SẢN PHẨM NHÓM 3:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) em làm hướng 2 dẫn viên du lịch hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương gắn với dạy học môn GDCD tại trường THPT con cuông (Trang 32 - 36)

- Địa điểm Cây Đa Côn Chùa.

SẢN PHẨM NHÓM 3:

“Em làm hướng dẫn viên du lịch” tại địa điểm: Nhà lưu niệm cụ Vi Văn Khang và Cây đa Cồn Chùa.

Địa điểm 1: Nhà lưu niêm cụ Vi Văn Khang.

Nhóm 3 rất vui vì hôm nay các bạn đã đành thời gian về với miền núi rừng của huyện Con Cuông và đã đến thăm khu di tích lịch sử nhà cụ Vi Văn Khang.

HS nghe hướng dẫn viên du lịch nhóm 3 thuyết trình thuyết trình

Ngôi nhà của cụ Vi Văn Khang nằm bên bờ sông Giăng thuộc bản Thái Hoà, xã Môn Sơn, cách thị trấn Con Cuông 20 km về phía Nam. Ngôi nhà do bố đẻ của cụ Vi Văn Khang xây dựng từ năm 1919 theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Thái trên vùng đất rộng khoảng 1000m2. Nhà gồm 3 gian, 2 hồi, cầu thang lên xuống đặt ở hai bên. Khung nhà bằng gỗ, mái lợp lá cọ, vách ngăn bằng phên nứa, sàn lát bằng gỗ, có 12 cột kê bằng đá tảng tròn. Tầng trên đặt bàn thờ, nơi tiếp khách, phòng ngủ, bếp. Phòng ngủ có một tấm sàn cao để lúa; khi có động, các chiến sỹ cách mạng lên đó ẩn nấp. Dưới sàn để nông cụ, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Xung quanh là khu vườn rộng trồng cây ăn quả.

Đầu năm 1931, các đồng chí Lê Xuân Đào (Trưởng ban Tài chính của Xứ uỷ Trung kỳ), Lê Mạnh Duyệt và Nguyễn Hữu Bình (Đặc phái viên của Tỉnh ủy Nghệ An) lên Môn Sơn xây dựng phong trào cách mạng. Được cán bộ Đảng giác ngộ, cụ Vi Văn Khang hăng say tham gia hoạt động cách mạng. Chỉ trong một thời gian ngắn, cụ đã vận động được nhiều thanh niên như Vi Văn Hanh, Vi Văn Quí, Vi Văn Lâm, Hà Văn Hoa, Vi Văn Noọng, Vi Thị Lan, Hà Văn Thị cùng tham gia hoạt động. Nhờ đó, nhân dân Môn Sơn đã giác ngộ cách mạng, biết đoàn kết, đấu tranh. Nhiều quần chúng tích cực rải truyền đơn, bảo vệ, nuôi dưỡng cán bộ Đảng. Tháng 4 năm 1931, chi bộ Đảng Môn Sơn được thành lập

tại nhà cụ Vi Văn Khang gồm có 6 đồng chí, do cụ Vi Văn Khang làm Bí thư. Đây là chi bộ đầu tiên ở miền núi vùng cao Nghệ An. Tại ngôi nhà này, cơ sở Đảng đã bí mật in tài liệu, truyền đơn, đem đi rải khắp các bản làng. Đêm đêm, bà con thường tập trung tại đây để học chữ, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ. Từ đó phong trào Môn Sơn chuyển sang thời kỳ đấu tranh mới. Môn Sơn trở thành đầu mối liên lạc giữa cách mạng miền xuôi và miền ngược, giữa phong trào của đồng bào Kinh với các dân tộc miền núi Nghệ An. Nhờ sự hoạt động tích cực của chi bộ Đảng, các tổ chức quần chúng như nông hội đỏ, tự vệ đỏ ở Môn Sơn lần lượt

ra đời; khí thế cách mạng của quần chúng ngày càng lên cao. Ngày 9/8/1931, chi bộ Đảng đã lãnh đạo nhân dân biểu tình, kéo đến nhà Chánh đoàn Ba Uôn tịch thu lúa, tiền, vải, bạc nén chia cho những gia đình nghèo. Bốn ngày sau, thực dân Pháp cho lính vào Môn Sơn đàn áp, bắt đi 30 người và 3 đồng chí đảng viên trung kiên (Vi Văn Khang, Vi Văn Hanh, Trần Ngân). Số đảng viên còn lại rút vào rừng hoạt động bí mật để nhen nhóm lại phong trào.

Ngôi nhà cụ Vi Văn Khang đã được Bộ Văn hoá - Thông tin ra Quyết định số 152/QĐ-BT ngày 25/1/1994 xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia. Từ năm 1994, ngày thành lập chi bộ Đảng đã trở thành ngày lễ hội truyền thống văn hoá hàng năm của nhân dân Môn Sơn. Các hoạt động lễ hội được tổ chức tại nhà cụ Vi Văn Khang và cây đa Cồn Chùa.

- Khi đến thăm Nhà cụ Vi Văn Khang qua lời hướng dẫn viên du lịch nhóm 3, các em học sinh biết được đây là một địa chỉ văn hóa được xếp hạng Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, ghi dấu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc sinh sống của vùng quê khởi nguồn của con sông Giăng hùng vĩ và thơ mộng. Ngôi nhà riêng của cụ Vi Văn Khang nhưng đồng thời là nơi chi bộ đảng Môn Sơn - chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập ở địa bàn miền núi - vùng cao của Nghệ An. Khi đến đây, trực tiếp được nghe kể chuyện về Cụ Vi Văn Khang, được quan sát những kỉ vật gắn liền với

biết ơn trước sự hi sinh và những cống hiến của cụ và các đồng chí cách mạng trung kiên trong sự nghiệp đấu tranh giành lại thôn bản, giải phóng quê hương, giải phóng dân tộc.

Địa điểm 2: Cây đa Cồn Chùa, xã Môn Sơn, Huyện Con Cuông.

Trước khi các bạn đến thăm địa điểm du lịch Cây đa cồn Chùa cả nhóm cùng đồng ca bài

Lên miền Tây Nam miền tây xứ nghệ Mời bạn ta đi về bên bờ sông Râm

Thăm cây đa côn chùa thăm bản làng Mường Quạ Đã bẫy nhiêu năm rồi cây vẫn còn tỏa in bóng mát...

Tháng 4/1931, chi bộ Đảng xã Môn Sơn được thành lập do đồng chí Vi Văn Khang làm bí thư. Vừa mới thành lập, chi bộ đã tổ chức được các đoàn thể quần chúng như Nông hội, Thanh niên, Hội cứu tế đỏ… Riêng tại Môn Sơn đã có 5 tổ Nông hội đỏ. Ngày 9/8/1931, chi bộ Đảng Môn Sơn đã vận động quần chúng ở các bản Kẻ Yên, Sơn Vều, Khe Môn, Động Khùa, Cửa Rào, Bàu Dạ, Kẻ Tại… mít tinh tại cây đa Cồn Chùa. Lần đầu tiên ở Con Cuông, lá cờ đỏ búa liềm được tự vệ đỏ treo trên cây đa Cồn Chùa. Với khí thế hừng hực, đoàn biểu tình gồm 300 người tuần hành thị uy, dương cao cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc Pháp!”, “Đả đảo Nam triều phong kiến!”, đòi miễn sưu, hoãn thuế và đến những nhà giàu để vay lúa. Đoàn biểu tình kéo đến nhà Phó tổng và Chánh đoàn phu là những kẻ giàu nhất trong vùng vay lúa cứu đói cho dân địa phương

đến lánh nạn ở đây. Đoàn biểu tình vây chặt nhà Ba Uôn - một tên chánh đoàn gian ác trong vùng, buộc người nhà Ba Uôn phải đưa 5 tạ lúa, tiền, bạc nén nộp cho cách mạng. Bọn thổ ty và hào trưởng các thôn bản đều bỏ chạy, hoặc nằm im. Ngày 13/8/1931, thực dân Pháp đưa quân vào đàn áp. Chúng bắt đi 30 người và 3 đồng chí đảng viên: Vi Văn Khang, Vi Văn Hanh, Trần Ngân.

Đến thăm Cây Đa Cồn Chùa, được nghe hướng dẫn viên du lịch về địa điểm cây đa Côn Chùa các em được biết đây là di tích lịch sử gắn liền với cuộc đấu tranh của nhân dân huyện Con Cuông thời kỳ 1930 – 1931, Lần đầu tiên ở huyện Con Cuông, lá cờ đỏ búa liềm được tự vệ đỏ treo trên cây đa Cồn Chùa. Hiện nay, cây đa Cồn Chùa vẫn sừng sững đứng đó như một minh chứng hùng hồn cho tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường của nhân dân Con Cuông dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua đây, các em HS đã hiểu được sức mạnh đoàn kết của các thế hệ và tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc, bảo vệ sự yên bình cho quê hương làng bản trước giặc ngoại xâm.

Kết quả đánh giá sản phẩm hướng dẫn viên du lịch nhóm 3

TT Nội dung chấm Điểm tối đa Điểm tổng hợp

BGK đánh giá.

1 Hình thức thể hiện 15 13

2 Kỹ Năng thuyết trình. 15 12

3 Kỹ năng làm việc tổ chức nhóm. 15 14

4 Nội dung thuyết trình 40 38

5 Tranh ảnh, video minh họa. 15 14

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) em làm hướng 2 dẫn viên du lịch hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương gắn với dạy học môn GDCD tại trường THPT con cuông (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)