Mức độ đáp ứng của HSSV về kiến thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su (nghiên cứu trường hợp tại Công ty Cao su Phú Riềng) (Trang 76)

TT Mức độ đáp ứng

Tần số và tỷ lệ %

Doanh nghiệp Cựu HSSV

1 Đáp ứng rất kém 2 4,2 0 0

2 Đáp ứng kém 12 25,5 6 12,7

3 Đáp ứng được 30 63,8 32 68,0

4 Đáp ứng tốt 3 6,3 7 14,8

5 Đáp ứng rất tốt 0 0 3 6,3

Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra

1.2 Mức độ đáp ứng về kỹ năng của HSSV

Đồ thị 5 miêu tả mức độ đáp ứng của HSSV về mặt kỹ năng, chúng ta thấy HSSV tự đánh giá kỹ năng của mình cao hơn so với doanh nghiệp 50% HSSV chọn ở mức đáp ứng được, còn doanh nghiệp thì đánh giá SV thấp hơn.

Đồ thị 5 : Đáp ứng về kỹ năng của HSSV

Qua bảng trên (Bảng 16) chúng ta thấy kiến thức chuyên môn của HSSV được đánh giá cao, đa số khi khảo sát hay phỏng vấn đều hài lòng ở mức cao về kiến thức chuyên môn của HSSV ở mức đáp ứng được là trên 60 %. Các ý kiến đánh giá HSSV có kiến thức chuyên môn tốt, đều này cho thấy các môn học về kiến thức là phù hợp có khả năng trang bị được những kiến thức chuyên môn cho HSSV và đáp ứng chuẩn đầu ra, tuy nhiên khi được hỏi về năng lực thực hành nghề nghiệp và xử lý về chuyên môn kết quả lại không cao chỉ ở mức 56% đến 65 % như vậy có thể cấu trúc chương trình chưa ổn với việc các môn học để tăng cường khả năng thực hành cho sinh ít hoặc thời gian thực hành thực tập chưa phù hợp và cũng có thể do hoạt động thực tập chưa hiệu quả. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả khảo sát giảng viên và HSSV đang theo học khi đánh giá các môn học và cấu trúc chương trình chưa phù hợp, được thể hiện tại biểu đồ 6; trang 62. Cấu trúc chương trình ngoài năng lực thực hành chuyên môn các năng lực khác của HSSV như xử lý công việc hay tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn đều được đánh giá cao.

Biểu đồ 8. So sánh kiến thức học đƣợc của HSSV

Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra

Bảng 17 cho ta thấy rõ hơn về mức độ hài lòng của doanh nghiệp về kỹ năng của HSSV và tự đánh giá của HSSV về khả năng của họ, mặc dù trên 50% lựa chọn đáp ứng được nhưng thực tế vẫn có đến 23% tự đánh giá còn kém về kỹ năng. Kết quả này phù hợp với đánh giá của HSSV đang học về sự thiếu hụt của các nội dung chuyên ngành thực hành hay đào tạo về kỹ năng

73%

65% 56%

60%

6. Kiến thức chuyên môn nghề nghiệp 7. Thực hành về chuyên môn nghề nghiệp 8. Xử lý các tình huống khó khăn về chuyên môn 9. Năng lực quản lý

Thái độ làm việc, 73% Thái độ làm việc, 77% Thái độ làm việc, 73% Thái độ làm việc, 73% Lao động tiên tiến, 80% Lao động tiên tiến, 80% Lao động tiên tiến, 81% Lao động tiên tiến, 81% SV KINH TẾ SV NÔNG HỌC SV HÓA SV ĐIỆN Bảng 17: Mức độ đáp ứng của HSSV về kỹ năng TT Mức độ đáp ứng Tần số và tỷ lệ % Doanh nghiệp Cựu HSSV 1 Đáp ứng rất kém 2 4,2 1 2,1 2 Đáp ứng kém 22 46,8 11 23,4 3 Đáp ứng được 20 42,5 24 51,0 4 Đáp ứng tốt 3 6,3 9 19,1 5 Đáp ứng rất tốt 0 0 2 4,2

Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra

1.2 Về thái độ làm việc

Đây là tiêu chí được đánh giá cao nhất ở HSSV với mức hài lòng trên 73% cho thấy rằng HSSV trường có ý thức trách nhiệm, có tinh thần làm việc tốt và có ý thức tổ chức kỷ luật. Đây là kết quả của các hoạt động quản lý, rèn luyện đạo đức trong nhà trường, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đoàn đội đã phát huy tác dụng và nâng cao ý thức trách nhiệm trong học sinh HSSV. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả thống kê về xếp loại thi đua cuối năm của HSSV với trên 80% đạt lao động tiên tiến Biểu đồ 9.

Biểu đồ 9. So sánh thái độ làm việc với kết quả thực tế

Mức độ đáp ứng về thái độ làm việc của HSSV được thể hiện rõ qua bảng 20 cho ta thấy mức độ đáp ứng tốt so với các nội dung kiến thức và kỹ năng.

Bảng 18: Mức độ đáp ứng của HSSV về thái độ TT TT Mức độ đáp ứng Tần số và tỷ lệ %

Doanh nghiệp Cựu HSSV

1 Đáp ứng rất kém 0 0 0

2 Đáp ứng kém 1 2,1 0

3 Đáp ứng được 25 53,1 32 68,0

4 Đáp ứng tốt 15 31,9 13 27,6

5 Đáp ứng rất tốt 6 12,7 6 12,7

Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra

Tóm lại, mức độ đáp ứng về mặt kiến thức làm việc của HSSV Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su đối với yêu cầu của công việc dừng lại ở mức độ đáp ứng được các yêu cầu của cơ sở nhưng chưa tốt. Đặc biệt là về kỹ năng HSSV chưa làm hài lòng nhà doanh nghiệp, chỉ đáp ứng được ở mức dưới trung bình. Ý kiến tự đánh giá của HSSV Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su về mức độ đáp ứng về mặt kiến thức của mình cao hơn so với sự đánh giá của các cán bộ quản lý cho ta thấy được đánh giá của HSSV còn chủ quan. Chỉ có thái độ làm việc của HSSV cơ bản là đáp ứng tốt các yêu cầu mà doanh nghiệp đặt ra. Từ những kết quả khảo sát và phân tích trên cho thấy rằng nguyên nhân chủ yếu là do cấu trúc của chương trình chưa tốt. Các môn học được bố trí và lựa chọn chưa phù hợp, đây là một bài toàn khó đối với các trường khi xây dựng chương trình. Việc xây dựng chương trình sát với thực tế, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp không những tạo được đội ngũ nhân lực cho xã hội, góp phần giải quyết được tình trạng thất nghiệp, tránh lãnh phí lao động sau đào tạo mà còn tạo dựng được thương hiệu bền vững cho cơ sở đào tạo.

Điều này cũng có nghĩa, để tăng cường mức độ đáp ứng đối với yêu cầu của thị trường lao động, Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su cần phải chú trọng tới việc tăng cường huấn luyện về mặt kỹ năng cho HSSV giúp cho HSSV có mức độ đáp

ững cao hơn về mặt kỹ năng tại cơ sở làm việc của họ. Hay nói cách khác, thành thạo về kỹ năng giúp cho quá trình làm việc của HSSV Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su được dễ dàng và thuận lợi hơn.

III. Đánh giá chung

Nhìn chung, kết quả khảo sát đã cho thấy mức độ đáp ứng với công việc của HSSV tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su ở mức độ trung bình. Có sự khác nhau giữa ý kiến đánh giá của người sử dụng lao động và người lao động về từng khả năng của người lao động nhưng nếu tập trung vào nhóm khả năng đáp ứng tốt nhất và kém nhất thì sự đánh giá lại không khác biệt nhiều. Một điều cần đề cập đến nữa là, mặc dù chỉ đáp ứng với công việc ở mức độ trung bình nhưng những HSSV tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su vẫn khiến người sử dụng lao động tại Công ty cao su Phú Riềng hài lòng. Kết quả khảo sát cho thấy 64% đại diện doanh nghiệp hài lòng và 32% doanh nghiệp không hài lòng với HSSV tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su hiện đang làm việc tại Công ty. Lý do chính mà Công ty cao su Phú Riềng hài lòng với HSSV tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su là bởi họ có nền tảng kiến thức cơ bản tốt và sự nhiệt tình ham học hỏi trong công việc. Kỹ năng nghề nghiệp tốt trong công việc cũng là một lợi thế khiến những người sử dụng lao động hài lòng. Trong khi đó, lý do chính khiến 1/3 người được khảo sát không hài lòng với HSSV tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su là bởi họ thiếu các kỹ năng thực tế và năng lực thực hiện kém. Công ty phải tập huấn, bồi dưỡng những năng lực này trước khi có thể khai thác sức lao động của HSSV tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận

Trong đề tài này, người viết đã khái quát được thực trạng đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su tìm hiểu được những ưu điểm, những mặt còn hạn chế trong hoạt động đào tạo tại Trường từ những người đang trực tiếp giảng dạy, học tập tại Trường, so sánh so sánh với đánh giá của những cựu HSSV và người sử dụng lao động về khối lượng kiến thức, về chương trình đào tạo. Đề tài cũng đã tìm hiểu về những quan điểm về phát triển và sử dụng lực lượng lao động trong các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cao su Phú Riềng nói riêng.

Thông qua ý kiến của doanh nghiệp và của chính những người lao động là cựu HSSV đề tài đã đánh giá được khả năng làm việc, mức độ đáp ứng công việc của HSSV, những mặt còn hạn chế về cấu trúc, về cơ sở vật chất, về phương pháp giảng dạy giúp cho người nghiên cứu có được cái nhìn khách quan về hoạt động đào tạo của nhà trường trước nhu cầu thực tế của Công ty cao su Phú Riềng nói riêng và các Doanh nghiệp nói chung.

Từ những kết quả có được sau quá trình nghiên cứu người viết đề tài có những đề xuất, kiến nghị đến các đơn vị có liên quan. Vì thời gian và kiến thức còn hạn thế, những giải pháp đề xuất dưới đây là ý kiến chủ quan của người viết không tránh khỏi những khiếm khuyết trong các giải pháp. Người viết rất mong muốn Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt nam, Trường Cao đẳng Công nghiệp cao su, lãnh đạo Công ty Cao su Phú Riềng sẽ xem xét và tuỳ điều kiện thuận tiện có kế hoạch thực hiện trong thời gian tới nhằm góp phần vào việc phối hợp phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn và Công ty ổn định và chất lượng.

II. Các khuyến nghị

1. Với Tập đoàn Cao Su và Công ty

Hiện nay trong chiến lược phát triển và mở rộng trồng khai thác chế biến ở các quốc gia khác chúng ta cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực cả về quản lý và chuyên môn kỹ thuật, vì vậy Tập đoàn cần xây dựng, chỉ đạo các công ty trong hệ

thống Tập đoàn đặc biệt quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng công nhân, cán bộ quản lý, tuyển dụng nhân lực, phối hợp với trường trong đào tạo các ngành phù hợp, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao. Cần có sự hợp tác giữa các viện, trường đào tạo trong và ngoài ngành cao su để tận dụng được thế mạnh của nhau, góp phần nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ chuyên trách đào tạo.

Tạo cho Trường một hành lang pháp lý để Nhà trường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về quản lý cán bộ, công nhân trong ngành nhằm thực hiện sứ mệnh của Nhà trường và góp phần phát triển Tập đoàn phù hợp với xu thế hiện đại.

2. Với nhà trƣờng

- Cần phải có chiến lược tìm hiểu những nhu cầu của các công ty trong việc tuyển dụng

- Xây dựng những chương trình đào tạo gắn chặt với đặc thù của các công ty cao su

- Thực hiện tốt thăm dò việc mức độ đáp ứng công việc của chương trình đào tạo đối với cựu HSSV

- Kết hợp với Viện cao su và các công ty cao su cho học sinh kiến tập trong quá trình học

- Xây dựng những chương trình đào tạo theo đơn đặt hàng của các công ty cao su

- Xây dựng mối quan hệ kết nghĩa với các công ty cao su từ đó những học sinh giỏi về chuyên môn sẽ được các công ty tuyển dụng

- Từng bước đổi mới chuyển thành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực cao su từ đó tạo một thương hiệu mạnh.

Nhà trường cần xây dựng một kho dữ liệu về doanh nghiệp, vị trí nội dung công việc và nhu cầu tuyển dụng để cung cấp cho HSSV. Giúp HSSV dễ dàng tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp trong Tập đoàn và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cao su. Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhà trường và doanh nghiệp là giải pháp hữu hiệu để người tốt nghiệp đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của công việc. Có rất nhiều hình thức và nội dung tăng

cường mối quan hệ này nhưng bên cạnh nhận thức của doanh nghiệp, Nhà trường cũng phải nhận ra được nhu cầu tất yếu tăng cường mối quan hệ với doanh nghiệp thì giải pháp mới có tính khả thi

HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

Nếu có thời gian và các điều kiện khách quan cho phép, NNC sẽ tiếp tực thực hiện nghiên cứu theo những hướng sau:

- Phân tích cơ cấu ngành nghề đối với từng thị trường lao động trong tập đoàn để xây dựng kế hoạch đào tạo thích hợp.

- Xây dựng chương trình đào tạo cho một số nghề cụ thể dựa trên kết quả nghiên cứu về nhu cầu thị trường lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Chính, Đánh giá giảng viên đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

2. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm Định chất lượng trong GD Đại học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

3. PGS.TS. Ngô Doãn Đãi, 2008. Kiểm định chương trình đào tạo ở Việt Nam, Đảm bảo chất lượng GD Đại học tại Việt Nam với yêu cầu hội nhập.

4. Trần Khánh Đức, Quản lý và Kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003

5. Lê Đức Ngọc, Tiếp tục đổi mới tư duy để cải tổ giáo dục đại học nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu suất đào tạo. Tham luận tại Hội thảo Hội nhập và thách thức, Bộ Giáo dục - Đào tạo, 3/2004

6. Phạm Thành Nghị, Khái niệm và tiến trình đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học. Báo cáo tại Hội thảo Đảm bảo chất lượng đào tạo ở Việt Nam, Đà Lạt, 2000 7. Phạm Thành Nghị, Quản lý chất lượng giáo dục đại học. Nxb KHXH, Hà nội, 2000

8. Bùi Mạnh Nhị, Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học. B2004-CTGD-05, Hà nội, 2004

9. Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc, Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Chương trình Khoa học cấp Nhà nước, KX07-08, Hà Nội, 1996. 10. Phạm Phụ, Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam. Nxb Trẻ, 2005 11. TS Trần Thị Bích Liễu (2007), Đánh giá chất lượng GD- nội dung- phương pháp- kỹ thuật, NXB Đại học sư phạm

12. TS. Phạm Công Khanh (2004), Đánh giá và Đo lường trong Khoa học xã hội, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

13. Lê Đức Ngọc, Giáo dục và Đào tạo Việt Nam: Sự tìm kiếm chất lượng trong quá khứ, hiện tại và cho tương lai. Hội thảo Quốc tế “Giáo dục - Đào tạo: Sự tìm kiếm chất lượng”, Tp. HCM, 4/2006

14. TS. Phạm Xuân Thanh, Kiểm định chất lượng giáo dục đại học, Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD Bộ GD-ĐT, 2005.

15. TS. Phạm Xuân Thanh, Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: sự vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam, Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD Bộ GD-ĐT, 2005. 16. TS, Phạm Xuân Thanh. Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: sự vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam.

17. Trần Trọng Thuỷ và Nguyễn Quang Uẩn Tâm lý học Đại cương, , Nxb Giáo dục, 1998

18. PGS.TS. Lâm Quang Thiệp Thực hiện đổi mới mục tiêu giáo dục Đại học cho nền kinh tế trí thức, , Đại học Quốc Gia Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới Giáo dục Đại học Việt Nam, Hội nhập và Thách thức, 2003.

19. Đỗ Thiết Thạch, Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng EFQM và sử dụng vào việc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su (nghiên cứu trường hợp tại Công ty Cao su Phú Riềng) (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)