0^^ 9 Õ" 9 2^^ 5^ 2. Theo thời hạn - Ngắn hạn 2.99 8 572, 3.263 966, 3.948 568, 4.651 472, 4.905 070, - Trung, dài hạn 1.17 9 27, 6 1.615 33, 1 1.81 7 31, 5 1.77 0 27, 6 2.10 0 30, 0 3. Theo TPKT - Doanh nghiệp 95 3 822, 1.256 725, 1.512 226, 1.794 927, 1.864 626, - Hộ GĐ,cá nhân 3.22 4 77, 2 3.622 74, 3 4.25 2 73, 8 4.62 8 72, 1 5.14 1 73, 4 II. Nợ xấu ĩĩõ - 2,6 4 81 1,6 5 77 1,3 4 121 1,8 9 132 1,8 9 III. Nợ quá hạn 17 8^ 3,6 5 137 2,3 7 19 5^ 3,0 3 2Õ2 2,8 8
18,2%; năm 2011 tăng 656 tỷ đồng, tốc độ tăng 11,4%; năm 2012 tăng 584 tỷ đồng, tốc độ tăng 9,1%. Tuy nhiên, có thể nhận thấy tăng trưởng dư nợ cả quy mô và tốc độ tăng trưởng đều có xu hướng giảm thấp. Nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho nền kinh tế Việt Nam có nhiều bất ổn, lãi suất thị trường liên tục biến động. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 gồm các giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội như cải thiện hệ thống phân phối hàng hoá, hướng dòng tín dụng vào các hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, phối hợp tốt hơn giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ... Việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng chậm lại do các NHTM hạn chế cấp tín dụng mới đối với lĩnh vực bất
động sản và kinh doanh chứng khoán. Bên cạnh đó nhiều NHTMCP mở chi nhánh, tham gia hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng dư nợ của Agribank Bắc Giang. Thị phần dư nợ cho vay của Agribank Bắc Giang giảm từ 54% năm 2008, xuống còn 42% năm 2012.
Bắc Giang là một tỉnh kinh tế còn chậm phát triển, doanh nghiệp ít, hiệu quả hoạt động kinh doanh còn nhiều hạn chế, sản xuất nông nghiệp, nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng cao, công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp, do đó, trong cơ cấu dư nợ của Agribank Bắc Giang chiếm trên 70% là cho vay hộ gia đình, cá nhân cũng là phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội địa phương và phù hợp với định hướng của Agribank. Cho vay cá nhân, hộ gia đình nhiều, dư nợ từng món vay nhỏ mang lại thuận lợi cho NH là phân tán rủi ro và khá an toàn vốn (ngoại trừ thiên tai, dịch bệnh, mất mùa), nhưng lại bất lợi là món nhỏ lẻ, khối lượng KH lớn, chi phí cao, năng suất lao động và lợi nhuận thấp. Trong những năm qua, ban lãnh đạo chi nhánh đã tích cực quan tâm tiếp cận các doanh nghiệp, tìm kiếm cơ hội đầu tư, nâng dần tỷ trọng cho vay các tổ chức nên cơ cấu cho vay đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp tăng lên, với những món lớn hơn và chi phí thấp hơn so với cho vay hộ gia đình. Chi nhánh cần tiếp tục quan tâm cho vay theo hướng chuyển dịch này để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế, nhưng đồng thời cũng cần quan tâm làm tốt công tác quản lý chất lượng cho vay doanh nghiệp, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ tín dụng cho vay doanh nghiệp để kiểm soát chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro.
Xét theo loại tiền, hoạt động cho vay của chi nhánh chủ yếu bằng VND, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu dư nợ, giảm từ 2,9% năm 2008 xuống còn 1,8% năm 2012, tập trung ở một vài doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị. Điều này phù hợp với các chính sách định thị trường ngoại hối của NHNN.
Xét theo kỳ hạn cho vay, qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn ở mức trên dưới 70% và có xu hướng giảm nhẹ từ 72,5% năm 2008 xuống 70% năm 2012. Trong cho vay trung, dài hạn thì chủ yếu là trung hạn, còn dài hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ năm 2008 là 141 tỷ đồng (tỷ trọng 3,4%), đến năm
1. Doanh số chi trả kiều hối___________ 56,0 6
50,81 55,04 65,82 78,69 2. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu 12,4
6 10,99 12,63 20,31 23,72 3. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu 26,6
5 36,15 34,21 25,39 22,92
2012 còn 61 tỷ đồng (tỷ trọng 0,88%) vì lý do là không có nguồn vốn dài hạn. Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn là tương đối thấp trong tổng dư nợ, với số tuyệt đối cũng thấp và chưa đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư vốn trung, dài hạn của KH. So sánh với kỳ hạn huy động vốn thì việc cho vay trung, dài hạn giai đoạn 2008 - 2012 có điểm đáng chú ý, đó là trong khi tỷ trọng nguồn vốn huy động từ 12 trở lên giảm từ 61,1% năm 2008, xuống còn 7,3% năm 2012 thì dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng từ 27,6% năm 2008 lên 30% năm 2012. Agribank Bắc Giang là đơn vị phụ thuộc Agribank, là đơn vị thiếu vốn nên nguồn vốn được cân đối toàn hệ thống, tỷ lệ cho vay trung, dài hạn thực hiện theo thông báo của Agribank. Tuy vậy, với việc mất cân đối giữa huy động và cho vay chi nhánh cần phải lưu ý trong quản trị rủi ro kỳ hạn và rủi ro thanh khoản.
Trong giai đoạn 2008 - 2012, cùng với các biện pháp quyết liệt trong xử lý, thu hồi nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh được duy trì ở mức thấp, đặc biệt là các năm 2009, 2010. Sang đến năm 2011-2012 nợ xấu có xu hướng tăng trở lại, do đó cần tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm ngăn ngừa các hiện tượng không tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ, hạn chế việc làm không đúng của cán bộ, nhân viên. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới đối với các nước đang phát triển như Việt Nam tỷ lệ nợ xấu dưới 5% là có thể chấp nhận được, với tỷ lệ nợ xấu dưới 2% của Agribank Bắc Giang trong những năm qua đã phản ánh sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên trong việc quản trị rủi ro cho vay, phản ánh tương đối chính xác chất lượng hoạt động cho vay của chi nhánh.
2.1.4.3. Các hoạt động kinh doanh khác
a. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế được Agribank Bắc Giang triển khai thực hiện từ năm 1999, qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, Agribank Bắc Giang đã đạt được những kết quả đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, đặc biệt là doanh số chi trả kiều hối của Agribank Bắc Giang luôn nằm trong nhóm những đơn vị có doanh số lớn nhất trong toàn hệ thống Agribank và tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Agribank Bắc Giang đạt được những kết quả sau:
Bảng 2.3: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Agribank Bắc Giang
3. Thu từ dịch vụ ngân quỹ___________ 5 6 2 8 6 4. Thu từ hoạt động dịch vụ khác______ 3.5 2 1.13 0.40 1.8 3 3.39 5. Thu từ kinh doanh ngoại hối________ 5.2
1
5.00 4.61 4.6
4
4.67
Trđó: - Kinh doanh ngoại tệ _________________________________ 3.4 3 2. 06 1. 55 2.2 3 2.7 7 _________- Kinh doanh vàng bạc_______ 1.7 8 2.94 3.06 1 2.4 1.90 Tổng thu dịch vụ ròng______________ 17.4 8 16.96 20.97 27.7 9 32.80 Tỷ lệ thu dịch vụ / Thu ròng TD (%) 9.98 % 9.85% 9.47% 7.51 % 7.78%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết qua các năm từ năm 2008 - 2012)
Từ bảng số liệu trên cho thấy hoạt động mua bán ngoại tệ năm 2010 và 2011 có sự sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân do kinh tế thế giới suy thoái ảnh hưởng xấu đến kinh tế Việt Nam nói chung, cán cân thanh toán quốc tế của hệ thống NH và Agribank nói riêng, đặc biệt là tình hình thanh khoản, tình hình biến động liên tục của giá và ngoại tệ USD. Trong năm 2011, NHNN đã 4 lần điều chỉnh tỷ giá và biên độ giao dịch mua bán ngoại tệ, tỷ giá liên NH làm cho công tác kinh doanh ngoại hối gặp nhiều khó khăn.
Năm 2012, doanh số mua bán ngoại tệ đều tăng cao, chủ yếu là từ KH kiều hối, KH có tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ có xu hướng bán ngoại tệ cho NH để gửi VND. Mặc dù doanh số mua bán ngoại tệ tăng cao nhưng lãi về kinh doanh ngoại tệ năm 2012 tăng không đáng kể so với năm 2011, là do năm 2011 tỷ giá ngoại tệ USD biến động liên tục, tỷ giá trong NH và thị trường tự do chênh nhau rất lớn gần 1000 điểm, việc mua bán ngoại tệ giữa các chi nhánh trong hệ thống Agribank có phí thu chi nội bộ - thực chất đây là việc điều hòa ngoại tệ của Agribank.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với kinh tế còn chậm phát triển, số các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu không nhiều, bên cạnh nguyên nhân khách quan xuất phát từ nền kinh tế nêu trên, về chủ quan cơ chế chính sách, hệ thống văn bản hướng dẫn của Agribank còn nhiều bất cập (theo đánh giá tại Hội nghị tổng kết Kinh doanh ngoại tệ Agribank, tháng 7/2012). Do đó, doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu của
Agribank Bắc Giang những năm vừa qua so với các đơn vị trong hệ thống Agribank đạt kết quả không cao.
b. Hoạt động dịch vụ
Hoạt động dịch vụ của chi nhánh vẫn chủ yếu là các hoạt động truyền thống như thanh toán chuyển tiền trong nước, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, chi trả kiều hối... Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2012, chi nhánh đã tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 161/NQ-HĐTV ngày 18/5/2012 về các giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ của Agribank nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả các sản phẩm dịch vụ hiện có, mở rộng các sản phẩm dịch vụ mới, bảo đảm chất lượng và có tính thương hiệu cao; Cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ kết hợp với việc mở rộng cho vay đối với KH... nhờ đó thu nhập từ hoạt động dịch vụ đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Mức tăng trưởng phản ánh hoạt động sản phẩm dịch vụ đạt kết quả khả quan tuy nhiên mức tăng trưởng chưa xứng với tiềm năng về mạng lưới công nghệ hiện có của Agribank.
Kết quả mang lại từ hoạt động dịch vụ trong những năm qua của chi nhánh được thể hiện dưới đây:
Bảng 2.4: Ket quả thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Agribank Bắc Giang
0 0 5
Trong đó: Thu từ hoạt động tín dụng 682.4
0 3 588.0 5 719.1 1,118.41 1,106.27 2. Các khoản được cộng ngoại bảng 4.6
7 1.40 1.52 1.97 7.77 II. Tổng chi phí___________________ 747.8 3 6 627.1 4 696.9 1,040.03 4 978.9 1. Tổng chi phí nội bảng____________ 747.8 3 627.16 696.9 4 1,040.03 978.9 4
Trong đó: Chi từ hoạt động tín dụng 524.7 3 432.7 0 518.6 2 777.7 6 717.5 7
3. Các khoản phải trừ ngoại bảng______ 0.0 0
0.00 0.00 0.0
0
0.0 0
III. Các chi tiêu khác______________
1. Quỹ tiền lương kế hoạch__________ 36.6 6
43.37 46.53 62.12 70.43 2. Đơn giá tiền lương_______________ 51
%
51% 51% 51% 51%
3. Tiền lương đã chi________________ 29.6 7
43.10 46.53 62.12 70.43
IV. Quỹ thu nhập_________________
1. QTN nội bảng (I.1 - II.1)__________ 22.8 8
53.54 72.80 130.0 6
194.5 9
2. QTN chưa lương theo khoán tài
chính của Agribank (I - II + III. 1) 2 57.2 98.04 5 120.8 4 194.1 0 272.8 3. Qũy tiền lương thực hiện__________ 29.1
8 50.00 60.13 87.4 0 112.5 3 4. Hệ số lương đạt được_____________ 0.8 0 1.15 1.29 1.41 1.60
(Nguồn: Báo cáo quyết toán khoán tài chính qua các năm từ 2008 - 2012)
Xu hướng chung của các NHTM hiện đại thì tỷ trọng thu dịch vụ ngày càng tăng, tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng ngày càng giảm, mặc dù trong những năm qua tổng thu dịch vụ ròng của Agribank Bắc Giang tăng khá cao và ổn định, nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn thu ròng về hoạt động tín dụng nên tỷ lệ thu dịch vụ giảm dần qua các năm, tỷ lệ này qua các năm đều thấp hơn so với tỷ lệ thu dịch vụ toàn hệ thống Agribank (bình quân toàn hệ thống trên 10%). Trong tổng thu dịch vụ, thu từ hoạt động dịch vụ thanh toán và đi cùng với đó là dịch vụ ngân quỹ mang lại nguồn thu lớn trong tổng thu dịch vụ của chi nhánh và có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây.
2.1.4.4. Ket quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bắc Giang
Agriabank tỉnh Bắc Giang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống Agribank, đến cuối năm 2012 nằm trong nhóm 15 đơn vị có quy mô nguồn vốn, dư nợ lớn nhất toàn hệ thống, đồng thời là đơn vị dẫn đầu khu vực trung du miền núi phía Bắc. Điều này không chỉ thể hiện qua việc mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực quản lý điều hành mà còn được thể hiện trực tiếp qua kết quả hoạt động và lợi nhuận thu được của chi nhánh. Dưới đây là kết quả kinh doanh của chi nhánh qua các năm:
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của Agribank Bắc Giang
TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
___
1_ Doanh số cho vay____________
2.705, 8 2.900,4 3.087,4 3.642,5 4.265,9 ___ 2_ Doanh số thu nợ_____________ 2.403, 7 2.597,6 2.830,8 3.361,5 4.195,3 ___
3_ Dư nợ cho vay doanh nghiệp
953, 1 1.256,0 1.512,5 1.793,5 1.864,2 - DN Nhà nước_______________ _____ 3,6 ______ 2,2 ______ 3,5 ______ 0,8 ______ 0,9
(Trong đó: Tổng doanh thu, tổng chi phí đã loại trừ các khoản thu-chi nội bộ về phí sử dụng vốn, thu chi điều tiết nội bộ giữa Hội sở tỉnh với các chi nhánh loại 3 trực thuộc Agribank Bắc Giang; Các khoản được cộng ngoại bảng theo quy định của Agribank)
Chỉ tiêu thu, chi từ hoạt động tín dụng qua các năm từ 2008 - 2012 đều chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập chi phí (chiếm trên 90% tổng thu nhập và trên 70% tổng chi phí), điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính của Agribank Bắc Giang. Quỹ thu nhập theo quy định khoán tài chính của Agribank tại chi nhánh năm sau cao hơn năm trước. Hoạt động kinh doanh của Agribank Bắc Giang có hiệu quả, hoàn thành các chỉ tiêu tài chính được giao; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và với NH cấp trên, đảm bảo ổn định việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên theo quy định của Agribank. Để có được những kết quả khả quan đó là do chi nhánh đã có tầm nhìn chiến lược, khả năng dự báo biến động lãi suất và quản lý tốt các khoản chi phí.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC GIANG
2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay tại Agribank Bắc Giang 2.2.1.1. Thực trạng cho vay doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2005 đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp. Các công ty cổ phần, công ty TNHH và các DNTN kinh doanh đa năng trên các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ được thành lập ngày càng nhiều. Sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển. Các doanh nghiệp luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi từ các cấp, các ngành trong đó có phần vốn vay của Agribank Bắc Giang để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, điều đó được thể hiện qua bảng phân tích số liệu cho vay doanh nghiệp sau:
Bảng 2.6: Tình hình cho vay doanh nghiệp 2008 - 2012
4 5 9 0 - DN Nhà nước_______________ _____ 0,0