Đánh giá sản phẩm dở dang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin (Trang 36 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản

1.3.6. Đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến đang còn nằm trong dây chuyền công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở

thành sản phẩm được.

Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là một nhân tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, việc tính toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ rất phức tạp và từng đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuất tính chất cấu thành của chi phí, trình độ quản lý của từng doanh nghiệp mà có phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ khác nhau.

1.3.6.1.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Phương pháp này vận dụng phù hợp cho doanh nghiệp mà trong cấu thành của giá thành sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đối lớn (thông thường là lớn hơn 70%);

Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳđược xác định theo công thức: Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ = CPNVLTT của sản phẩm dở dang đầu kỳ + CPNVLTT phát sinh trong kỳ x Khối lượng dở dang cuối kỳ Khối lượng SP hoàn thành + Khối lượng dở dang cuối kỳ

Phương pháp này có ưu điểm là cho phép xác định dở dang cuối kỳ một cách nhanh chóng và giản đơn. Tuy nhiên theo phương pháp này chỉ tính đến dở dang của chi phí nguyên vật liệu, còn chi phí chế biến được tính hết vào sản phẩm hoàn thành trong kỳ, nếu tỷ trọng chi phí sản xuất ngoài chi phí NVL chính trực tiếp chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng chi phí sản xuất thì giá trị sản phẩm dở dang xác

định được càng không chính xác

1.3.6.2.Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương

Phương pháp này vận dụng phù hợp với hầu hết các loại doanh nghiệp nhưng phải gắn với điều kiện có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và mức tiêu hao của khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Phương pháp tính như sau:

- Đối với những chi phí bỏ một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất như

nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính: Chi phí của SPDD cuối kỳ = Chi phí của SPDD đầu kỳ + Chi phí NVL chính trực tiếp (hoặc chi phí NVL trực

tiếp) phát sinh trong kỳ. x SPDD cuSố lượng ối kỳ Số lượng SP

hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kỳ

- Đối với chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất chế biến: Chi phí của SPDD cuối kỳ = Chi phí của

SPDD đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ x

Khối lượng SPDD cuối kỳ

tương đương hoàn thành Khối lượng SP

hoàn thành + tKhương ối lđươượng SPDD cung SP hoàn thành ối kỳ

Trong đó: Khối lượng SPDD cuối kỳ tương đương sản phẩm hoàn thành = S Khối lượng sản phẩm dở dang x Tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang

Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, đó là đã tính cả chi phí chế biến vào giá trị sản phẩm dở dang do vậy tính chính xác cao hơn phương pháp

đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên, để

thực hiện phương pháp này lại rất phức tạp và khó thực hiện, nó đòi hỏi phải lựa chọn được tiêu chuẩn quy đổi sản phẩm dở dang cho phù hợp, đồng thời việc ước lượng mức độ hoàn thành về từng loại chi phí chế biến cũng phải đảm bảo hợp lý

thì việc quy đổi SPDD ra thành phẩm mới đảm bảo độ chính xác cao

1.3.6.3.Đánh giá sản phẩm dở dang theo định mức

Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có xây dựng giá thành

định mức:

- Đối với chi phí bỏ vào một lần từđầu (nguyên vật liệu trực tiếp, nguyên vật liệu chính….) chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳđược xác định định mức như sau:

Chi phí của SPDD cuối kỳ = Chi phí định mức của khoản mục chi phí x Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Đối với chi phí bỏ dần theo mức độ gia công (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung…) chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳđược xác định như sau:

Chi phí của SPDD cuối kỳ = Chi phí định mức của khoản mục chi phí x Số lượng SPDD cuối kỳ tương đương sản phẩm hoàn thành

Phương pháp này tính toán được sản phẩm dở dang một cách nhanh chóng,

đơn giản, đáp ứng yêu cầu thông tin tại mọi thời điểm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp đã xây dựng định mức chi phí sản xuất đồng thời khối lượng sản phẩm dở dang khá ổn định. Mặt khác chi phí thực tế thường không sát với chi phí định mức và khó đảm bảo tính chính xác nếu các định mức chi phí xây dựng không tiên tiến và không kịp thay đổi với tình hình thực tế.

1.3.7. Tính giá thành sn phm

Phương pháp tính giá thành là hệ thống phép tính được sử dụng để tính giá thành sản phẩm và đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Các doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ

chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất với

đối tượng tính giá thành sản phẩm mà lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm thích hợp đối với từng đối tượng tính giá thành sản phẩm, cụ thể:

1.3.7.1. Phương pháp trực tiếp (Phương pháp giản đơn)

Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Ví dụ tính giá thành sản phẩm nhựa, bánh kẹo, than, quặng, kim loại…

Nội dung phương pháp: Cuối kỳ kế toán tính trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, chi phí sản xuất trong kỳ, căn cứ vào chi phí dở dang đầu kỳ, kế toán tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp được tính như sau:

Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí SP DD đầu kỳ + Chi phí SX phát sinh trong kỳ - Chi phí SP DD cuối kỳ

Giá thành đơn vị SP = Tổng giá thành SP

Số lượng SP hoàn thành

1.3.7.2.Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp được áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ (dệt, nhuộm, may mặc…).

Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + … + Zn

Z1 , Z2 … , Zn: chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết, các giai đoạn, bộ

phận sản xuất;

1.3.7.3.Phương pháp hệ số

Phương pháp được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá

thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm; Giá thành đơn vị sản phẩm gốc (Z0i) = Tổng giá thành sản xuất của các loại SP Tổng số sản phẩm gốc (Q0) Giá thành đơn vị sản phẩm i (Zi) = Giá thành đơn vị sản phẩm gốc (Z0i) x Hệ số quy đổi sản phẩm i (Hi) Trong đó:

Q0 = ∑Qi x Hi; Qi là số lượng sản phẩm i (chưa quy đổi).

Tổng giá thành sản xuất của các loại SP = Giá trị sản phẩm DD đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm DD cuối kỳ 1.3.7.4.Phương pháp tỷ lệ

Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, đóng giày, cơ khí chế tạo…. Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế

hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và từng tổng giá thành sản phẩm từng loại. Giá thành thực tếđơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành kế hoạch hoặc định mức đơn vị thực tế từng loại SP x Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch hoặc định mức của tất cả các loại SP 1.3.7.5. Phương pháp định mức

Phương pháp này chỉ áp dụng được trong những doanh nghiệp đã xác lập

được hệ thống định mức về chi phí vật liệu, nhân công cũng như có dự toán về chi phí phục vụ và quản lý sản xuất từng loại sản phẩm.

Nội dung phương pháp:

Xác định tổng giá thành định mức của sản phẩm: cơ sởđể tính là định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và số lượng sản phẩm sản xuất. Kế toán có thể tính giá thành định mức cho sản phẩm, nửa thành phẩm, hoặc bộ phận cấu thành nên sản phẩm.

Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức: Chênh lệch do thay đổi định mức chỉ cần thực hiện cho sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ vì việc thay đổi định mức thường tiến hành vào đầu tháng.

Xác định số chênh lệch do thoát ly vượt định mức; số chênh lệch này phát sinh do tiết kiệm hoặc vượt chi.

Tính giá thành thực tế của sản phẩm theo công thức: Giá thành thực tế = Giá thành định mức ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch do thực hiện so với định mức

1.3.7.6. Phương pháp phân bước

Phương pháp phân bước áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ phức tạp, quá trình chế biến sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn công nghệ theo thứ tự nhất định để có được sản phẩm hoàn thành.

Do quy trình sản xuất phức tạp biểu hiện nhiều dạng khác nhau trong thực tế thường:

- Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành

phẩm:

Phương pháp áp dụng trong trường hợp các giai đoạn công nghệ tạo ra bán thành phẩm và bán thành phẩm của giai đoạn này được chuyển tiếp cho giai đoạn sau để tiếp tục chế biến đồng thời bán thành phẩm cũng có thể là sản phẩm hoàn thành nên việc hạch toán chi phí phải gắn với yêu cầu xác định giá thành của bán thành phẩm của từng giai đoạn.

Đối tượng hạch toán chi phí cũng là từng giai đoạn công nghệ chế biến, còn

đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm do từng giai đoạn chế biến tạo ra và sản phẩm hoàn thành.

Nội dung phương pháp: Trong từng giai đoạn tổ chức tập hộp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để làm căn cứ

tính giá thành của bán thành phẩm do giai đoạn công nghệ chế biến ra

Giá thành bán thành phẩm của giai đoạn này là căn cứ để tổng hợp chi phí sản xuất của giai đoạn sau nhằm tiếp tục tính giá thành của bán thành phẩm và quá trình này được tiếp tục tính giá cho đến khi sản phẩm hoàn thành.

Phương pháp áp dụng trong trường hợp công nghệ chỉ là các bước chế biến nối tiếp nhau để tạo ra sản phẩm hoàn thành;

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ chế biến, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành;

Nội dung phương pháp: Trong từng giai đoạn công nghệ chỉ thực hiện việc tập hợp chi phí và sau đó kết chuyển về bộ phận tổng hợp để xác định tính giá thành sản phẩm hoàn thành.

1.3.7.7. Phương pháp liên hợp

Phương pháp được áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau (doanh nghiệp sản xuất hóa chất, đóng giầy, may mặc…). Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của Luận văn đã trình bày những cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất; nội dung kế

toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính như: Bản chất chi phí, các khái niệm, nội dung, phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng như phương pháp tập hợp chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang và các phương pháp tính giá thành sản phẩm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác kế toán, đáp

ứng được yêu cầu của nhà quản lý cũng như vận dụng đúng chếđộ, chuẩn mực kế toán

đã ban hành. Những nội dung được trình bày trong Chương 1 là nền tảng cho việc nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin sẽđược trình bày trong chương tiếp theo của Luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU – VINACOMIN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần than cọc sáu vinacomin (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)