7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý
Sơđồ 2.1: Sơđồ bộ máy quản lý của công ty Cổ phần than Cọc Sáu
Trên cơ sở Điều lệ tổ chức hoạt động được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông, Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin tiến hành kiện toàn bộ máy tổ
chức, quản lý của công ty theo hướng gọn nhẹ gồm: Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc điều hành, các phòng ban chức năng và đơn vị trực thuộc…
Công ty hoạt động trên cơ sở Điều lệ tổ chức và hoạt động được Đại hội
đồng cổđông thông qua theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và theo quy
định hiện hành của Nhà nước. Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần là
Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị để quản lý
Công ty, bầu Ban Kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý điều hành Công ty. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng và được phân làm hai cấp, sơđồ bộ máy Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin như sơđồ 2.1. Kiểu tổ chức quản lý trực tuyến chức năng là kiểu cơ
cấu trong đó có nhiều cấp quản lý (nhiều cấp thủ trưởng) và các bộ phận nghiệp vụ
giúp việc cho các thủ trưởng cấp trung và cấp cao. Thủ trưởng trực tuyến (theo chiều dọc) là người có quyền cao nhất, quyền quyết định trong quá tŕnh điều hành và chịu trách nhiệm trước hết và chủ yếu về kết quảđiều hành ở cấp mình phụ trách.
Chức năng nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận trong bộ máy quản lý:
Bộ máy điều hành của Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu được biên chế như sau:
vBan giám đốc
Bao gồm Giám đốc và 05 Phó giám đốc phụ trách về: Sản xuất, Kỹ thuật - khai thác, Cơđiện - vận tải, kế toán trưởng, Đời sống – VHXH.
-Giám đốc là người đứng đầu và chịu trách nhiệm điều hành chung hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
-Phó giám đốc Sản xuất phụ trách điều hành, chỉ huy hoạt động sản xuất của các đơn vị sản xuất trên khai trường.
-Phó giám đốc Kỹ thuật - khai thác phụ trách chỉ huy điều hành, giám sát các hoạt động mang tính kỹ thuật, công nghệ khai thác, chất lượng sản phẩm.
-Phó giám đốc Cơ điện - vận tải phụ trách chỉ huy điều hành giám sát các hoạt động cung ứng vật tư, quản lý các thiết bị khai thác - vận tải theo hệ thống phục vụ nhu cầu sản xuất.
-Phó giám đốc Kinh tế phụ trách điều hành, giám sát các hoạt động nghiệp vụ kinh tế, an ninh trật tự trong sản xuất, chăm lo đời sống, chếđộ chính sách đối với người lao động, công tác bảo vệ thanh tra.
-Phó giám đốc đời sống – VHXH phụ trách chỉ huy, điều hành, giám sát các hoạt động thi đua văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, đoàn thể tại công ty.
vCác phòng ban kỹ thuật - nghiệp vụ
-Các phòng Kỹ thuật khai thác, Trắc địa - địa chất, Giám định chất lượng,
Đầu tư xây dựng phụ trách công tác xây dựng phương án và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các phương án kỹ thuật khai thác, nguồn tài nguyên, chất lượng sản phẩm, các hạng mục công trình đầu tư, quy hoạch bờ mỏ.
-Phòng Kế hoạch tiêu thụ phụ trách công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, công tác tiêu thụ sản phẩm.
-Các phòng Cơ điện, Kỹ thuật - vận tải phụ trách công tác quản lý thiết bị khai thác, thiết bị vận tải, các thiết bị sàng tuyển và máy công cụ, hệ thống cung cấp điện.
-Các phòng Quản lý vật tư, Cấp phát vật tư phụ trách công tác cung ứng, quản lý vật tư, cấp phát vật tư phục vụ sản xuất.
-Phòng Tổ chức đào tạo phụ trách công tác phát triển quản lý, quy hoạch cán bộ, đào tạo tay nghề, nâng cao chất lượng tay nghề, bậc thợ cho công nhân.
-Phòng Lao động tiền lương phụ trách công tác quản lý, điều động lao động,
định mức, trả lương, thực hiện chế độ chính sách cho công nhân, quản lý các hoạt
động thi đua trong lao động sản xuất.
-Phòng Kế toán - Thống kê phụ trách quản lý, hoạch toán chi phí sản xuất, quản lý các hoạt động tài chính - tiền tệ, quản lý công tác thống kê, cung cấp số liệu.
-Phòng Kỹ thuật an toàn phụ trách quản lý, giám sát quy trình, quy phạm an toàn trong sản xuất.
-Văn phòng Giám đốc phụ trách công tác hành chính, quản lý mạng nội bộ, quản lý các thiết bị, công trình phục vụ công tác văn hoá - thể thao.
-Các phòng Bảo vệ - Thanh tra, Kiểm toán nội bộ phụ trách công tác đảm bảo an ninh trật tự trong nội bộ Công ty, trên khai trường sản xuất, bảo vệ tài sản, tài nguyên và thanh kiểm tra các hoạt động sản xuất cũng như hoạt động kinh tế.
-Phòng Y tế: Chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh cho CBCNV trong toàn Công ty.
vCác Công trường khai thác
-Công trường Khoan: Quản lý sử dụng thiết bị khoan, làm nhiệm vụ khoan lỗ mìn phục vụ công tác nổ mìn bắn tơi đất đá.
-Công trường Xúc Thắng Lợi và Xúc Tả Ngạn: Quản lý, sử dụng thiết bị
máy xúc làm nhiệm vụ bốc xúc đất đá - xúc than tại gương tầng lên ô tô. Riêng Công trường Xúc Tả Ngạn còn làm thêm nhiệm vụ bơm nước moong phục vụ cho việc khai thác than dưới lòng moong.
-Công trường Gạt làm đường: Quản lý sử dụng thiết bị máy gạt làm nhiệm vụ san gạt bãi thải, san gạt các tuyến đường cố định và bán cố định, gạt phục vụ
công nghệ.
vCác đơn vị vận tải
Từ Phân xưởng vận tải số 1 đến Phân xưởng vận tải số 8 làm nhiệm vụ quản lý sử dụng các thiết bị vận tải (ô tô trọng tải lớn và nhỏ), vận chuyển than, đất đá, phục vụ việc vận chuyển vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất. Riêng Phân xưởng vận tải phục vụ làm nhiệm vụ đưa đón, phục vụ CBCNV đi làm và đi công tác, ngoài ra còn phục vụđưa cơm hộp cho CBCN làm việc ở vị trí xa nhà ăn.
vCác công trường chế biến than: Công trường Sàng tuyển than tiêu thụ, Băng tải, Than 2 làm nhiệm vụ quản lý, sử dụng các hệ thống băng - sàng, vận chuyển than bằng băng tải, chế biến các chủng loại than (than cục, than cám) và quản lý cảng lẻ.
vCác Phân xưởng Phụ trợ - Phục vụ
Phân xưởng Cơ điện, Phân xưởng Trạm mạng, Phân xưởng Phục vụ, Phân xưởng Sửa chữa, Phân xưởng Chế biến có nhiệm vụ quản lý sử dụng các máy công cụ, sửa chữa các thiệt bị vận tải, thiết bị động cơ nổ, thiết bị cơ điện, sản xuất các loại hàng gia công cơ khí, tái chế sản phẩm từ cao su, xây dựng lắp đạt các công trình, nhà xưởng, kéo dây trồng cột phục vụ cho việc cung cấp điện cho toàn khai trường sản xuất, ché biến thực phẩm phục vụ ăn giữa ca cho CBCNV trong toàn Công ty.
Cơ cấu tổ chức các công trường - phân xưởng tuân thủ theo nguyên tắc gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu chuyên môn hoá đến tận tổ sản xuất nhằm khai thác triệt để khả năng lao động và tận dụng năng lực sản xuất.
Quan hệ giữa các phòng ban chức năng với các đơn vị sản xuất là mối quan hệ hai chiều. Các phòng ban chức năng vừa làm nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho Giám đốc vừa hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giúp đỡ các công trường - phân xưởng, thực hiện nhiệm vụ sản xuất và các quy định của Nhà nước, Tập đoàn.