CHƯƠNG 6 : MÁY PHÁT
6.7. Đo lường máy phát
Trong thời kỳ thiết kế một máy phát mới hay khi bảo quản một máy phát đang vận hành việc đo lường các tham số của máy phát là rất quan trọng. Các tham số này được so sánh với các chỉ tiêu kỹ thuật của nhà sản xuất và các chuẩn quốc gia; quốc tế để xác định máy phát có hoạt động hợp phát và hiệu quả hay không. Các chỉ tiêu kỹ thuật cần đo lường thường xuyên bao gồm:
- Tần số vận hành
- Kiểm tra tín hiệu khơng mong muốn (hài). - Hệ số điều chế, dạng tín hiệu điều chế. - Công suất cung cấp một chiều (PCC). - Công suất cao tần ở đầu ra (Pra).
139 Trong khi kiểm tra và điều chỉnh các máy phát phải có tải giả để khơng gây nhiễu cho người sử dụng máy thu. Đừng bao giờ vận hành một máy phát mà khơng có tải giả hoặc anten. Nếu khơng transistor cơng suất cao tần sẽ bị phá hủy (chết) trong vài mili giây (ms).
Để đo tần số vận hành, người ta thường dùng máy đếm tần số có độ chính xác cao nối ngay sau tải giả (Pra bé) hoặc không nối trực tiếp với tải giả mà qua bộ suy giảm 20Db (Pra lớn) để đảm bảo an toàn cho máy đếm tần số.
Để đo độ lớn của các thành phần hài, người ta thường sử dụng máy phân tích phổ nối trực tiếp với tải giả hoặc qua bộ suy giảm.
Để kiểm tra dạng tín hiệu điều chế và hệ số điều chế có thể sử dụng máy hiện sóng tần số cao kết hợp với máy phân tích phổ.
Để đo cơng suất cung cấp một chiều ta sử dụng Volt – Ampe kế để đo điện áp collector trung bình và dịng collector trung bình của tầng khuếch đại cơng suất ra.
Để đo công suất cao tần của đầu ra có hai phương pháp:
- Đo cơng suất nung nóng thực tế bởi năng lượng cao tần bằng sự cảm ứng thay đổi trong điện trở của một thermistor hoặc sự tăng nhiệt độ của nước lạnh. Thermistor là một dụng cụ đo lường rất nhạy có thể phát hiện mức cơng suất dưới 1mW. Nói chung nó cũng được sử dụng ở tần số siêu cao.
- Kiểm tra điệp áp cao tần trên tải giả và tính tốn cơng suất cao tần ở đầu ra theo biểu thức:
𝑃𝐿 = 𝑉𝐶𝑚
2
140