Tình hình nợ xấu tại Agribank Bắc Giang

Một phần của tài liệu 1224 quản trị rủi ro cho vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 83 - 88)

hạn, giai đoạn 2008 -2010 nợ xấu chủ yếu tập trung ở cho vay trung, dài hạn, sang đến năm 2011-2012 nợ xấu cho vay ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng cao hơn. Tuy nhiên xét theo tỷ trọng dư nợ cho vay thì tỷ lệ nợ xấu cho vay ngắn hạn luôn thấp hơn cho vay trung dài hạn, điều này hoàn toàn hợp lý. Xét về số tuyệt đối, nợ xấu cho vay ngắn hạn tăng vọt từ 34,5 tỷ đồng năm 2010 lên 68,8 tỷ đồng năm 2011 và đến năm 2012 là 83,8 tỷ đồng. Nguyên nhân, nợ quá hạn ngắn liên tục tăng do nền kinh tế bị khủng hoảng và suy thoái trong phạm vi toàn cầu, đã tác động đến Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam liên tục lạm phát, Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt, trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng sử dụng chính sách thắt chặt cho vay, chính điều này làm cho người đi vay gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn để duy trì hoạt động sản xuất, mất thanh khoản, và hoàn trả vốn không đúng hạn.

Nợ xấu các năm 2008-2010 tập trung chủ yếu vào đối tượng hộ gia đình, cá nhân với nhiều nguyên nhân khách quan làm phát sinh nợ xấu nhưng chủ yếu vẫn là nguyên nhân khách quan bất khả kháng do chăn nuôi bị dịch bệnh, thời tiết khắc nghiệt giá rét kéo dài, hạn hán mất mùa, rớt giá sản phẩm (vải thiều, chăn nuôi gia súc, gia cầm...). Điều này cũng dễ hiểu bởi cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn luôn chịu tác động rủi ro bởi môi trường thiên nhiên và dư nợ cho vay đối tượng này chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay của Agribank Bắc Giang. Nhờ tích cực xử lý thu hồi nên sang đến năm 2011-2012 nợ xấu khu vực kinh tế hộ gia đình, cá nhân giảm xuống. Trong khi đó, cùng với những khó khăn chung của các doanh nghiệp trong cả nước, một số KH vay vốn cũng phải đối mặt với những khó khăn do thị trường bất động sản đóng băng, nguồn lực của doanh nghiệp còn hạn chế, các chi phí đầu vào phục vụ sản xuất đều tăng cao, sức mua của thị trường trong nước thấp, hàng hoá tồn kho lớn dẫn đến sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ NH, điều này làm nợ xấu cho vay doanh nghiệp tăng, đến năm 2012 nợ xấu cho vay doanh nghiệp là 80 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60,5% tổng số nợ xấu của Agribank Bắc Giang.

2.2.2.3. Thực trạng kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro cho vay

Hiện nay, hoạt động cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu của Agribank Bắc Giang. Hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn, cùng với những áp lực về chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay, đòi hỏi phải có những biện pháp quản trị rủi ro tốt để chống đỡ được với các biến động của môi trường kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho vay tại chi nhánh trong thời gian gần đây chủ yếu xuất phát từ phía KH, do lựa chọn sai lầm về KH hoặc do KH suy giảm khả năng tài chính trong quá trình vay vốn, dẫn đến rủi ro cho vay. Do vậy, để kiểm soát ngăn ngừa rủi ro cho vay, công tác thẩm định KH, thu thập thông tin về KH luôn được Agribank Bắc Giang quan tâm từ khâu phân tích đánh giá ban đầu để lựa chọn KH, đến khâu theo dõi, kiểm soát KH trong khi sử dụng vốn vay và cuối cùng là xếp hạng tín dụng, phân loại KH để đưa ra một chính sách KH có chọn lọc. Thông qua công tác thẩm định KH, không những hạn chế được việc KH sử dụng vốn vay sai mục đích mà còn xem xét hiệu quả của khoản vay, từ đó đánh giá được chất lượng tín dụng và phân hạng tín dụng chính xác hơn; tìm ra những người vay có triển vọng tốt, loại trừ ngay từ đầu danh mục các KH vay vốn quá mạo hiểm, có khả năng tiềm ẩn rủi ro đạo đức, rủi ro thị trường, rủi ro tài chính cao; xác định được các KH có tín nhiệm, KH chưa đủ tín nhiệm để có chính sách, biện pháp tín dụng phù hợp với từng đối tượng KH. Trên cơ sở đó góp phần giảm áp lực quá tải đối với CBTD, rút ngắn thời gian thẩm định và quyết định cho vay nhằm mở rộng tín dụng, gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro.

Bên cạnh đó, chi nhánh thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới và các đợt tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn khi có sự thay đổi trong các quy định, quy trình nghiệp vụ cũng như các chính sách có liên quan đến hoạt động cho vay của Agribank.

Từ kết quả việc nhận dạng và đo lường rủi ro cho vay, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro xác định đối với từng món vay để có hướng xử lý rủi ro hợp lý.

Một là, trong quá trình thẩm định trước khi cho vay phát hiện ra món vay tiềm ẩn rủi ro lớn. Lúc này, Agribank Bắc Giang quyết định không cho vay hoặc có

cho vay nhưng sử dụng nhiều biện pháp phòng ngừa cụ thể là yêu cầu tài sản bảo đảm và trích lập dự phòng rủi ro.

- Bảo đảm tiền vay

Theo quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03/12/2007 của Hội đồng quản trị (nay là Hội đồng thành viên) Agribank về việc thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay trong hệ thống Agribank.

Bảo đảm tiền vay vừa là nguồn thu nợ, vừa có ý nghĩa tác động đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của KH, vì vậy giá trị của các khoản bảo đảm phải lớn hơn nợ gốc chưa thanh toán. Để có thể bán được tài sản khi cần thiết, đòi hỏi khi cho vay vốn có tài sản bảo đảm NH phải thiết lập đầy đủ các cơ sở pháp lý để sau này có quyền ưu tiên trong việc xử lý tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm phải có thị trường tiêu thụ (tính lỏng cao).

Để đảm bảo mở rộng hoạt động cho vay và hạn chế rủi ro, mỗi CBTD phải nắm được các yếu tố chính đảm bảo tính an toàn của các tài sản bảo đảm như: tính pháp lý của tài sản bảo đảm; tính ổn định về giá trị của tài sản bảo đảm (hoặc khả năng tài chính của người bảo lãnh); tính thanh khoản của tài sản bảo đảm, tức là việc nhanh chóng chuyển tài sản bảo đảm thành tiền hoặc khả năng sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trên thực tế, việc xác định giá trị tài sản bảo đảm của CBTD cần dựa trên các yếu tố như điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế, yếu tố tâm lý, tập tục của địa phương, mối quan hệ của những người xung quanh và yếu tố biến động trong tương lai. Đây là những yếu tố nhạy cảm đòi hỏi CBTD phải có kiến thức cập nhật về mọi lĩnh vực liên quan, am hiểu tình hình biến động của bất động sản trên thị trường, phong tục tập quán của nhân dân địa phương.

Thực hiện các quy định hiện hành về bảo đảm tiền vay, hầu hết các khoản cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn đều phải thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Trước đây, thực hiện theo Quyết định 67/1999/QĐ-TTg đối với hộ nông dân vay đến 10 triệu đồng, cho vay người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài đến 20 triệu đồng, hộ nông dân sản xuất hàng hoá đến 30 triệu đồng. Hiện nay, theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010

DPRR được trích lập______ 92. 7 48. 7 22.4 51. 9 38. 3 Tỷ lệ DPRR/Tổng dư nợ 2.22 % 1.00% 0.39% 0.81% 0.55%

hộ nông dân vay đến 50 triệu đồng; đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; đến 500 triệu đồng đối với đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại và một số đối tượng thuộc diện ưu tiên khác theo quy định của Chính phủ và của NHNN được thực hiện vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản.

Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của Agribank Bắc Giang đến 31/12/2012 là 4.818,3 tỷ đồng, chiếm 68,8%/tổng dư nợ cho vay; dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đến 31/12/2012 là 2.186,9 tỷ đồng, chiếm 31,2%/tổng dư nợ cho vay. Các loại tài sản thường được nhận làm tài sản bảo đảm khi cho vay là: nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với đất thổ cư; hệ thống nhà xưởng, máy móc và thiết bị gắn liền; các phương tiện vận tải như ô tô, tàu thuyền; các giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu...

Quy định về bảo đảm tín dụng của Agribank cụ thể, rõ ràng và chi tiết. Trong quá trình thực hiện, Agribank Bắc Giang đã thực hiện các bước theo đúng quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo. Việc tăng cường cho vay có bảo đảm tài sản của Agribank Bắc Giang trong thời gian qua đã góp phần vào việc ổn định hoạt động tín dụng hạn chế rủi ro cho vay có thể xảy ra.

- Trích lập dự phòng rủi ro qua các năm.

Trích lập dự phòng rủi ro là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro xảy ra và là nguồn dự phòng đế xử lý rủi ro khi rủi ro cho vay xảy ra. Tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ càng lớn càng thể hiện chất lượng tín dụng càng thấp. Chính vì vậy đây cũng là một chỉ tiêu đánh giá được mức độ rủi ro tín dụng. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng so với dư nợ qua các năm của chi nhánh cho thấy: năm 2008-2009 tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro khá cao so với tổng dư nợ, bởi giai đoạn này tỷ lệ nợ xấu tập trung nhiều ở nhóm KH hộ gia đình, cá nhân với tỷ lệ dư nợ có đảm bảo tài sản không nhiều, đồng thời trong giai đoạn này việc dùng nguồn dự phòng để xử lý rủi ro hạch toán ngoại bảng, tỷ lệ này thấp nhất vào năm 2010 và có dấu hiệu tăng trở lại vào năm 2011 và năm 2012. Trích lập dự phòng cao, tỷ lệ nợ xấu và mức độ rủi ro cho vay của Agribank Bắc Giang đang có xu hướng tăng

lên. Điều này cũng do một phần nguyên nhân khách quan khi mà nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2012 đang rơi vào tình trạng khó khăn, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, mất khả năng thanh toán. Toàn hệ thống NH đều có xu hướng gia tăng nợ xấu.

Dưới đây là bảng trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh qua các năm.

Một phần của tài liệu 1224 quản trị rủi ro cho vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w