I. Phân tích kết quả khảo sát về hoạt động đào tạo
6. Vị trí làm việc
Vị trí mà HSSV có thể đảm nhận chủ yếu là các vị trí; nhân viên KCS (Đồ thị 3) và kế toán vườn cây, như vậy ngành học công nghệ hóa có thể nói chưa phù hợp với nhu cầu nhân lực Ngành cao su. Tuy nhiên trong thực tế ngành học này cũng thu hút học sinh khá đông. Mặc dù vậy Nhà trường nên xem xét để mở thêm ngành cao đẳng về chế biến sẽ phù hợp với nhu cầu thực tế hơn.
Đồ thị 3. Vị trí việc làm của HSSV
0 1 2 3 4 5 Lý luận chính trị Kiến thức pháp luật Ngoại ngữ Tin học Kiến thức về cao su, cây cao su
Phát triển sản phẩm Vận hành, bảo dưỡng thiết bị
Doanh nghiệp
Sinh viên
Cựu sinh viên
7. Về cấu trúc chƣơng trình.
Kết quả khảo sát HSSV đang làm việc tại Công ty Cao su Phú Riềng cho thấy chương trình đào tạo của nhà trường là các môn học đạt được độ sâu rộng về kiến thức, được thiết kế mềm dẻo tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV trong việc dễ dàng liên thông lên đại học hoặc chuyển sang theo học trong các chuyên ngành khác. Đa số các môn học đều có tính thiết thực trong thực tiễn, đặc biệt là các môn chuyên ngành. Tuy nhiên các môn học tự chọn được HSSV đánh giá là còn ít và chưa phù hợp, đây có lẽ là một nội dung phản ánh đúng thực tế không chỉ về Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su mà là thực tế giáo dục đào tạo tín chỉ ở Việt Nam. Nếu như ở các nước phát triển môn học tự chọn sẽ quyết định chuyên ngành đào tạo thì ở chúng ta các môn tự chọn thường là môn học không quan trọng. Một mặt chúng ta bị gò bó trong chương trình khung, thứ 2 nữa là điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ chúng ta chưa cho phép có nhiều lựa chọn.
Biểu đồ 6: So sánh mức độ cần thiết của một số môn học, hứng thú của HSSV và kiến thức mà cựu HSSV học đƣợc
Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra
Người viết đề tài cũng đã thực hiện khảo sát ý kiến của các nhà quản lý lao động, trực tiếp và gián tiếp tuy nhiên chỉ tập trung vào một số môn học tiêu biểu gồm cả các môn chung, một số môn đặc thù và một số môn chuyên ngành trong đó
các môn chuyên ngành được đánh giá mức độ cần thiết cao, các môn học như ngoại ngữ không được đánh giá cần thiết. Vì theo các nhà quản lý công ty HSSV chỉ làm ở các vị trí chủ yếu là KCS, chăm sóc vườn cây, hướng dẫn kỹ thuật không sử dụng đến anh văn. Trên thực tế môn học anh văn cũng cần có quá trình sử dụng liên tục. Đối với một số vị trí mà thời gian làm việc suốt ngày chỉ trong lô, tiếp xúc với công nhân là chủ yếu thiết nghĩ chúng ta cũng cần xem xét lại tính cần thiết của môn học. Tuy nhiên các môn chung khác như tin học, lý luận chính trị, phát trển sản phẩm…..lại được đánh giá mức độ cần thiết cao cho thấy những môn học này không đem lại kỹ năng thực hành cho HSSV nhưng có ảnh hưởng đến thái độ làm việc của HSSV.
Các ý kiến được hỏi về kiến thức cần trang bị thêm cho HSSV chủ yếu tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng thực hành, và tập trung các môn học về chuyên ngành cao su đặc biệt là chuyên ngành kế toán với trên 70% ý kiến được hỏi trả lời là cần có thêm kiến thức về cao su cho HSSV ké toán.
Kiến thức chuyên môn; cần trang bị thêm về các môn học thuộc lĩnh vực cao su, các môn học nhằm nâng cao kiến thức về hoạt động đặc thù của cao su như trồng, chăm sóc, khai thác, các loại kế toán trong vườn cây trong nông trường, doanh nghiệp. đây thực sự là một bài toán khó vì khi thiết kế chương trình phải thực hiện theo chương trình khung của Bộ giáo dục & Đào tạo như vậy rõ ràng là nếu khi xây dựng chương trình có hơi thở của doanh nghiệp sẽ đưa chương trình gần hơn với thị trường lao động, sát với điều kiện thực tế nhưng lại kéo chương trình ra xa chương trình khung vậy cái nào là cần thiết và cái nào sẽ quyết định đến sự tồn tại bền vững của trường đây thực sự là một bài toán khó đối với tất cả các trường.
Về kỹ năng thực hành; tăng cường các môn học về chăm sóc, chế biến cao su. Mặc dù HSSV được đánh giá có kiến thức nhưng năng lực thực hành lại thiếu hụt vì vậy cần tăng cường những môn học về thực hành, thí nghiệm với vườn cây để tăng khả năng thực tế của HSSV. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường giảng dạy các kỹ năng mềm cho HSSV như giao tiếp, marketinh…
100% các ý kiến được hỏi trả lời là chưa bao giờ trao đổi những vấn đề như trên với Trường cho thấy rằng hoạt động quan hệ doanh nghiệp của Nhà trường để khảo sát, để thu nhận ý kiến và kêu gọi doanh nghiệp đóng góp trong quá trình xây dựng chương trình là chưa tốt.
8. Đối với việc xây dựng chƣơng trình
Để có một chương trình tốt đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp, thì ý kiến doanh nghiệp là một thông tin rất quan trọng và cần thiết để nhà trường xem xét đều chỉnh và bổ sung chương trình. 100 % các ý kiến được hỏi sẵn sàng tham gia trong việc biên soạn, xây dựng chương trình và sẵn sàng tham gia hướng dẫn HSSV thực tập, tham gia giảng dạy. thực tế thì hoạt động này đã được thực hiện tuy nhiên hiệu quả chưa cao và không thường xuyên, liên tục chưa được duy trì đều đặn. Bảng (15) cho chúng ta thấy ý kiến của doanh nghiệp trong việc sẵn sàng hợp tác để xây dựng chương trình và các nội dung mà doanh nghiệp có thể phối hợp với Nhà trường trong quá trình đào tạo, trong đó khả thi nhất là các nội dung tiếp nhận học sinh, HSSV thực tập cũng như hướng dẫn thực tập.
Bảng 15: Tham gia xây dựng chƣơng trình
TT NỘI DUNG TỶ LỆ
1 Biên soạn chương trình đào tạo, giáo trình các môn học 16.67
2 Viết bài giảng 0.00
3 Tiếp nhận học sinh-HSSV tham quan, thực tập tại đơn vị 41.67
4 Hướng dẫn HSSV thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp 41.67
5 Giảng dạy một số chuyên đề chuyên môn của ngành Cao su 8.33
6 Hướng dẫn kỹ thuật, công nghệ mới về cao su cho giáo viên và SV 16.67
7 Liên kết thử nghiệm ứng dụng công nghệ mới 8.33
9. Về hoạt động của HSSV
Phần lớn thu nhập của cựu HSSV đạt trên 6 triệu đồng/ tháng đây là một mức thu nhập tốt đối với địa bàn tỉnh bình Phước nói riêng và cả nước nói chung kết quả này cho thấy năng lực của ngành cao su và hoạt động khai thác, chế biến
cao su có hiệu quả, có khả năng phát triển và thị trường lao động của Ngành cao su có nhiều tiềm năng. Đa số HSSV được hỏi trả lời là đã xin được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, trong số này có nhiều HSSV đã từng đi thực tập tại cơ sở và tự liên hệ công việc. Mặc dù thực tế có nhiều HSSV khi về nhận bằng vẫn chưa xin được việc làm nhưng những HSSV đã xin được việc làm thì lại có việc rất sớm điều này phản ánh đúng đặc điểm của việc khai thác cao su, HSSV tốt nghiệp vào tháng 7, tháng 8 là đúng vào thời điểm cao su đã vào cạo, nhu cầu cần nhân lực rất cao kể cả trong các công ty cao su và cao su tiểu điền. Một đặc điểm nữa của nhân lực phục vụ ngành cao su là đối với công nhân thời gian đào tạo chỉ khoảng 1-3 tháng là có thể đứng lô hoặc phụ cho một công nhân khác, yêu cầu về trình độ không cao cho nên những HSSV được tuyển dụng có trình độ cao đẳng có nhiều cơ hội cân nhắc làm cán bộ quản lý cũng như được bồi dưỡng đào tạo lên cao.
II. Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng của cựu HSSV 1. Mức độ đáp ứng của cựu HSSV 1. Mức độ đáp ứng của cựu HSSV
Để đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức chuyên môn của HSSV Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su đối với yêu cầu của thị trường lao động, người đánh giá sử dụng 19 tiêu chí (sau khi đã đánh giá độ tin cậy) để người quản lý lao động đánh giá và để cựu HSSV Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su tự đánh giá.
Trong 19 tiêu chí đó, người thiết kế phiếu khảo sát chia làm ba phần chính dựa trên mục tiêu và các kỳ vọng mà chương trình đào tạo HSSV Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su đề ra đó là phần kiến thức kỹ năng và thái độ.
1.1 Mức độ đáp ứng về kiến thức chuyên môn của HSSV
Khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm của HSSV được đánh giá cao với mức hài lòng đa số các cựu HSSV được hỏi đều cho thấy rằng những hoạt động ngoại khóa và thực tế trong chương trình học đã mang lại hiệu quả, học sinh cũng có khẳ năng thu nhận và xử lý thông tin tốt. Tuy nhiên những kỹ năng mềm như giao tiếp thì được đánh giá thấp đặc biệt là cựu HSSV nhóm ngành kỹ thuật cao su. Chỉ có cựu HSSV ngành kinh tế có những kinh nghiệm và khả năng trong giao tiếp, điều này cũng phù hợp với thực tế là trong các khóa ngắn hạn đào tạo về kỹ
0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%
SV KINH TẾ SV NÔNG HỌC SV HÓA SV ĐIỆN
1. Khả năng làm việc độc lập 2. Khả năng làm việc theo nhóm 3. Khả năng thu nhận thông tin
4. Khả năng giao tiếp
74%
88% 64%
70%
SV KINH TẾ SV NÔNG HỌC SV HÓA SV ĐIỆN
năng giao tiếp của tổ chức đoàn chỉ có phần lớn HSSV kinh tế tham dự mặc dù các HSSV kinh tế đã được học một học phần hơn 30 tiết về kỹ năng giao tiếp. đây là một kỹ năng mềm ảnh hướng rất nhiều đến hiệu quả công việc và kết quả lao động của HSSV trong thực tế.
Đồ thị 4. So sánh năng lực của HSSV
Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra
Khả năng về thích ứng với công việc thì lại ngược lại giữa 2 nhóm ngành kỹ thuật cao su và ngành kinh tế. ở tiêu chí này HSSV nhóm ngành kỹ thuật cao su lại được đánh giá cao hơn điều này có thể được lý giải ở đặc thù công việc của nhóm ngành kỹ thuật cao su là các kỹ năng thực hành gần gũi và sát thực với các hoạt động khai thác chế biến cao su, còn hoat động kế toán là một dang hoạt động khó tiếp cận trong thực tế.
Biểu đồ 7. Khả năng thích ứng của HSSV
Nhìn vào bảng phía dưới có thể thấy HSSV tự đánh giá và cả doanh nghiệp cũng đều đánh giá về mặt kiến thức HSSV có thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Bảng 16 : Mức độ đáp ứng của HSSV về kiến thức
TT Mức độ đáp ứng
Tần số và tỷ lệ %
Doanh nghiệp Cựu HSSV
1 Đáp ứng rất kém 2 4,2 0 0
2 Đáp ứng kém 12 25,5 6 12,7
3 Đáp ứng được 30 63,8 32 68,0
4 Đáp ứng tốt 3 6,3 7 14,8
5 Đáp ứng rất tốt 0 0 3 6,3
Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra
1.2 Mức độ đáp ứng về kỹ năng của HSSV
Đồ thị 5 miêu tả mức độ đáp ứng của HSSV về mặt kỹ năng, chúng ta thấy HSSV tự đánh giá kỹ năng của mình cao hơn so với doanh nghiệp 50% HSSV chọn ở mức đáp ứng được, còn doanh nghiệp thì đánh giá SV thấp hơn.
Đồ thị 5 : Đáp ứng về kỹ năng của HSSV
Qua bảng trên (Bảng 16) chúng ta thấy kiến thức chuyên môn của HSSV được đánh giá cao, đa số khi khảo sát hay phỏng vấn đều hài lòng ở mức cao về kiến thức chuyên môn của HSSV ở mức đáp ứng được là trên 60 %. Các ý kiến đánh giá HSSV có kiến thức chuyên môn tốt, đều này cho thấy các môn học về kiến thức là phù hợp có khả năng trang bị được những kiến thức chuyên môn cho HSSV và đáp ứng chuẩn đầu ra, tuy nhiên khi được hỏi về năng lực thực hành nghề nghiệp và xử lý về chuyên môn kết quả lại không cao chỉ ở mức 56% đến 65 % như vậy có thể cấu trúc chương trình chưa ổn với việc các môn học để tăng cường khả năng thực hành cho sinh ít hoặc thời gian thực hành thực tập chưa phù hợp và cũng có thể do hoạt động thực tập chưa hiệu quả. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả khảo sát giảng viên và HSSV đang theo học khi đánh giá các môn học và cấu trúc chương trình chưa phù hợp, được thể hiện tại biểu đồ 6; trang 62. Cấu trúc chương trình ngoài năng lực thực hành chuyên môn các năng lực khác của HSSV như xử lý công việc hay tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn đều được đánh giá cao.
Biểu đồ 8. So sánh kiến thức học đƣợc của HSSV
Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra
Bảng 17 cho ta thấy rõ hơn về mức độ hài lòng của doanh nghiệp về kỹ năng của HSSV và tự đánh giá của HSSV về khả năng của họ, mặc dù trên 50% lựa chọn đáp ứng được nhưng thực tế vẫn có đến 23% tự đánh giá còn kém về kỹ năng. Kết quả này phù hợp với đánh giá của HSSV đang học về sự thiếu hụt của các nội dung chuyên ngành thực hành hay đào tạo về kỹ năng
73%
65% 56%
60%
6. Kiến thức chuyên môn nghề nghiệp 7. Thực hành về chuyên môn nghề nghiệp 8. Xử lý các tình huống khó khăn về chuyên môn 9. Năng lực quản lý
Thái độ làm việc, 73% Thái độ làm việc, 77% Thái độ làm việc, 73% Thái độ làm việc, 73% Lao động tiên tiến, 80% Lao động tiên tiến, 80% Lao động tiên tiến, 81% Lao động tiên tiến, 81% SV KINH TẾ SV NÔNG HỌC SV HÓA SV ĐIỆN Bảng 17: Mức độ đáp ứng của HSSV về kỹ năng TT Mức độ đáp ứng Tần số và tỷ lệ % Doanh nghiệp Cựu HSSV 1 Đáp ứng rất kém 2 4,2 1 2,1 2 Đáp ứng kém 22 46,8 11 23,4 3 Đáp ứng được 20 42,5 24 51,0 4 Đáp ứng tốt 3 6,3 9 19,1 5 Đáp ứng rất tốt 0 0 2 4,2
Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra
1.2 Về thái độ làm việc
Đây là tiêu chí được đánh giá cao nhất ở HSSV với mức hài lòng trên 73% cho thấy rằng HSSV trường có ý thức trách nhiệm, có tinh thần làm việc tốt và có ý thức tổ chức kỷ luật. Đây là kết quả của các hoạt động quản lý, rèn luyện đạo đức trong nhà trường, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đoàn đội đã phát huy tác dụng và nâng cao ý thức trách nhiệm trong học sinh HSSV. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả thống kê về xếp loại thi đua cuối năm của HSSV với trên 80% đạt lao động tiên tiến Biểu đồ 9.
Biểu đồ 9. So sánh thái độ làm việc với kết quả thực tế
Mức độ đáp ứng về thái độ làm việc của HSSV được thể hiện rõ qua bảng 20 cho ta thấy mức độ đáp ứng tốt so với các nội dung kiến thức và kỹ năng.
Bảng 18: Mức độ đáp ứng của HSSV về thái độ TT TT Mức độ đáp ứng Tần số và tỷ lệ %
Doanh nghiệp Cựu HSSV
1 Đáp ứng rất kém 0 0 0
2 Đáp ứng kém 1 2,1 0
3 Đáp ứng được 25 53,1 32 68,0
4 Đáp ứng tốt 15 31,9 13 27,6
5 Đáp ứng rất tốt 6 12,7 6 12,7
Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra
Tóm lại, mức độ đáp ứng về mặt kiến thức làm việc của HSSV Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su đối với yêu cầu của công việc dừng lại ở mức độ đáp ứng