia làm hướng dẫn viên du lịch của huyện Con Cuông..

B Muốn tham gia làm hướng dẫn viên du lịch của huyện Con Cuông..

C Không muốn tham gia làm hướng dẫn viên du lịch của huyện Con Cuông.. Kết quả phiếu khảo sát lấy ý kiến học sinh thu được như sau.

TT Nội dung câu hỏi Phương án

Nội dung phương án.

Tỷ lệ % Câu 1 Em có thích tham gia buổi

trải nghiệm “em làm hướng dẫn viên du lịch” này không?

A Rất thích 90%

B Thích 10 %

C Không thích 0 %

Câu 2 Theo em, có nên nhân rộng mô hình dạy học bằng hoạt động TNST

A Không nên nhân rộng. 0 %

cho học sinh toàn trường

THPT Con Cuông không? C Rất nên nhân rộng. 55%

Câu 3 Nếu Cô tổ chức tiếp hoạt động tham quan, dã ngoại em có muốn tham gia tiếp không?

A Rất muốn tham gia tiếp

89 %

B Muốn tham gia tiếp 11% C Không muốn tham gia

tiếp.

0%

Câu 4 Em đánh giá như thế nào về hiệu quả của hoạt động “Em làm hướng dẫn viên du lịch – Hoạt động trải nghiệm gắn với dạy học tiết chính sách văn hóa môn GDCD lớp 11 nhằm giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương cho học sinh trường THPT Con Cuông”

A Hoạt động rất hiệu quả

82 %

B Hoạt động hiệu quả 18 % C Hoạt động ít hiệu quả 0 %

D Hoạt động không hiệu quả

0 %

Câu 5 Thông qua buổi hoạt động trải nghiệm, em đã tiếp thu được kiến thức về văn hóa ở địa phương như thế nào? A Rất nhiều kiến thức bổ ích 89 % B Nhiều kiến thức bổ ích. 11 % C Ít kiến thức bổ ích. 0 % D Rất ít kiến thức bổ ích. 0 %

Câu 6 Thông qua buổi hoạt động trải nghiệm, em có muốn sau này sẽ tham gia vào nghành hướng dẫn viên du lịch của của huyện Con Cuông không?

A Rất muốn tham gia làm hướng dẫn viên du lịch của huyện Con Cuông.

67 %

B Muốn tham gia hướng dẫn viên du lịch của huyện Con Cuông.

15 %

C Không muốn tham gia hướng dẫn viên du lịch của huyện Con

Thứ tư : Tổng kết, rút kinh nghiệm.

Để thực hiện đề tài “Em làm hướng dẫn viên du lịch – Hoạt động trải nghiệm gắn với dạy học môn GDCD lớp 11 nhằm giáo dục ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương cho học sinh trường THPT Con Cuông” được sự hồ trợ của các thầy trong ban chấp hành đoàn thanh niên, các cô giáo trong nhóm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) em làm hướng 2 dẫn viên du lịch hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương gắn với dạy học môn GDCD tại trường THPT con cuông (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)