TT Chuyên ngành của các khoa HSSV thực tế/ Giảng
viên chuyên ngành Ghi chú 1 Khoa Nông học 42 Tổng số giảng viên cả giảng viên các môn chung và kiêm giảng
2 Khoa Công nghệ hoá học 23.5
3 Khoa Kinh tế 39.5
4 Khoa Điện - Điện tử 19
5 Khoa Khoa học cơ bản 7.8
Tổng 27.1
Nguồn: Phòng tổ chức và tính toán của tác giả
4. Hoạt động giảng dạy của giảng viên
Quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến hành khảo sát giảng viên và HSSV đang làm việc và học tập tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su. Thực tế cho thấy đa số giảng viên đều đảm nhiệm giảng dạy từ 4 môn trở lên, đây là một xu thế tất yếu và phù hợp với hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Một yếu tố được Bộ giáo dục và Đào tạo xác định khi triển khai thực hiện quy chế 43 trước hết đó là đội ngũ cán bộ giảng dạy cần xây dựng thói quen “một thầy dạy nhiều môn”. Trung
bình toàn trường là 4.7 môn (gần 5 môn) giảng viên có số môn giảng dạy nhiều nhất là 9 môn. Tuy nhiên việc giảng dạy quá nhiều môn cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, bởi vì giảng viên phải nghiên cứu nhiều tài liệu và cập nhật kiến thức thường xuyên. Nếu phải bố trí một giảng viên kiêm dạy nhiều môn thì tốt nhất nên bố trí cố định một số môn để giảng viên tập trung nghiên cứu, đảm bảo được chất lượng giảng dạy. Thực tế với cách dạy của hình thức đào tạo theo niên chế giảng viên thường dạy chuyên sâu 1 môn nên khi chuyển sang dạy theo hình thức tín chỉ giảng viên cần phải có thời gian làm quen với việc nghiên cứu và cả tâm lý cho việc lựa chọn của HSSV.
Một yếu tố quan trọng nữa ảnh hưởng đến quá trình đào tạo chính là phương pháp giảng dạy. Ngoài hồ sơ, giáo trình tài liệu giảng viên còn phải có nghiệp vụ, có tâm huyết và có phương pháp giảng dạy hợp lý. Cũng như biết kết hợp nhiều phương pháp và áp dụng những hình thức giảng dạy kích thích được tính tích cực của học sinh. Trong yêu cầu thực hiện quy định 43 Bộ Giáo dục cũng nếu rõ “….cán bộ giảng viên ….phải thông thạo các phương pháp sư phạm tích cực nhằm giảm dần thời gian lên lớp, buộc HSSV phải tăng cường năng lực tự học” Để nâng cao chất lượng đào tạo, rất nhiều giảng viên đã sử dụng phương pháp dạy học tích cực, lấy HSSV làm trung tâm. Số liệu trong đồ thị cho thấy trong quá trình giảng dạy, giảng viên sử dụng đa dạng các phương pháp tùy theo từng nội dung học tập. Các phương pháp như vấn đáp, thảo luận nhóm được sử dụng thường xuyên trong các môn học lý thuyết thu hút sự chú ý của HSSV, phát huy tính chủ động trong học tập. Tuy nhiên qua kết quả đánh giá của HSSV cho thấy rằng giảng viên chủ yếu áp dụng 2 hình thức là vấn đáp, giảng giải và thuyết trình. 2 phương pháp này chiếm trên 80%, một số ít thầy cô áp dụng cả thảo luận và nghiên cứu của HSSV nhưng tỷ lệ không cao 16%. Như vậy mặc dù Nhà trường luôn động viên giảng viên nên lựa chọn đa phương pháp trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là những phương pháp tích cực phát huy được tính tự chủ của HSSV nâng cao khả năng tự nghiên cứu, nhưng trên thực tế hoạt động giảng dạy của giảng viên cũng chưa có biến đổi nhiều, chủ yếu là vẫn theo lối mòn cũ. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả khảo sát giảng
36.60 56.60 16.60 16.60 0.00 38.4 61.5 0 20 40 60 80
Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn
giảng viên sinh viên viên khi có đến 38% giảng viên trả lời rằng thỉnh thoảng mới sử dụng phương pháp dạy học tích cực. 60% còn lại khẳng định thường xuyên sử dụng. Để nâng cao chất lượng thay đổi theo hình thức đào tạo tín chỉ theo đúng nghĩa thì việc đổi mới phương thức dạy và học, tổ chức biên soạn các tài liệu giáo khoa là 2 đòi hỏi đồng bộ để tiến tới rút bớt số giờ lên lớp của HSSV trong mỗi tuần lễ đồng thời nâng cao khả năng tự nghiên cứu của họ cần được nhà trường xem xét nghiêm túc.
Đồ thị 1: Mức độ sử dụng phƣơng pháp mới
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu ý kiến của giảng viên về hình thức đào tạo hiệu quả nhất hiện nay trong đó chúng tôi đã xác định những hình thức đào tạo mang tính trải nghiệm như hoạt động cá nhân độc lập, thảo luận theo nhóm, tăng cường thời gian thực hành và thực tập tại các xưởng, các nông trường thực tế. kết quả là lựa chọn thực hành bằng cách đi vào thực tế vẫn được đánh giá cao với 54%. Các phương pháp này đã giúp HSSV được tiếp cận với thực tế công việc trong tương lai nhiều hơn, tạo điều kiện kích thích thái độ học tập và nâng cao chất lượng đào tạo.
5. Chƣơng trình đào tạo
Thời gian đào tạo của Trường theo đúng quy định trong Luật Giáo dục Đại học.