Phương thức quản lý đối với phân khu phục hồi sinh thái

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng tại vùng đệm vườn quốc gia hoàng liên thuộc huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 56)

Các hoạt động Hình thức quản lý Thời hạn

Khai thác gỗ Nghiêm cấm Lâu dài

Săn bắn, bẫy bắt động vật rừng

bằng mọi hình thức Cấm nghiêm ngặt Lâu dài

Phá rừng làm nương rẫy Cấm nghiêm ngặt Lâu dài

Chăn thả gia súc Cấm nghiêm ngặt Lâu dài

Đốt than củi Cấm nghiêm ngặt Lâu dài Đánh bắt cá, ếch nhái Cấm nghiêm ngặt Lâu dài Trồng rừng bằng cây ngoại lai Cấm nghiêm ngặt Lâu dài Xây dựng đường Hạn chế có quy định Điều chỉnh 5 năm/lần Xây dựng các công trình công

cộng Hạn chế có quy định

Điều chỉnh 5 năm/lần Đốt lửa Hạn chế có quy định Điều chỉnh 5 năm/lần Khai thác song mây Hạn chế có quy định Điều chỉnh 5 năm/lần Khai thác cây làm thuốc Hạn chế có quy định Điều chỉnh 5

năm/lần Khai thác cây cảnh Hạn chế có quy định Điều chỉnh 5 năm/lần Lấy mật ong Hạn chế có quy định Điều chỉnh 5 năm/lần Lấy củi Hạn chế có quy định Điều chỉnh 5 năm/lần Lấy măng Hạn chế có quy định Điều chỉnh 5 năm/lần Quy hoạch sử dụng đất chi tiết Ưu tiên đầu tư Thực hiện ngay Du lịch Hạn chế có quy định Điều chỉnh 5 năm/lần Trồng rừng bằng cây bản địa Khuyến khích và đầu tư Trong 5 năm Khoanh nuôi bảo vệ tái sinh tự

nhiên Khuyến khích và đầu tư Trong 5 năm

Hợp đồng khoán bảo vệ rừng Khuyến khích và đầu tư Trong 5 năm Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh Khuyến khích và đầu tư Trong 5 năm

c. Phân khu hành chính, dịch vụ

Phân khu hành chính dịch vụ thuộc địa phận Thị xã Sa Pa, nằm giáp với phân khu phục hồi sinh thái, với dịên tích là 70ha, là nơi xây dựng cơ sở

hạ tầng của Ban quản lý Vườn Quốc Gia, Trung tâm cứu hộ động thực vật và các dịch vụ khác phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển bảo tồn đa dạng động thực vật quý hiếm của Vườn Quốc Gia Hoàng Liên.

*Chức năng nhiệm vụ

Là nơi để xây dựng cơ sở hạ tầng văn phòng làm việc, nơi giao dịch công tác, tổ chức chỉ đạo, quản lý khu bảo tồn thiên nhiên của Ban quản lý trên các phương diện: Quản lý, bảo vệ rừng; Đầu tư xây dựng; Nghiên cứu khoa học, tham quan học tập; Tổ chức xây dựng phát triển phục hồi các hệ sinh thái rừng với các tổ chức, cá nhân và các cộng đồng. Ngoài ra, trong phân khu hành chính dịch vụ có các chương trình nghiên cứu thử nghiệm gây trồng các loài cây có giá trị quý hiếm để đưa lại trồng vào các hệ sinh thái trong khu Vườn Quốc Gia, là nơi ươm các cây để làm nhiệm vụ phục hồi hệ sinh thái. Bên cạnh các loài thực vật phân khu hành chính dịch vụ còn là nơi cứu hộ các loài động vật hoang dã quý hiếm, bồi dưỡng gây nuôi đủ sức khoẻ để trả lại vào rừng.

*Biện pháp quản lý

-Các hoạt động ở phân khu hành chính dịch vụ mục tiêu bảo vệ và giữ gìn hệ sinh thái rừng trong Vườn Quốc Gia.

-Phân khu hành chính dịch vụ còn là nơi cùng với chính quyền địa phương tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho các cộng đồng và người dân tham gia vào công tác bảo vệ phát triển rừng Vườn Quốc Gia.

3.2.2. Cng đồng người dân vùng đệm tham gia qun lý rng

3.2.2.1. Các tổ chức cộng đồng có liên quan đến quản lý rừng ở địa phương:

(a) Các tổ chức cộng đồng truyền thống:

-Cộng đồng làng bản: Cộng đồng dân tộc trong xã được chia thành các bản làng riêng biệt và hoạt động theo những luật tục riêng đứng đầu tổ chức làng bản là già làng. Tổ chức làng bản ở địa phương mang tính chất của tổ chức xã hội có tính bền vững cao. Nó được hình thành một cách tự nhiên do nhu cầu tồn tại của mỗi thành viên và cả cộng đồng.

-Cộng đồng dòng họ: Dòng họ là tập hợp các gia đình nhỏ cùng chung nguồn gốc, liên kết với nhau bởi luật tục chung và chịu sự quản lý chung của dòng họ. Trong mỗi dòng họ đều có một trưởng họ là người đại diện cho dòng họ chăm lo tổ chức các công việc chung của dòng họ như: Truyền thống văn hoá, lễ tết, học tập,…

-Cộng đồng gia đình: Cá nhân và hộ gia đình là thành phần trực tiếp tham gia và sử dụng tài nguyên rừng như: Nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, làm giàu rừng, tu bổ rừng, khai thác gỗ, thu hái và chế biến lâm sản ngoài gỗ, trực tiếp tham gia xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng, cơ chế hưởng lợi từ rừng, tham gia quản lý bảo vệ rừng,… Đây là đối tượng chính để vận động, tuyên truyền, giáo dục cũng như là thành viên trực tiếp tham gia công tác quản lý rừng và phát triển tài nguyên rừng.

(b) Các tổ chức cộng đồng mới:

-Tổ chức Đảng: Lãnh đạo và chỉ đạo nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng và đề xuất các giải pháp cho phát triển kinh tế xã hội trong xã.

-Ban lâm nghiệp xã: Xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng rừng và đất rừng, kiểm tra đôn đốc kết quả thực hiện sản xuất lâm nghiệp của xã. Tuyên truyền về luật Bảo vệ và phát triển rừng.

-Ban địa chính xã: Quy hoạch đất đai xác định ranh giới các loại rừng, đất rừng, đất nông lâm nghiệp trong xã và ranh giới đất giữa các hộ gia đình.

-Khuyến nông, khuyến lâm xã: Tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới để phổ biến cho nông dân, hỗ trợ hạt giống, cây con cho quá trình sản xuất của người dân.

-Đoàn thanh niên: Tuyên truyền vận động, giáo dục thanh thiếu niên tham gia các hoạt động của địa phương.

-Hội cựu chiến binh: Động viên, khuyến khích nhân dân tham gia sản xuất lâm nghiệp.

-Hội nông dân: Trao đổi kinh nghiệm, gây quỹ hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp, tạo điều kiện cho các gia đình khó khăn phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, bảo lãnh cho nông dân phát triển sản xuất.

-Hội phụ nữ: Gây quỹ, hỗ trợ các gia đình và chị em phụ nữ gặp khó khăn, vận động mọi người giữ nếp sống vệ sinh, sinh đẻ có kế hoạch, giúp đỡ chị em trong chăn nuôi, sản xuất nông lâm nghiệp.

Phân tích đặc điểm của tổ chức và luật lệ cộng đồng ở địa phương cho phép đi đến một số nhận định như sau:

-Cộng đồng truyền thống ở địa phương là cộng đồng khai thác tài nguyên. Mọi thành viên của một gia đình, một dòng họ hay của làng bản thường gắn kết với nhau trong các hoạt động khai thác tài nguyên như săn bắn, phát rừng làm nương, đổi công trồng lúa và thu hoạch,… các cộng đồng này không hướng vào bảo vệ và phát triển tài nguyên. Họ thường không có quy định và không lôi cuốn nhau vào hoạt động bảo vệ rừng, bảo vệ đất, hay giữ động vật rừng cho sinh sản để săn bắn lâu dài. Họ chưa phải là cộng đồng trong bảo tồn và phát triển tài nguyên.

-Các tổ chức mới cộng đồng ở địa phương do chính quyền thành lập. Các cộng đồng này được hình thành theo chủ trương của Nhà nước, được chính quyền địa phương tổ chức nên theo những quy định chung.

-Luật lệ cộng đồng mới chủ yếu hướng vào việc ngăn cấm sử dụng tài nguyên. Phần lớn các luật lệ cộng đồng mới là cấm làm nương ở chỗ này hay chỗ khác, cấm đốt lửa làm cháy rừng, cấm săn bắn các loài thú quý hiếm, cấm trồng thuốc phiện, cấm khai thác gỗ,…

-Cộng đồng mới mang tính hình thức nhiều hơn, việc sinh hoạt của tổ chức cộng đồng không thường xuyên, gắn kết của các thành viên cộng đồng không chặt chẽ. Những quy định ngăn cấm thiếu hiệu lực, thiếu một cơ chế chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực thi và giám sát thực thi các luật lệ của cộng đồng.

-Cộng đồng mới chưa có hiệu quả rõ rệt trong quản lý tài nguyên do thiếu tổ chức và luật lệ do cộng đồng xây dựng.

3.2.2.2. Vai trò của cộng đồng trong quản lý rừng:

(a) Vai trò của các cấp chính quyền:

-Vai trò của chính quyền xã: Xã là đơn vị hành chính cơ sở quan hệ trực tiếp với người dân. Giữa chính quyền xã với người dân không chỉ có mối quan hệ hành chính mà còn có quan hệ gia tộc, xóm làng, những tập quán tốt đẹp cũng như một số tập quán lạc hậu. Là trung tâm của các mối quan hệ giữa cộng đồng và các bên liên quan trong quản lý rừng cộng đồng. Chỉ đạo quản lý rừng cộng đồng ở cấp thôn đáp ứng các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên của VQG, đồng thời bảo đảm mục tiêu phát triển cộng đồng thôn bản. Giám sát, đánh giá hoạt động quản lý rừng cộng đồng thôn, bản trên địa bàn xã. Phối hợp các hoạt động quản lý tài nguyên của VQG với các xã ráp ranh và giải quyết mâu thuẫn giữa các cộng đồng. Nhìn chung chính quyền địa phương chưa thể hiện được hết vai trò của Nhà nước trong kiểm soát các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên. Hiện nay, rừng vẫn tiếp tục bị phá, thú rừng vẫn bị săn bắn, chưa có những biện pháp xử lý triệt để những trường hợp vi phạm Luật BV&PTR.

-Vai trò của chính quyền thôn: Là đơn vị cơ sở đại diện cho chính quyền Nhà nước tại cộng đồng, có quyền điều hành các hoạt động và xử lý các vụ vi phạm pháp luật trên địa bàn theo quy định. Có thể huy động sức mạnh của nhân dân, các hộ gia đình tham gia trong công tác quản lý tài nguyên rừng.Là trung gian quan hệ với cơ quan nhà nước, các thôn bản bên cạnh.

(b).Vai trò của các tổ chức Đoàn thể:

Các tổ chức quần chúng như Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi, Nhóm sở thích,… được hình thành với những mục tiêu và nội dung hoạt động phong phú, gắn liền với việc quản lý tài nguyên thiên nhiên ở các cộng đồng có vai trò cụ thể sau: Tuyên truyền vận

động người dân, các hộ gia đình nâng cao nhận thức về ĐDSH và vận động họ tham gia các hoạt động quản lý tài nguyên rừng. Có năng lực trực tiếp tham gia hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên. Có năng lực đánh giá giám sát các hoạt động của cộng đồng nói chung và quản lý rừng cộng đồng nói riêng. Việc lôi kéo các tổ chức này tham gia vào các hoạt động nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên ĐDSH cũng như trong phòng chống thiên tai là rất cần thiết. Các thành viên của từng tổ chức sẽ đóng vai trò tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên. Những cuộc thảo luận đều cho thấy để thúc đẩy sự tham gia quản lý tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng cần tổ chức, kiện toàn lại các đoàn thể, hội trong thôn, bản, xây dựng lại các quy ước cộng đồng về nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức quần chúng để thu hút sự tham gia của các thành viên. Trước mắt với những khu rừng, đất rừng,… ở xa khu dân cư không giao được cho các hộ gia đình thì có thể giao trực tiếp cho các tổ chức cộng đồng để tài nguyên thiên nhiên (rừng, đất rừng, nước, cây,…) là có chủ, đảm bảo hạn chế tới mức thấp nhất các hoạt động khai thác tài nguyên.

(c) Vai trò của già làng, trưởng thôn (bản):

Trong tổ chức cộng đồng dân tộc của xã mỗi thôn (bản) đều có một trưởng thôn (do dân bầu) và một già làng (chủ làng, Thủ lĩnh của thôn bản), (trừ những thôn mới định cư thường không có già làng). Đây là người có nhiều uy tín, hiểu biết lịch sử và các phong tục tập quán của bản làng, hùng biện và được số đông dân làng kính trọng. Già làng cũng phải xuất thân từ gia đình thuộc loại khá giả, không nhất thiết phải là con cháu của người sáng lập ra bản làng.

Qua khảo sát cho thấy Trưởng thôn có trình độ văn hoá cao hơn so với Già làng, độ tuổi trẻ hơn. Già làng có trách nhiệm với thôn bản về các công việc của cộng đồng nhưng không có quyền lợi gì về kinh tế trực tiếp từ địa vị này. Người dân trong thôn coi già làng như chỗ dựa tinh thần của họ và tầm

quan trọng của vị trí này thể hiện ở những trách nhiệm như: Tham gia đầy đủ các cuộc họp của thôn: Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước. Duy trì sự đoàn kết trong nội bộ thôn bản. Bảo vệ văn hoá truyền thống. Giải quyết các trường hợp vi phạm quy định của cộng đồng theo luật tục. Tổ chức và chỉ đạo tất cả hoạt động của cộng đồng như việc dời làng, lễ hội, thờ cúng. Trưởng thôn cùng già làng, các trưởng họ tộc thường đóng vai trò trọng tài xử phạt các vụ vi phạm hương ước, động viên các thành viên thực hiện các hương ước.

(d) Vai trò của dòng họ:

Vai trò của dòng họ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý tài nguyên rừng. Dòng họ là tập hợp các gia đình nhỏ cùng chung nguồn gốc, liên kết với nhau bởi luật tục chung và chịu sự quản lý chung của dòng họ. Trưởng họ thường tập chung đại diện các hộ gia đình trong họ 2 lần/năm vào dịp tết và tháng 7 âm lịch để bàn bạc công việc của họ, dạy dỗ con cái, nương tựa nhau. Họ hỗ trợ nhau bảo vệ khỏi những tác động bất thường của thiên nhiên, của kẻ xấu,… họ thường tự chế tạo các dụng cụ sản xuất, súng và bẫy săn bắn, thu hái và chế biến dược liệu,… Ngoài ra, nếu một ai đó trong dòng họ bị chính quyền địa phương sử phạt thì dòng họ cũng sử phạt.

Những người trong một dòng họ thường động viên và giám sát nhau thực hiện những cam kết nhiều hơn là thực hiện các luật pháp và chính sách. Nếu động viên họ xây dựng được những cam kết phù hợp với các chính sách và luật pháp Nhà nước sẽ đảm bảo phát huy một cách hiệu quả nhất vai trò của dòng họ vào quản lý tài nguyên thiên nhiên ở địa phương.

(e) Vai trò của cá nhân và hộ gia đình trong QLBV tài nguyên rừng: Cá nhân và hộ gia đình là thành phần trực tiếp tham gia vào sử dụng tài nguyên rừng như: Nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, làm giàu rừng, tu bổ rừng, khai thác gỗ, thu hái và chế biến, tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ, trực tiếp tham gia xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng, cơ chế hưởng lợi từ rừng,

tham gia quản lý bảo vệ rừng,… Đây là đối tượng chính để vận động, tuyên truyền, giáo dục cũng như là thành viên trực tiếp tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển tài nguyên rừng. Đặc điểm sản xuất tự cung tự cấp đã làm cho tính độc lập trong sử dụng đất của họ cao hơn so với các hộ gia đình vùng thấp. Làm giảm vai trò của cộng đồng trong quản lý rừng. Vì vậy, để tăng cường vai trò của cộng đồng trong hoạt động quản lý rừng cần phát triển các chương trình tạo mối liên kết giữa họ với cộng đồng như phát triển sản xuất hàng hoá, phát triển các chương trình phòng chống thiên tai và rủi ro, phát triển các dịch vụ cộng đồng,…

3.2.2.3. Những yếu tố thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quản lý tài nguyên rừng ởđịa phương:

- Chính sách về hưởng lợi từ quản lý rừng và đất rừng của Nhà nước: Những yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài nguyên quan trọng là chính sách sở hữu tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây các chính sách giao khoán rừng và đất lâm nghiệp đã tạo ra động lực mạnh mẽ, giúp người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp, tham gia bảo vệ phát triển rừng, hỗ trợ cho người dân về vốn, kỹ thuật,… tăng cường nguồn lực để sản xuất nâng cao đời sống và dân trí, đồng thời tạo nên những liên kết giữa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rừng tại vùng đệm vườn quốc gia hoàng liên thuộc huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)