- Địa điểm Cây Đa Côn Chùa.
2.4.6.2. Kết quả nhận thức của lớp đối chứng.
Lớp đối chứng 11C7 là lớp không tham gia hoạt động trải nghiệm. Giáo viên chỉ tổ chức các hoạt động day học tại lớp, Kết thúc các tiết học phần “Chính sách văn hóa” giáo viên thực hiện hai hình thức để kiểm tra tương tự như lớp thực nghiệm.
Thứ nhất: Giáo viên ra một câu hỏi từ những kiến thức thu được qua bài học tiết “Chính sách văn hóa” và thu thập thêm thông tin trên các kênh khác nhau, từ đó em hãy viết một bài trình bày hiểu biết của bản thân về một số địa điểm văn hóa tiêu biểu tại địa phương. Khi chấm điểm bài thu hoạch ở lớp đối chứng, kết quả thu được như sau:
Điểm Số lượng học sinh Tỷ lệ %
Loại tốt 5/38 13,2%
Loại khá. 11/38 28,9% Loại trung bình 12/38 31.5% Loại yếu, kém 10/38 26.3%
Thứ hai: Tiếp theo giáo viên chia lớp ra thành 4 nhóm, mỗi nhóm chọn một địa điểm văn hóa của mà các em yêu thích tai địa phương để chuẩn bị sản phẩm kịch bản và tham gia cuộc thi “Em làm hướng dẫn viên du lịch” được thể hiện dưới hai hình thức.
2. Trình bày sản phẩm bằng baoboi, tranh ảnh, video, sơ đồ… Trong bài thi được chấm theo các mục.
-Hình thức thể hiện. -Kỹ Năng thuyết trình.
-Kỹ năng làm việc tổ chức nhóm. -Nội dung thuyết trình
-Tranh ảnh, video minh họa.
Thời gian để các nhóm chuẩn bị nội dung bài “Em làm hướng dẫn viên du lịch” trong một tuần. Kết quả thu được từ sản phẩm của các nhóm ở lớp đối chứng như sau. Điểm Lớp đối chứng 11C7 Loại tốt - Tỷ lệ % 0/4 0% Loại khá - Tỷ lệ % 1/4 25% Loại TB - Tỷ lệ % 3/4 75% Loại yếu - Tỷ lệ % 0 /4 0%
KẾT QUẢ SẢN PHẨM “EM LÀM HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH”
Đối chiếu, so sách kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho thấy rõ chất lượng bài thu hoạch và sản phẩm cuộc thi của các lớp là hoàn toàn khác nhau, Những lớp tham gia trải nghiệm, sáng tạo có tỷ lệ tốt, khá cao hơn nhiều so với các lớp đối chứng. Điều này được thể hiện rõ qua hai bảng so sánh sau.
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ LỚP THỰC NGHIỆM VÀ LỚP ĐỐI CHỨNG BÀI THU HOẠCH CÁC NHÂN.
Điểm Lớp thực nghiệm 11A2. Lớp đối chứng 11C7. Loại tốt - Tỷ lệ % 25/ 38 65.8 % 5/38 13,2% Loại khá - Tỷ lệ % 17/38 28.9 % 11/38 28,9% Loại TB - Tỷ lệ % 2/ 38 5,3% 12/38 31.5% Loại yếu - Tỷ lệ % 0/38 0% 10/38 26.3%
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ LỚP THỰC NGHIỆM VÀ LỚP ĐỐI CHỨNG VỀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM “EM LÀM HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH” THEO
NHÓM
Loại tốt - Tỷ lệ % 3 /4 75% 0/4 0% Loại khá - Tỷ lệ % 1/4 25% 1/4 25% Loại TB - Tỷ lệ % 0/4 0% 3/4 75% Loại yếu - Tỷ lệ % 0/4 0% 0 /4 0%
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể khẳng định được. Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa bản địa cho học sinh thông qua buổi HĐTN tham quan, dã ngoại từ đó tổ chức cuộc thi “Em làm hướng dẫn viên du lich” là phương pháp tổ chức dạy học đưa lại kết quả cao hơn nhiều so với phương pháp không tổ chức hoạt động trải nghiệm này. Với phương pháp dạy học này người dạy đã khuyến khích được người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phân tích, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, dạy học đã gắn liền với những điều quen thuộc hàng ngày và nhằm mục đích phục vụ cho chính cuộc sống của mình, điều này giúp cho việc dạy và học trở nên hứng thú và nhẹ nhàng hơn, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiến cuộc sống sẽ đưa lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Khi học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm sẽ nâng cao hơn về cả mặt kiến thức, ý thức và thái độ, khơi dậy được tính năng động, sáng tạo trong bản thân các em, đạt được mục tiêu, kiến thức, kỹ năng, thái độ, định hướng phát triển năng lực và hành vi của môn học.