TT Loại lâm sản Thời điểm khai thác Mức độ khai thác Mục đích sử dụng (%) Phục vụ nhu cầu của hộ gia đình Bán 1 Gỗ Quanh năm 2 60 40
2 Củi Quanh năm 2 80 20
3 Tre nứa Quanh năm 2 40 60
4 Dược liệu Quanh năm 2 20 80
5 Măng Tháng 10 -12 3 20 80
6 Rau rừng Quanh năm 3 80 20
7 Mật ong Tháng 2-5 2 20 80
8 Mây Tháng 4-8 2 40 60
9 Lá thuốc tắm Quanh năm 2 40 60
10 Động vật rừng Quanh năm 1 40 60
11 Cây cảnh Tháng 10-12 2 20 80
(Ghi chú:Mức độ khai thác: 1 Rất ít, 2 ít, 3 Trung bình, 4 nhiều, 5 rất nhiều)
Qua bảng 3.8 ta thấy: Mặc dù đã có những quy định cụ thể theo 186/2006/QĐ- TTg tuy nhiên người dân vẫn vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt khai thác lâm sản. những loại lâm sản khai thác là lâm sản phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày tuy nhiên mức độ khai thác đều dưới mức trung bình.
Các loại lâm sản như củi, rau rừng khai thác với mức độ trung bình. Về mục đích sử dụng ngoài một số lâm sản chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của hộ còn được đưa ra trao đổi mua bán để bù đắp thu nhập. Điều này chứng tỏ thu
nhập của người dân từ các hoạt động nông nghiệp hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu vì vậy trong tương lai cần có những chương trình, hoạt động đa dạng hóa nguồn thu nhập, giảm bớt sự phụ thuộc vào lâm sản của người dân.
b. Phân khu phục hồi sinh thái
Phân khu phục hồi sinh thái được quy hoạch với tổng diện tích là 12.882 ha, chiếm 43,16% diện Vườn Quốc Gia; Trong đó diện tích đất có rừng: 4.699ha chiếm 36,47%; đất không có rừng: 6.320,1ha chiếm 49,06%; đất khác: 1.862,9ha chiếm 14,46% diện tích phân khu.Trong phân khu phục hồi sinh thái còn một số diện tích rừng nguyên sinh, ngoài ra có diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy, diện tích nương rẫy, lúa nước và đất ở của một số hộ dân cư sinh sống. Diện tích nương rẫy (ngô, sắn, lúa) thường bám vào rừng phục hồi, đây là mối đe doạ dễ gây cháy rừng khi dọn nương. Nương Thảo quả nằm rải rác và ở độ cao từ 1300m trở lên, thường dưới tán các cây lớn của rừng già nên rất khó quản lý;
*Chức năng
Phân khu phục hồi sinh thái đã bị tác động mạnh chủ yếu do các hoạt động khai thác và chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp. Phương thức quản lý của phân khu này là khoanh nuôi bảo vệ và xúc tiến tái sinh. Sử dụng tài nguyên rừng bền vững cần được tiến hành nghiên cứu và triển khai đối với phân khu này. Để đạt được mục tiêu này, các hoạt động gây cản trở quá trình tái sinh tự nhiên phải được kiểm soát ngăn chặn. Bên cạnh đó, các hoạt động xâm phạm đe doạ tới giá trị ĐDSH cũng cần có các giải pháp quản lý thích hợp.
*Phương thức quản lý
Dựa theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg của Chính phủ và được chi tiết cụ thể ở bảng 3.9 dưới đây: