Phƣơng pháp giảng dạy và hành vi học tiếng Anh tại lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất - khối ngành kinh tế đại học Văn Lang (Trang 53 - 57)

Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.1 Phƣơng pháp giảng dạy và hành vi học tiếng Anh tại lớp

Để tìm hiểu mối quan hệ giữa phƣơng pháp giảng dạy và hành vi học tiếng Anh tại lớp, kiểm nghiệm t (hai đuôi (two-tailed)), độ tin cậy 95%, đƣợc sử dụng thực hiện so sánh mức độ thực hiện các hành vi học tập giữa hai nhóm sinh viên đƣợc giảng dạy bằng hai phƣơng pháp khác nhau (thụ động và tích cực). Trong nghiên cứu này, 10 hành vi sau đƣợc đƣa vào nhóm hành vi học tiếng Anh tại lớp:

 Đi học đúng giờ (Câu 1)

 Có mặt ở lớp học (Câu 2)

 Ghi chép bài học đầy đủ (Câu 3)

 Lắng nghe giáo viên giảng bài (Câu 4)

 Tiếp thu bài tốt tại lớp (Câu 11)

 Trung cao và học tiếng Anh tại lớp (Câu 12)

 Muốn tranh luận về bài học tại lớp (Câu 13)

 Phát biểu ý kiến trong lớp (Câu 14)

 Tham gia thảo luận nhóm/thuyết trình/game tại lớp (Câu 15)

 Thảo luận thêm với giáo viên/bạn bè nếu có điều chƣa hiểu (Câu 16)

Bảng 4.1: So sánh hành vi học TA tại lớp giữa 2 nhóm SV

HÀNH VI

Điểm trung bình (Mean)

p (2- tailed) PP THỤ ĐỘNG PP TÍCH CỰC 1. Đi học đúng giờ 6.14 6.13 0.93 2. Có mặt ở lớp học 6.22 6.37 0.15

3. Ghi chép bài học đầy đủ 5.8 5.9 0.5

4. Lắng nghe giáo viên giảng bài 5.82 5.86 0.7

5. Tiếp thu bài tốt tại lớp 4.63 4.46 0.35

6. Tập trung học tiếng Anh tại lớp 5.02 5.02 0.99

7. Muốn tranh luận về bài học tại

lớp 3.93 3.45 0.01

8. Phát biểu ý kiến trong lớp 3.98 3.74 0.24

9. Tham gia thảo luận nhóm/thuyết

trình/game tại lớp 5 4.52 0.01

10. Thảo luận thêm với GV/bạn nếu có

điều chƣa hiểu 4.2 4.03 0.38

Kết quả khảo sát ở bảng 4.1 cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm về mức độ đi học đúng giờ (p=0.93), có mặt ở lớp học (p=0.15), ghi chép bài (p=0.5), nghe giảng bài (p=0.7), tiếp thu bài tại lớp (p=0.35), tập trung học (p=0.99), phát biểu ý kiến (p=0.24), thảo luận thêm (p=0.38) . Nhƣ vậy phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh khảo sát không ảnh hƣởng đến các hành vi này. Tuy nhiên, đối với hành vi muốn tranh luận về bài học, tham gia thảo luận nhóm/thuyết trình/game tại lớp lại có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm.

Phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh khảo sát có ảnh hƣởng đến hành vi muốn tranh luận về bài học của sinh viên (p=0.01, t=2.38, df=268). Trị số trung bình ở hai nhóm cho thấy nhóm sinh viên đƣợc dạy bằng phƣơng pháp thụ động (M=3.93) thƣờng xuyên muốn tranh luận hơn so với nhóm sinh viên đƣợc dạy bằng phƣơng pháp tích cực (M=3.45). Sự chênh lệch giữa hai trị số trung bình này là 0.48.

Phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh khảo sát có ảnh hƣởng đến hành vi tham gia thảo luận nhóm/thuyết trình/game tại lớp của sinh viên (p=0.01, t=2.57, df=198.4). Trị số trung bình ở hai nhóm cho thấy nhóm sinh viên đƣợc dạy bằng phƣơng pháp thụ động (M=5) thƣờng tham gia thảo luận/game/thuyết trình hơn so với nhóm sinh viên đƣợc dạy bằng phƣơng pháp tích cực (M=4.52). Sự chênh lệch giữa hai trị số trung bình này là 0.48.

Biểu đồ 4.1: So sánh hành vi học TA tại lớp giữa 2 nhóm SV

Kết luận:

Trong nhóm 10 hành vi học tiếng Anh tại lớp, phƣơng pháp giảng dạy đƣợc khảo sát chỉ có ảnh hƣởng đến hai hành vi muốn tranh luận về bài học tại lớp và tham gia thảo luận/thuyết trình/game tại lớp. Nhóm sinh viên đƣợc giảng dạy bằng phƣơng pháp thụ động có mức độ muốn tranh luận và tham gia thảo luận/thuyết trình/game tại lớp nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất - khối ngành kinh tế đại học Văn Lang (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)