Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Đánh giá chung
Mối quan hệ giữa giữa các bên liên quan với công tác bảo tồn hệ sinh thái ở các KBT và VQG đã và đang được nghiên cứu dưới nhiều phương diện khác nhau. Qua một số nghiên cứu, đã xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn khá đầy đủ cũng như đã lượng hóa được hình thức và mức độ tác động của các bên liên quan tới TNR của các khu RĐD. Ở một số nghiên cứu khác lại tập trung vào phân tích mức độ phụ thuộc của người dân vào TNR, sinh kế của người dân vùng đệm, một số nghiên cứu đã đưa ra được các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn có thể tham khảo tốt... Tuy nhiên, cách tiếp cận của các nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp, phân tích các yếu tố ảnh hưởng chưa toàn diện, chưa thực hệ thống, tác động đến công tác bảo tồn.
Hơn nữa, vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH), ĐDSH đang là mối quan tâm lớn của mọi quốc gia, vì vậy diện tích rừng và chất lượng RĐD cần được phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Việt nam số lượng khu RĐD ngày càng tăng, trong khi đó mỗi khu RĐD lại có đặc trưng về quy mô, sinh thái, phân bố dân cư, tình hình kinh tế, xã hội, phong tục tập quán khác nhau. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu tiềm năng, năng lực cũng như thực trạng quản lý các khu rừng đặc dụng một cách hệ thống, khách quan làm cơ sở đề xuất các giải pháp thu hút sự tham gia của các bên liên quan trong bảo tồn ở mỗi KBT, VQG trên phạm vi cả nước là việc cần thiết.
Tổng quan nghiên cứu đã giúp cho đề tài nghiên cứu có cách nhìn hệ thống, biện trứng từ việc xác định chủ đề nghiên cứu, mục tiêu, nội dung nghiên cứu, phương pháp và dự kiên kết quả cần đạt…
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 . Đối tượng, giới hạn và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tổ chức quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng ở vùng đệm VQG Hoàng liên tại huyện Tân Uyên.
2.1.2. Phạm vị nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại 02: xã Phúc khoa, xã Trung Đồng thuộc vùng đệm VQG Hoàng liên tại huyện Tân Uyên.
Nghiên cứu thực trạng công tác QLBVR tại vùng đệm VQG Hoàng liên tại huyện Tân Uyên và những tác động liên quan đến công tác quản lý TNR tại các khu rừng đặc dụng hiện nay.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm tài nguyên rừng vùng đệm VQG Hoàng Liên tại huyện Tân Uyên.
- Hiện trạng công tác quản lý tại VQG Hoàng Liên
- Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLBVR trong vùng đệm VQG Hoàng Liên.
- Đề xuất một số giải pháp thu hút cộng đồng vào quản lý tài nguyên rừng vùng đệm VQG Hoàng Liên:
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên lý luận về tiếp cận hệ thống, quan điểm sinh thái – nhân văn, quan điểm bảo tồn – phát triển và tiếp cận có sự tham gia.
2.3.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống
Hệ thống được hiểu là một cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, nó bao gồm nhiều bộ phận chức năng liên kết với nhau một cách có tổ chức và trật tự, tồn tại và vận động theo những quy luật thống nhât. Một hệ thống luôn bao gồm những hệ thống thành phần (nhỏ hơn) hay còn gọi là hệ thống phụ. Mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong hệ thống và mỗi hệ thống lại nằm trong hệ thống lớn hơn.
Sự tác động của người dân địa phương đến TNR là hoạt động trong hệ thống kinh tế, bởi mức độ tác động của người dân địa phương gắn liền với các hoạt động kinh tế của con người như: sử dụng đất rừng canh tác, khai thác vàng, khai thác lâm sản, chăn thả gia súc…Sự tác động này cũng phụ thuộc vào sinh kế mức sống, nhu cầu thị trường, khả năng đầu tư, lợi nhuận trước mắt và hiệu quả kinh tế thường quyết định tới hình thức sử dụng TNR của người dân địa phương. Ngược lại, mức độ giàu có và đa dạng của TNR cũng tác động mạnh mẽ tới nguồn thu của người dân địa phương. Chính vì mối quan hệ chặt chẽ giữa những tác động của người dân địa phương đến TNR với các yếu tố kinh tế nên có thể làm giảm thiểu tác động bất lợi tới TNR bằng cách tác động vào những yếu tố kinh tế. Đây là lý do đề tài nghiên cứu các nguyên nhân kinh tế dẫn tới những tác động bất lợi của người dân địa phương và các thành phần khác đến TNR và nghiên cứu đề xuất giải pháp kinh tế để giảm thiểu sự tác động bất lợi này.
Sự tác động của người dân địa phương đến TNR là hoạt động xã hội vì các hoạt động này là của con người. Sự tác động này bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội như nhận thức của người dân về tầm quan trọng của TNR, ý thức về luật pháp, trách nhiệm của cộng đồng, những thói quen sử dụng TNR tại vùng đệm VQG Hoàng Liên tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Sự tác động của người dân đến TNR còn phụ thuộc vào những vấn đề về thể chế và chính sách như chính sách đối với người dân trong VQG, hệ thống quản lý TNR, việc
thưc thi luật bảo vệ phát triển rừng (BVPTR). Sự hỗ trợ Nhà nước trong việc tuyên truyền các chính sách, gắn kết người dân thành cộng đồng thống nhất trong việc thực thi quản lý bảo vệ TNR. Những tác động của người dân địa phương đến TNR liên quan chặt chẽ với các yếu tố xã hội.
TNR là một hệ thống tự nhiên, trong đó các thành phần có mối quan hệ tương tác chặt chẽ. TNR vồn tồn tại khách quan và vận động theo những quy luật tự nhiên. Vì vậy bảo tồn TNR, những tác động của con người phải phù hợp với quy luật tự nhiên và giảm thiểu những tác động bất lợi tới nó.
2.3.1.2. Quan điểm sinh thái – nhân văn
Các hoạt động kinh tế xã hội (KTXH) trong cộng đồng hay trong mỗi hộ gia đình (HGĐ) đều rất đa dạng và phong phú. Nó phản ánh đặc điểm sinh thái và mối quan hệ KTXH. Điều này chỉ ra rằng các hoạt động trong cộng đồng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố và có một yếu tố nào đó giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng này vào thời điểm này nhưng lại không phải quan trọng trong thời điểm khác hoặc trong cộng đồng khác. Quan hệ giữa tác động bất lợi của cộng đồng đến TNR và phát triển KT-XH địa phương bảo tồn TNR là quan hệ có xu hướng nghịch. Sự tác động bất lợi của người dân địa phương vào TNR đều có cơ sở sinh thái và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố KT-XH.
Các yếu tố vật lý, sinh học được chia làm 2 loại: những yếu tố không thể kiểm soát được như khí hậu, thủy văn, địa hình…và những yếu tố có thể kiểm soát được hoặc hạn chế được như xói mòn, lũ lụt, sâu bệnh, lửa rừng, hạn hán… Các yếu tố kinh tế như sinh kế, mức sống người dân địa phương, nhu cầu thi trường. Những yếu tố này rất có ý nghĩa đối với sự tác động của người dân địa phương tới TNR.
Các yếu tố về thể chế, chính sách, tổ chức cộng đồng…ảnh hưởng gián tiếp tới những tác động của người dân địa phương đến TNR. Tập quán, sự nhận thức hay ở mức cao hơn nữa là văn hóa của các cộng đồng. Mọi tác
động của các yếu tố khác đều có thể làm thay đổi thái độ và nhận thức của cộng đồng. Bất kỳ một giải pháp nào giảm thiểu những tác động bất lợi tới TNR, bảo tồn và phát triển bền vững TNR đều phải dựa trên cơ sở sinh thái và đảm bảo được các yếu tố về kinh tế và xã hội của người dân địa phương.
2.3.1.3 Quan điểm bảo tồn – phát triển
Theo Gilmour D.A và Nguyễn Văn Sản (1999), quan điểm bảo tồn và phát triển là để liên kết bảo tồn tài nguyên và những nhu cầu phát triển địa phương, bao gồm 3 thành phần chính (cách tiếp cận) như sau:
- Thứ nhất là, nếu nhu cầu phát triển cộng đồng tại địa phương đó có
thể được đáp ứng bởi các nguồn thay thế khác thì ảnh hưởng của nó lên tài nguyên sẽ được giảm bớt và tài nguyên được bảo tồn: cách tiếp cận các giải pháp thay thế sinh kế.
- Thứ hai là, nếu cộng đồng rất khó khăn về mặt kinh tế, không thể nào
quan tâm đến việc bảo tồn được vì những nhu cầ thiết yếu của cuộc sống vẫn còn chưa được đáp ứng thì trước hết cần phải nỗ lực cải thiện nền KTXH của họ dù tốt để họ có thể quan tâm hơn đến việc BTTN: cách tiếp cận phát triển kinh tế.
Thứ ba là, cộng đồng địa phương đó cũng đồng ý với việc BTTN tài
nguyên nếu như họ có thể được tham gia một cách tích cực vào việc quy hoạch và quản lý sử dụng tài nguyên được chia sẻ lợi nhuận từ tài nguyên đó. Theo cách này, tài nguyên có thể được bảo tồn thông qua việc sử dụng và khai thác tài nguyên một cách hợp lý và bền vững: Cách tiếp cận tham gia quy hoạch.
2.3.1.4 .Tiếp cận có sự tham gia trong nghiên cứu
Sự tham gia được định nghĩa như là một quá trình, thông qua đó các chủ thể cùng tác động và chia sẻ những sáng kiến phát triển và cùng quyết định. Điều quan trọng là người dân địa phương có khả năng trao đổi các triển
vọng của họ về TNR với các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và ngược lại, các cơ quan này có thể hiểu và đáp ứng các triển vọng được nêu ra.
Năm 1996, Hosley đưa ra 7 mức độ của sự tham gia từ thấp đến cao, đó là: tham gia có tính chất vận động, tham gia bị động, tham gia qua hình thức tư vấn, tham gia vì mục tiêu được hưởng các hỗ trợ vật tư từ bên ngoài, tham gia theo chức năng, tham gia hỗ trợ, tự huy động và tổ chức.
Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận cùng tham gia được áp dụng. Trong đó người dân địa phương tham gia ở mức độ 3, tức là tham gia qua hình thức tư vấn, cung cấp thông tin. Các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) được sử dụng để thu thập thông tin cho nghiên cứu. Các phương pháp này giúp thu thập được các thông tin và phân tích của chính người dân địa phương, nên thông tin có thể được sử dụng cho nhiều nhu cầu của địa phương như sự ủng hộ về quyền sử dụng TNR, các giải pháp giải quyết xung đột.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Thu thập các tài liệu thứ cấp
- Kế thừa các tài liệu liên quan đến nghiên cứu được thu thập tại địa phương như: Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, diện tích ranh giới, khí hậu thổ nhưỡng, điều kiện dân sinh, KTXH, đặc điểm tài nguyên rừng. Tham khảo các báo cáo về công tác QLBVR của Hạt Kiểm lâm, huyện, tỉnh, các luật pháp, chính sách liên quan.
- Phương pháp thu thập tài liệu:
+ Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết để có thể thu thập theo từng nội dung địa điểm cơ quan cung cấp thông tin;
+ Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin; + Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp;
2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRA)
- Địa điểm nghiên cứu: Chọn điểm nghiên cứu là công việc được thực
hiện khi điều tra thu thấp số liệu. Nguyên tắc của chọn điểm nghiên cứu là đại diện cho khu vực nghiên cứu. Vì vậy, để kết quả nghiên cứu được khách quan, đề tài chọn địa điểm nghiên cứu tại 2 xã: Phúc Khoa, Trung Đồng với các tiêu trí cụ thể về; vị trí địa lý, thành phần dân tộc, địa hình và các hoạt động quản lý bảo vệ rừng đã và đang được triển khai thường xuyên.
+ Ở mỗi xã chọn 03 thôn, bản để nghiên cứu.
+ Tiêu chí chọn hộ gia đình để phỏng vấn: các hộ gia đình là đại diện các dân tộc, các hộ được phỏng vấn ở các mức tiêu chí giàu nghèo khác nhau (tiêu chí địa phương). Ở mỗi thôn, bản chọn 20 hộ để phỏng vấn, với tổng số 120 hộ được điều tra trên xã Phúc Khoa và xã Trung Đồng.
- Thu thập thông tin và số liệu điều tra hiện trường:Sử dụng các công cụ PRA để thu thập các thông tin và số liệu:
+ Phỏng vấn các thôn, bản của các cộng đồng nghiên cứu: Công cụ này được thực hiên đầu tiên khi tới các thôn, bản nhằm tìm hiểu tình hình chung về KT-XH của thôn, bản như: dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, các hỗ trợ từ bên ngoài, các hình thức sử dụng tài nguyên rừng…
+ Phân loại HGĐ: đây là công cụ nhằm đánh giá tình hình kinh tế HGĐ. Kết quả phân loại làm cơ sở cho việc phỏng vấn HGĐ để thuận lợi cho việc đánh giá, giám sát và ảnh hưởng của các nhóm hộ đến TNR. Cơ sở để phân loại hộ: Giàu, nghèo là một khái niệm tương đối và rất khác nhau ở từng cộng đồng. Cơ sở phân loại chủ yếu dựa trên sự hiểu biết, quan sát thực tế giữa người dân trong cộng đồng. (Kế thừa, số liệu các địa phương đã phân loại)
+ Phỏng vấn HGĐ: Bảng phỏng vấn được chuẩn bị (phụ biểu). Trong đó: số hộ được phỏng vấn trong dự kiến khoảng 60 HGĐ/1 xã với đầy đủ các nhóm hộ khá, trung bình, nghèo và có ở tất cả các thành phần dân tộc trong thôn, xã đó. Nội dung phỏng vấn là các vấn đề liên quan đến các nguồn thu
nhập, sinh kế của cộng đồng địa phương, các hình thức và nguyên nhân tác động của cộng đồng vào TNR, đồng thời cũng tìm hiểu các giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển do chính cộng đồng đưa ra.
+ Thảo luận nhóm: Phương pháp này được thực hiện sau khi thực hiện công cụ phỏng vấn HGĐ. Các cuộc thảo luận được tiến hành dựa trên khung thảo luận chuẩn bị sẵn. Nhóm thảo luận khoảng 5-7 người, gồm đại diện các hộ nhóm HGĐ, lãnh đạo thôn, đoàn thể. Thảo luận nhóm nhằm bổ sung và thống nhất về các hình thức mức độ tác động của người dân vào rừng và đất rừng của vùng đệm, các nguyên nhân của sự tác động đó. Những khó khăn và khuyến nghị của cộng đồng trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Tiến hành thảo luận nhóm về các chủ đề: Các hình thức tác động, nguyên nhân tác động và giải pháp khắc phục.
- Phân tích tổ chức: Dùng sơ đồ Veen để phân tích, xác định các tổ chức tồn tại trong cộng đồng, xác định chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, đánh giá tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của các tổ chức tới việc quản lý, bảo vệ và sử dụng TNR.
- Phỏng vấn cán bộ Hạt kiểm lâm, cán bộ xã (Đại diện các tổ chức) nhằm kiểm tra chéo thông tin từ các thôn điểm và thu thập thêm số liệu.
2.3.2.3. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu
Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn được xử lý và phân tích bằng phương pháp mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh, định tính và định lượng theo từng nội dung nghiên cứu, để đánh giá được kết quả, tồn tại trong quản lý bảo vệ rừng cũng như đề xuất các giải pháp đề xuất từ các đối tượng điều tra trong quản lý rừng tại vùng đệm VQG Hoàng Liên tại huyện Tân Uyên.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm Tài nguyên rừng vùng đệm VQG Hoàng Liên tại Tân Uyên VQG Hoàng Liên tại Tân Uyên
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Vườn Quốc gia Hoàng liên
Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên được thành lập theo Quyết định 194/CT ngày 09/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, với diện tích ban đầu là 5.000ha. Năm 1994 diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên được mở rộng lên 29.845 ha và trong năm 1994, Ban quản lý Khu bảo tồn