Phân loại nợ theo kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng

Một phần của tài liệu 1224 quản trị rủi ro cho vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 78 - 81)

60-<63 B

________________Nợ dưới tiêu chuẩn 3

56-<60 CCC 53-<56 CC 44-<53 C Nợ nghi ngờ___________ 4 < 44 D ________________Nợ có khả năng mất vốn 5 _____________

Agribank Bắc Giang tăng trưởng dư nợ cho vay liên tục qua các năm từ 2008 tới năm 2012, tuy nhiên với phương châm tăng trưởng dư nợ cho vay đi đôi với củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, do đó tốc độ tăng trưởng dư nợ phù hợp

CHỈ TIÊU

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Tỷ trọn g (%) Giá trị Tỷ trọ ng (% Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

với tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động. Điều này cho mức tăng trưởng dư nợ cho vay không nóng, trong khi đó khả năng quản lý và giám sát các khoản vay của chi nhánh tăng lên đây là một yếu tố an toàn trong công tác quản trị rủi ro cho vay của chi nhánh.

Cơ cấu dư nợ cho vay

Cơ cấu dư nợ cho vay của Agribank Bắc Giang năm 2008-2012 khá ổn định kể cả theo kỳ hạn, theo loại tiền và theo thành phần kinh tế, đồng thời có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Mặc dù theo phân tích ở trên, tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng trong tổng nguồn vốn huy động giảm mạnh, trong khi tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng lên. Nhưng Agribank Bắc Giang là đơn vị phụ thuộc Agribank, là đơn vị thiếu vốn nên nguồn vốn được cân đối điều hòa toàn hệ thống, tỷ lệ cho vay trung, dài hạn thực hiện theo thông báo của Agribank. Tuy vậy, với việc mất cân đối giữa huy động và cho vay chi nhánh cần phải lưu ý trong quản trị rủi ro kỳ hạn và rủi ro thanh khoản.

Phân loại nợ và tỷ lệ nợ xấu

Kể từ năm 2005, để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro cho vay, Agribank Bắc Giang thường xuyên thực hiện phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của KH theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 “v/v sửa đổi, bổ sung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN”. Theo đó nợ vay được phân loại theo 5 nhóm như sau: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm 2: Nợ cần chú ý; Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4: Nợ nghi ngờ và Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.

Theo cách phân loại này, các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà Agribank nơi cho vay có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của KH bị suy giảm, thì Agribank nơi cho vay chủ động phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro tương ứng với mức độ rủi ro. Chính vì vậy, khi khoản nợ trong hạn có biểu hiện tiềm ẩn rủi ro sẽ được chuyển sang các nhóm nợ tương ứng với mức độ rủi ro. Thông qua việc phân loại nợ theo 5 nhóm, đã đánh giá chính xác chất lượng các khoản nợ theo mức độ rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu 1224 quản trị rủi ro cho vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w