nhóm sinh viên
BÁO CÁO KHẢO SÁT SƠ KHỞI: KHẢO SÁT GV VÀ PHỎNG VẤN NHÓM SV
NGHIÊN CỨU: ẢNH HƢỞNG CỦA PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẾN ĐỘNG LỰC HỌC TIẾNG ANH
CỦA SV NĂM NHẤT KHỐI NGÀNH KT ĐHVL
Ngƣời thực hiện: Lê Thị Hạnh
11/8/2010 1. Mở đầu
Báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu sơ khởi của một khảo sát lớn hơn về “phƣơng pháp giảng dạy ảnh hƣởng đến động lực học tập tiếng Anh của sinh viên năm nhất-khối ngành kinh tế, đại học Văn Lang” ở HK2, năm học 2009-2010 dựa trên những dữ liệu thu thập đƣợc từ 2 cuộc phỏng vấn nhóm đối với sinh viên thực hiện vào ngày 31/7/2010 và khảo sát bằng bảng hỏi đối với 8 giáo viên dạy tiếng Anh thực hiện vào ngày 19/7/2010. Sau khi khảo sát phƣơng pháp giảng dạy từ bảng hỏi đối với giảng viên, tôi chia 8 giảng viên này vào 2 nhóm với 2 phong cách giảng dạy khác nhau: nhóm GV1: tổ chức ít hoạt động ở trên lớp, đánh giá một số ít các kỹ năng có liên quan đến bài học, ít đƣa ra phản hồi; nhóm GV2: tổ chức nhiều hoạt động ở trên lớp, đánh giá nhiều các kỹ năng có liên quan đến bài học, các kỹ năng bổ trợ khác, thƣờng xuyên đƣa ra phản hồi. Dựa vào 2 nhóm giảng viên này, tôi cũng chia tƣơng ứng 2 nhóm sinh viên: nhóm SV1 đƣợc nhóm GV1 giảng
dạy; nhóm SV2 đƣợc nhóm GV2 giảng dạy. Từ đó tôi chọn ra một số SV ở nhóm 1 và nhóm 2 để thực hiện 2 cuộc phỏng vấn nhóm riêng biệt. Kết quả của nghiên cứu này sẽ định hƣớng cho khảo sát lớn hơn bằng bảng hỏi cho khoảng 300-400 sinh viên năm nhất tại đại học Văn Lang vào tháng 9 năm 2010.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này có các mục tiêu nhƣ sau:
Tìm hiểu giáo viên đã sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy nào khi họ giảng dạy tiếng Anh cho các lớp năm nhất, khối ngành kinh tế, đại học Văn Lang.
Tìm hiểu động lực học tập tiếng Anh của sinh viên các lớp năm nhất, khối ngành kinh tế, đại học Văn Lang.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa phƣơng pháp giảng dạy và động lực học tập của sinh viên năm nhất, khối ngành kinh tế, đại học Văn Lang.
Câu hỏi nghiên cứu:
Về phương pháp giảng dạy của giáo viên:
Giảng viên đã sử dụng những phƣơng pháp giảng dạy nào trong các lớp học tiếng Anh dành cho sinh viên năm nhất, khối ngành kinh tế, đại học Văn Lang?
Giảng viên và sinh viên mô tả phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên tại lớp học tiếng Anh giống nhau hay không?
Động lực học tập tiếng Anh của sinh viên là gì theo quan điểm của các sinh viên tham gia phỏng vấn nhóm?
Khi có động lực học tập tiếng Anh, sinh viên sẽ thể hiện nhƣ thế nào ở trong lớp học và ở ngoài lớp học?
Mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và động lực học tập:
Phƣơng pháp giảng dạy và động lực học tập có mối quan hệ nhƣ thế
nào?
Động lực học tiếng Anh ở 2 nhóm sinh viên do 2 nhóm giảng viên sử
dụng phƣơng pháp giảng dạy khác nhau thì khác nhau nhƣ thế nào?
Sự hài lòng với khoá học ở 2 nhóm sinh viên do 2 nhóm giảng viên sử dụng phƣơng pháp giảng dạy khác nhau thì khác nhau nhƣ thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu:
Có 2 nhóm giảng viên với 2 phƣơng pháp giảng dạy khác nhau.
Giảng viên và sinh viên có sự tƣơng đồng trong việc mô tả phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh của giảng viên ở lớp học.
Phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên khác nhau thì động lực học tập của sinh viên sẽ khác nhau.
Động lực học tập tiếng Anh của 2 nhóm sinh viên khác nhau.
Sự hài lòng về khoá học tiếng Anh của 2 nhóm sinh viên khác nhau.
Đối với giảng viên:
Tôi phát bảng hỏi khảo sát về phƣơng pháp giảng dạy bao gồm 5 câu hỏi lớn cho tất cả các giáo viên (8 GV dạy ở 5 khoa: Quảng trị kinh doanh, Du lịch, Tài chính-ngân hàng, Kế toán-kiểm toán, Thƣơng mại) đã giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên năm nhất khối ngành kinh tế, đại học Văn Lang.
Sau đó tôi, phân nhóm giảng viên thành 2 nhóm giáo viên với hai phong cách giảng dạy khác nhau dựa trên thông tin họ đã cung cấp qua trả lời bảng hỏi đƣợc phát ra vào ngày 19/7/2010. Nhóm GV1: tổ chức ít hoạt động ở trên lớp, đánh giá một số ít các kỹ năng có liên quan đến bài học, ít đƣa ra phản hồi. Nhóm GV2: tổ chức nhiều hoạt động ở trên lớp, đánh giá nhiều các kỹ năng có liên quan đến bài học, các kỹ năng bổ trợ khác, thƣờng xuyên đƣa ra phản hồi. MÃ GV GT TU ỔI THÂ M NIÊN THƢỜ NG TRÚ
NĂM NHẤT-KHOÁ K15-KHỐI NGÀNH KINH TẾ TỔNG SỐ LỚP GIẢN G DẠY SỐ LỚP GIẢNG DẠY DU LỊC H THƢƠ NG MẠI QUẢN TRỊ KINH DOAN H TÀI CHÍN H NGÂ N HÀN G KẾ TOÁ N KIỂM TOÁ N 1 Nữ 24 2 năm TP.HCM 3 3 2 Nữ 24 2 năm KHÁC 1 1 2 3 Nữ 24 1 năm TP.HCM 2 3 1 6 4 Nữ 24 1 năm KHÁC 1 2 3 6 5 Nữ 25 1 năm KHÁC 2 4 6 6 Nữ 23 1 năm TP.HCM 3 3 6 7 Na m 28 2 năm TP.HCM 2 2 8 Na m 24 6 tháng Khác 2 1 3 TỔNG 34
Tôi thực hiện hai cuộc phỏng vấn nhóm cho 2 nhóm sinh viên tƣơng ứng với 2 nhóm giảng viên trên. Cách chọn sinh viên tham gia vào 2 nhóm nhƣ sau: từ 2 nhóm giảng viên, tôi tập hợp danh sách các lớp mà 2 nhóm giảng viên này giảng dạy. Ở mỗi lớp tôi chọn 2 ngƣời, không phân biệt nam nữ. Sinh viên đƣợc chọn dựa trên tinh thần tự nguyện. Tôi gọi điện thoại (dựa trên số điện thoại do các khoa kinh tế cung cấp) và đề nghị họ tham gia. Tôi chú ý đầu tiên đến tiêu chí sinh viên là cán bộ lớp vì các bạn rất có tinh thần tự nguyện, tiêu chí thứ 2 là sinh viên có có điểm bài thi tiếng Anh cuối khoá từ 5-9 điểm, cuối cùng là có tinh thần tự nguyện mà không cần xét đến các tiêu chí khác. NHÓM 1 TỔNG NHÓM 2 TỔNG MÃ GV 1 2 3 7 4 GV 4 5 6 8 4 GV SỐ LỚP DẠY 3 2 6 2 13 Lớp 6 6 6 3 21 Lớp SV ĐƢỢC MỜI THAM GIA 6 6 6 0 18 6 4 4 0 14 SV THAM GIA THỰC 4 3 6 0 13 (3 nam, 10 nữ) 4 4 1 0 9 (2 nam, 7 nữ) THỜI GIAN THỰC HIỆN 16H-18H, 31/7/10 9H-10H30, 31/7/10
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Về phương pháp giảng dạy của giáo viên:
Kết quả phân tích bảng hỏi đã phát cho giảng viên cho thấy: có hai nhóm giảng viên với 2 phong cách giảng dạy khác nhau.
Nhóm GV1 ít tổ chức các hoạt động khác nhau ở lớp, ít có phản hồi cho sinh viên. Nhóm GV này cho rằng, họ chỉ sử dụng thƣờng xuyên một số các hoạt động (5 đến 7 hoạt động) đƣợc hỏi ở câu hỏi thứ nhất (câu hỏi thứ nhất khảo sát 13 hoạt động khác nhau). Có những hoạt động họ hoàn toàn không sử dụng hoặc sử dụng rất ít. Họ chú trọng đánh giá thƣờng xuyên một số các kỹ năng đƣợc hỏi đến (3 đến 8 kỹ năng) ở câu hỏi thứ 2 (câu hỏi thứ 2 khảo sát 11 kỹ năng khác nhau). Có nhiều kỹ năng họ ít chú trọng và ở mức ít. Họ đều sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh để giảng dạy nhƣng họ sử dụng tiếng Anh ở mức thƣờng xuyên so với tiếng Việt ở mức trung bình. Đối với các hình thức phản hồi cho sinh viên, họ cho rằng mình có đƣa ra phản hồi ở tất cả các khía cạnh đƣợc khảo sát nhƣng mức độ chỉ trong khoảng một vài lần, chƣa đạt đến mức hàng tuần.
Nhóm GV2 thƣờng xuyên tổ chức nhiều hoạt động phong phú tại lớp, thƣờng xuyên cho phản hồi đối với bài tập, sản phẩm, sự thể hiện của sinh viên. Nhóm giáo viên này cho rằng, trong các câu hỏi đƣợc khảo sát, họ luôn thực hiện các hoạt động nhiều hơn với mức độ thƣờng xuyên hơn. Ở câu hỏi một, họ cho rằng mình thực hiện tất cả các hoạt động đƣợc khảo sát ở mức thƣờng xuyên và rất thƣờng xuyên (9 đến 11 hoạt động), chỉ có một hoặc 2 hoạt động đƣợc khảo sát ở mức trung bình. Trong 11 kỹ năng đƣợc khảo sát ở câu hỏi thứ 2, họ cho rằng mình đánh giá sinh viên ở hầu hết các kỹ năng và đều ở mức thƣờng xuyên hoặt rất thƣờng xuyên (từ 9 đến 11 kỹ năng). Họ đều nhấn mạnh mình đánh giá hầu hết các kỹ năng đƣợc khảo sát, chỉ có 1 hoặc 2 kỹ năng họ ít chú trọng hơn nhƣng cũng ở mức trung bình. Tất cả các giáo viên trong nhóm này đều cho rằng mình sử dụng tiếng Anh để dạy cho sinh viên ở mức rất thƣờng xuyên so với tiếng Việt chỉ ở mức từ trung bình cho đến hoàn toàn không sử dụng. Đối với các hình thức phản hồi đƣợc khảo
sát, họ cho rằng mình phản hồi ở mức hàng tuần hoặc hơn ở nhiều hình thức hơn.
Kết quả phân tích 2 cuộc phỏng vấn nhóm sinh viên cho thấy: có hai nhóm giảng viên với 2 phong cách giảng dạy khác nhau. Giảng viên và sinh viên có sự tƣơng đồng trong việc mô tả phƣơng pháp giảng dạy mà giáo viên đã sử dụng ở lớp học tiếng Anh HK2, năm học 2009-2010, đối với sinh viên thuộc khối ngành kinh tế.
Nhóm SV 1 (do nhóm GV 1 giảng dạy) cho rằng giáo viên của họ ít tổ chức các hoạt động khác nhau ở lớp, ít có phản hồi cho sinh viên. Một vài nhận xét nổi bật của sinh viên nhƣ sau:
“Giáo viên cũng có thực hiện nhiều hoạt động nhƣng nổi trội là cho bài tập cá nhân về nhà làm là nhiều, kế đến là thƣờng xuyên gọi sinh viên phát biểu tại lớp. Các hoạt động khác thí ít thôi.”
“Giáo viên chú trọng cho sinh viên viết, làm bài tập ngữ pháp là nhiều, không chú trọng kỹ năng internet và tham khảo thêm tài liệu, yêu cầu sử dụng sách giáo khoa là chính.”
“Giáo viên ít có phản hồi, chỉ phản hồi hoặc đƣa ra nhận xét đối với bài làm của sinh viên khi có phát lại bài tập cá nhân, trong HK có 2 bài tập cá nhân, nên chỉ có phản hồi 2 lần, các hoạt động khác không có phản hồi.”
Nhóm SV 2 (do nhóm GV 2 giảng dạy) cho rằng giáo viên của họ thƣờng xuyên tổ chức nhiều hoạt động phong phú tại lớp, thƣờng xuyên cho phản hồi đối với bài tập, sự thể hiện của sinh viên. Sinh viên nhóm này cho rằng hoạt động giáo viên sử dụng thƣờng xuyên ở lớp học là bài tập nhóm, game, bài kiểm tra tại lớp, bài tập về nhà, yêu cầu sinh viên phát biểu và thảo luận tại lớp, sử dụng nhiều tranh ảnh, bài hát tiếng Anh. Một vài nhận xét nổi bật của sinh viên nhƣ sau:
“Tất cả các kỹ năng đều có, chỉ có viết nhật ký là không có. Mức độ thƣờng xuyên cũng khá nhiều. Hoạt động phong phú, và lớp học rất sôi động. Giáo viên có cho bài tập tình huống”
“Giáo viên thƣờng xuyên đánh giá các kỹ năng nghe, phát âm, kỹ năng viết, ngữ pháp. Giáo viên có quan tâm phát triển các kỹ năng khác nhƣ sử dụng internet và tham khảo thêm tài liệu, xử lý tình huống.”
“Giáo viên phản hồi rất tốt, thƣờng xuyên, ngay cả ở bài kiểm tra, bài tập nhóm, thuyết trình, và cho từng cá nhân, cô có thể phản hồi hết cho từng cá nhân trong lớp mặc dù thời gian rất hạn chế.”
2.2 Về đông lực học tập của sinh viên:
Sinh viên cho rằng động lực học tiếng Anh là một cái gì đó thôi thúc sinh viên tự nguyện và vui thích hoàn thành các hoạt động học tập. Sinh viên ở hai nhóm có nhìn nhận giống nhau rằng động lực học tiếng Anh trong HK 2-2009-2010 không ổn định, lúc có động lực học tập cao, lúc không có động lực học tập.
Một số nhận xét nổi bật của sinh viên nhƣ sau:
“Cái gì đó thúc đẩy mình suy nghĩ, cố gắng thực hiện hoạt động học tập. Nó định hƣớng mục tiêu, định hƣớng cho hoạt động học tập.”
“Động lực học tập là điều vui, hứng thú, giúp sinh viên học tập tốt hơn một cách tự nguyện, là điều giúp SV có quyết tâm hơn trong học tập.”
“Động lực là một lực đẩy vô hình do nhiều yếu tố khác nhau hình thành làm mình thay đổi theo hƣớng tích cực.”
Sinh viên có động lực học tập tiếng Anh thƣờng thể hiện ở các hoạt động ở lớp học và ngoài lớp học hƣớng tới thực hiện tốt và tập trung thời gian, suy nghĩ vào học tiếng Anh.
Một số nhận xét nổi bật của sinh viên nhƣ sau:
“Thích học hơn tiếng Anh hơn, vui hơn, hứng thú hơn, tự tin trong lúc học.”
“Muốn tranh luận với giáo viên và bạn bè khi có câu hỏi.” “Tranh luận và nói tiếng Anh với ngƣời giáo viên, bạn bè”
“Thƣờng xuyên phát biểu, tập trung cao, thích nói nhiều hơn, tập trung hơn, bức phá hơn trong lớp học.”
“Lớp học sôi nổi, thời gian trôi qua mau, thích thú hơn.”
“Rảnh lấy bài vở ra xem, làm bài ở nhà, xem lại từ vựng cả những bài trƣớc đó rất lâu, làm bài tập, chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp.”
“Lắng nghe giáo viên”
“Tiếp thu bài tốt, hiểu bài nhanh”
“Đầu tƣ thời gian làm bài, học bài, học từ vựng, học đƣợc nhiều thứ.” “Nghe nhạc, xem phim, truyền hình tiếng Anh, tham gia câu lạc bộ tiếng Anh.
Nhƣ vậy đông lực học tiếng Anh là một nhân tố quan trọng giúp SV có nguồn năng lƣợng và niềm vui để thực hiện tốt việc học. Dựa trên những biểu hiện của SV ở lớp học và ngoài lớp học, có thể đƣa ra nhận xét SV có động lực học tập tiếng Anh nhƣ thế nào.
2.3 Mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và động lực học tập:
Đa số sinh viên cho rằng giảng viên có ảnh hƣởng ở nhiều mức độ khác nhau đến động lực học tiếng Anh. Một số ít sinh viên cũng cho rằng giảng viên hoàn toàn không ảnh hƣởng đến động lực học tập của mình. Bênh
cạnh đó các yếu tố khác có ảnh hƣởng đến động lực học tập nhƣ gia đình, nghành nghề đã chọn, thị trƣờng lao động, bạn bè... Nhóm SV2 đều có nhận định giảng viên có ảnh hƣởng lớn đến động lực học tiếng Anh. Nhóm SV1 có nhiều ý kiến khác nhau: một số cho rằng có nhiều, có ít, không ảnh hƣởng.
Một vài nhận xét nổi bật của sinh viên nhƣ sau:
“Giảng viên có thể làm tăng động lực học tiếng Anh của sinh viên nếu họ thân thiện, ăn mặt lịch sự, phƣơng pháp giảng dạy tốt, nhiều hoạt động vui, có ích, tăng tinh thần SV vào cuối học kỳ, gần thi.”
“Giáo viên có một phần ảnh hƣởng, khoảng 50 phần trăm, vì có nhiều yếu tố khác quyết định động lực học tiếng Anh mà cho dù phƣơng pháp giảng dạy có thế nào đi nữa thì một số SV nào đó vẫn có động lực học môn này tốt vì do thị trƣờng lao động đòi hỏi, động lực từ gia đình, động lực từ bạn bè…”
Sự hài lòng của sinh viên về khoá học ở hai nhóm không giống nhau: nhóm SV2 rất hài lòng với giảng viên và lớp học trong khi nhóm SV1 có nhiều ý kiến khác nhau: có hài lòng, không hài lòng lắm và cả hoàn toàn không hài lòng.
Phụ lục 2: Bảng hỏi khảo sát giáo viên bộ môn tiếng Anh-khối ngành kinh tế về phƣơng pháp giảng dạy cho khảo sát sơ khởi
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Phần dành cho ngƣời nghiên cứu: Mã bảng hỏi: __________________ Ngày:________________________
TRUNG TÂM ĐẢM BÁO CHÂT LƢỢNG ĐÀO TẠO
VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC --- ---
BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO GIẢNG VIÊN
Xin chào Quý thầy/cô. Nhằm tìm hiểu “ảnh hƣởng của phƣơng pháp giảng dạy đến động lực học tiếng Anh của sinh viên (SV) năm nhất-khối